CHINOISERIE
Một số ưu điểm thì như thế nhưng có những điều vừa tức cười vừa vô lý của xã hội Trung Hoa mà người ngoại quốc khó có thể hiểu. Đầu tiên là sự tương phản giữa tiến bộ và lạc hậu.
Ngay giữa những đại lộ lớn ở Bắc Kinh chạy dài theo những tòa nhà tối tân, bề thế, giữa giòng xe cộ chạy ào ào, có những công nhân thành phố gò lưng đạp xe kéo theo một thùng chứa nước dung tích chắc chỉ bằng một gánh nước để xịt hai bên đường cho đỡ bụi.
Cũng trên những đại lộ này, thỉnh thoảng lại thấy một công nhân đạp xe đi lượm rác trên mặt đường bằng một que dài có đầu móc rồi bỏ rác vào một thùng tôn đặt trên “poọc ba ga”. Nhiều nhà vệ sinh công cộng không có giấy vệ sinh.
Dân Tầu vốn khôn ngoan, cần cù và có vẻ nhịn nhục. Tôi không thấy họ chửi nhau, đánh nhau ngoài đường nhưng họ rất vô trật tự, bất lịch sự và không tôn trọng người khác. Nói chuyện điện thoại thì lớn tiếng giống như chửi lộn dù ngay chỗ công cộng. Chen lấn, nhảy hàng không một lời xin lỗi là chuyện bình thường. Khạc nhổ bất cứ chỗ nào là thói quen vẫn tồn tại. Diện complet, cà vạt nhưng vẫn tỉnh bơ há miệng ngáp thành tiếng đến sái quai hàm ngay giữa chỗ đông người.
Lái xe thì không ai nhường ai, không ai tôn trọng đường ưu tiên của ai. Muốn đổi lằn hay vượt xe khác chỉ cần chen được một bánh vào đường của người ta rồi tống ga, mặc người bị chèn phải nhường đường và bấm kèn inh ỏi. Những tài xế taxi và xe công cộng, kể cả xe buýt hai tầng chở du khách, là những kẻ hung hãn và liều mạng nhất. Trong số những “anh hùng tay bánh” này có rất nhiều tài xế phụ nữ. Họ cũng lái xe như cao bồi Texas cưỡi ngựa, không kém gì phái nam. Thế mà tai nạn lại ít xảy ra. Các tài xế chỉ báo hiệu cho nhau và chửi nhau bằng kèn xe, không cãi lộn bằng mồm. Gặp chỗ dành cho người đi bộ chớ ung dung bước vào mà mất mạng.
Chúng tôi đã thấy ở Thượng Hải xe hơi đi ngược chiều, xe đủ loại vượt đèn đỏ, chạy náo loạn đủ hướng, vậy mà vẫn không đụng nhau. Cảnh sát đứng gần đó coi như không có chuyện gì xảy ra. Họ chỉ chụp hình những xe đậu ẩu để làm giấy phạt. Các công ty ngoại quốc rất có lý khi cấm nhân viên “expats” của họ lái xe tại Trung Quốc.
Điều đáng ghi nhận tiếp theo là dân Tầu sống rất luộm thuộm và có vẻ thiếu vệ sinh. Tại những khu sinh sống hay buôn bán giữa người Tầu với nhau, người ta thấy cảnh phơi quần áo, phơi vỏ bưởi, vỏ quýt làm thuốc ngay trước cửa nhà và trên lề đường bụi bặm. Hàng quán bầy biện rất lộn xộn, thiếu ngăn nắp và thẩm mỹ. Chủ tiệm mặc áo thung, quần xà lỏn, ngồi ghế đẩu ăn tô mì nhồm nhoàm trong khi vẫn mặc cả với khách hàng.
Đi qua những khu này, mũi du khách được thưởng thức mùi ẩm mốc, mùi thuốc bắc, mùi thức ăn, đặc biệt mùi khăm khẳm của món đậu hũ chua chiên bằng dầu cũ. Phải kể thêm mùi của những bao rác để trước cửa nhà. Tất cả những cảnh và mùi vị này là đặc trưng của đời sống Tầu mà một phần phiên bản đã có mặt tại những China Town ở Chợ Lớn, New York, San Francisco, Vancouver, Toronto, Paris…
Người Pháp dùng tiếng “chinoiserie” để gọi sự luộm thuộm, lộn xộn, vô trật tự, chắc do lấy cảm hứng từ cách sống của người Tầu.
LÀM ĂN GIAN DỐI
Trung Quốc đã ký đủ thứ thỏa ước quốc tế bảo vệ tác quyền (copyright) nhưng chính phủ để mặc dân Tầu muốn làm giả cái gì tùy ý. Bạn có thể tìm được xách tay Vuitton hay đồng hồ Omega giả giống tới 99% hàng thật. Bạn có thể mua kính mát ic! berlin của Đức sản xuất tại Tầu với giá chỉ bằng một phần năm giá chính thức. Phẩm chất chưa thể biết nhưng hình thức và vật liệu giống y chang, kể cả gọng kính bằng thép nhẹ titanium chuyên dùng để làm cánh máy bay.
Như vậy việc làm hàng giả không phải là tiểu công nghệ, mà là một kỹ nghệ được điều hành bởi những kỹ thuật gia có chuyên môn cao.
Khỏi cần tốn công tốn của vẽ kiểu, nghiên cứu kỹ thuật và tìm kiếm vật liệu, chỉ cần “cóp pi” của người khác từ A đến Z, dùng nhân công rẻ sản xuất, thế là người Tầu đã cướp trên tay các công ty nổi tiếng quốc tế hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm. Đây là một hình thức ăn cắp trắng trợn. Dùng chữ gian dối còn qúa nhẹ.
Tôi không lấy làm lạ khi đọc tin chính phủ Trung Quốc cũng thường đánh cắp bản quyền của các quốc gia khác, như sản xuất võ khí theo mẫu của Nga, chế tạo nhiều loại phản lực cơ nhái theo máy bay Mig, mua trước rồi học lóm sau hệ thống xe lửa cao tốc của Pháp và Nhật.
Mới đây vì học bài chưa thuộc nên tầu cao tốc Trung Quốc chết máy giữa cầu bắc qua sông, hệ thống liên lạc chưa đạt chuẩn nên không kịp thông báo cho chuyến tầu khác đang chạy tới, khiến hai tầu đụng nhau, giết oan hang trăm hành khách. Tham vọng phát triển hệ thống xe lửa cao tốc phải đình trệ. Mỹ hiện chưa bán võ khí cho Tầu, dù Tầu rất muốn mua, với lý do Quốc Hội chưa bỏ lệnh cấm vận. Sự thật có thể là Mỹ sợ Tầu sẽ ăn cắp mẫu mã võ khí Mỹ rồi sản xuất hàng loạt để vừa xài vừa bán rẻ. Chỉ cần giống 90% đã đủ mệt rồi.
Làm ăn buôn bán với người Tầu phiêu lưu lắm, không phải chỉ đối phó với những mưu mẹo và tính toán của thương trường, nhưng phải đương đầu với sự gian dối có dự tính, nếu không nói là với kế hoạch ăn cắp có dự mưu.
Thế giới biết vậy nhưng không thể cắt liên hệ kinh tế và thương mại với Tầu, chỉ vì Tầu là một nước có tới 1 tỷ 300 triệu người sản xuất và tiêu thụ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét