Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)

Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe: 
‘’Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ‘’.

Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay ...Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội. 

Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối :
’Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian’’. 


Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu ; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một đại tướng : Ðại tướng Văn Tiến Dũng, cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hốt cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế.

Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương 

Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật của đảng đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi...... đơn côi không người chăm sóc.

Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đại hội đổi mới của đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế mới lại được phép đi.... hót cứt và buôn... cứt.

Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điên dạy thế ! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch.

Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành.... cứt Việt Nam.

Không biết đại tướng đồng hương , ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui dịnh của UBND thành phố HàNội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).

Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết dịnh. Chống lại ư ?? Mất việc ngay.

Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên) Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Mỗi lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế :
- Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.
Anh đáp :
- Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?!
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất xét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận ‘’kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không ? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép.

Tại chợ cứt được chia làm bốn loại:

- Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình... nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).

- Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.

- Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng)

- Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.
Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài.

Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ?

Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi... Cho biết quê hương ta có những thứ.... mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật dưới Xấu Hơn Cứt Người...!!!


14 nhận xét:

Nặc danh nói...

Những năm 80 ở dốc Cầu Giấy, cạnh trường Cán bộ đội Tiếu niên TP mang tên LD cũng có chợ cứt. Từ 3-4g sáng đã mua bán tấp nập. Hàng loạt xe thồ gắn 2 sọt xếp hàng 2 bên đường. Thấy mấy chuyên gia lượt lờ thăm dò giá cả và chất lượng. Tận mắt chứng kiến có thằng thọc tay vào sọt, móc lên 1 nắm, xòe ra rồi mồm la làng: "Này là cứt thật này. Cứt gì mà đen xì xì thế này? Mẹ bố thằng lừa, toàn đất trộn nhé".

Nặc danh nói...

Nghe nói ngày giỗ ông tổ ngành cứt, bà con lấy chuối tiêu về cho vào 2 sọt và giẫm nát thay cho cứt rồi thắp hương. Chả biết có phải?

Nặc danh nói...

Văn Tiến Huấn người bạntroik5 ,vốn rất thân với tôi ,nay đã la người thiên cổ,sinh thời hay nói tếu về nghề nhặt P của que hương mình.
Thiết nghĩ có gì mà xấu, đâu cũng là lao động cả.KC

Nặc danh nói...

Bác KC nói cũng phải. Đúng là chả có gì là xấu,đâu cũng là lao động cả, nhưng hình như mọi người nói đến chuyện này với ý bêu riếu nhiều hơn là cảm thông, chia sẻ. Chẳng biết bác KC sưu tầm và đăng bài này ở đây với mục đích gì nữa? Phổ biến kiến thức? Vui đùa?

Viên Thạch nói...

Hihihi... Đọc bài này hay quá trời. Đang mệt lử đử mà đọc đến đâu là tỉnh ra đến đấy ! Đúng là nghề này mới nên gọi là "duyên đến lạ" !

Nặc danh nói...

Tạo được niềm vui cho mọi người là quý. Cái gì bạn chưa biết mà ta mang đến cũng là quý.

Nặc danh nói...

Tôi đồng ý với bạn ND. Khi mà trên các báo chỉ đầy rẫy những thông tin về cướp, giết, hiếp, ăn mặc hở hang, cưỡng chế đất của dân oan... và khi mà khó tìm được những niềm vui lành mạnh hơn, nhân văn hơn thì hãy để mọi người được xả stress và có niềm vui từ những bài viết như thế này, dù có hơi độc ác.

TranKienQuoc nói...

Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và chia sẻ sự hiểu biết, lúc nào cũng rộn rã tiếng cười là tiêu chí của BT5 mà.

Nặc danh nói...

Bài "Làng Cổ Nhuế..." thuộc "Dòng Văn học hiện thực trần trụi", đọc gai hết người!!!
P.Trọng

Nặc danh nói...

Có lẽ BT5 nên thêm tiêu chí Văn hóa và nhân bản. Bài viết trên cứ như lột tr... người phụ nữ rồi ngắm và bình phẩm. Chẳng nên chút nào.

Viên Thạch nói...

Ôi. Cháu lại thấy bài viết này hay và bổ ích. Cùng một vấn đề, nhìn nhận theo cách của người viết ở đây thật thú vị. Cái tích cực hiện ra ở đây là lao động chân chính, không có sự ganh ghét, hãm hại nhau mà lại thấy rất rõ đặc trưng của ngành thương mại !

Nặc danh nói...

Khó nhỉ, mỗi người đọc có 1 suy nghĩ khác nhau. Nói vậy, đó cũng là những gì chưa biết, có chút hóm hỉnh, có chút đau sót...
Văn hóa, nhân bản thì quá cần nhưng nên chăng cũng cần những thông tin trái chiều?
BT5

Cún con nói...

Trước đây, tụi em thuộc lòng câu thơ này nói về Cổ Nhuế:
Thanh niên Cổ nhuế xin thề
chưa đầy hai sọt chưa về quê hương

Nặc danh nói...

However, in that location is a lack of data existed shortchanged
in that section, I'm locomoting to exhibit you the clandestine to having got a in truth big penis so you don't
have to feel deficient any longer. Yet, if you are searching for a
method that's good, that's constituted used by a lot of men all over many,
many hinder them from having shavers, correct? 3 Wearable comfortable, it is not a difficult concept to grasp to the reason why
men would desire a big penis than what they now have.

my homepage :: penis advantage penis advantage review penis advantage reviews penisadvantage penisadvantage review penisadvantage reviews