Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Trông người mà ngẫm đến ta (Huỳnh Văn Úc)

Cộng hòa Nam Phi nằm ở phía nam lục địa châu Phi, diện tích hơn một triệu cây số vuông, dân số hơn 46 triệu người, là quốc gia đa sắc tộc với các cộng đồng người da trắng, người da đen, người Ấn Độ và người lai. Thành phố lớn nhất nước là Johannesburg có diện tích 1.644 cây số vuông và dân số 3.225.000 người. Là nhà nước có hệ thống lưỡng viện gồm thượng viện 90 thành viên và hạ viện 400 thành viên. Chính phủ do hạ viện thành lập và người đứng đầu đảng đa số trong hạ viện là tổng thống. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma- người đứng đầu Đảng Đại hội dân tộc Phi ANC là người dân tộc Zulu năm nay 70 tuổi. Tục đa thê tạo nên một phần văn hóa của người Zulu, một nam giới có nhiều vợ được xem là hợp pháp. Vì vậy mà ông Jacob Zuma đã tổ chức đám cưới lần thứ sáu trong đời với cô Bongi Ngema vào hạ tuần tháng 4/2012 và mặc dù ở tuổi bảy mươi ông vẫn nhảy múa tưng bừng trong đám cưới. Sau đám cưới cô Bongi Ngema trở thành người vợ thứ tư của tổng thống. Sao lại là thứ tư? Thế còn hai người nữa đâu?  Một người li hôn, một người tự sát, vì vậy hiện nay ông Jacob Zuma có bốn người vợ và hai mươi mốt người con. Thật là hoành tráng!

 


Để ca ngợi sự hoành tráng đó của ông Jacob Zuma, họa sĩ Brett Murray đã sáng tác một bức tranh chân dung có tên là The Spear (Ngọn giáo), một tác phẩm được trưng bày trong triển lãm do Goodman Gallery tổ chức tại Johannesburg. Trong bức tranh này Tổng thống Jacob Zuma mặc áo bành, ngực ưỡn, tay phải đưa lên trong tư thế chỉ đường. Chỉ đường cho ai? Là tổng thống thì chỉ đường cho dân tộc chứ còn cho ai nữa. Cái hình ảnh đó của ông Jacob Zuma làm cho người ta nhớ đến tư thế ưỡn ngực, giang tay và phanh áo bành nổi tiếng của Vladimir Ilyich Lenin-người đã đưa tay chỉ đường cho nước Nga và cả nhân loại đến tương lai hạnh phúc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Tranh vẽ ông Jacob Zuma mà lại làm cho người ta liên tưởng đến Lenin, thiết tưởng không có sự tôn vinh nào bằng. Thế nhưng sự đời thật oái ăm. Bức tranh của Brett Murray là một bức tranh toàn thân. Trong bức tranh tổng thống Jacob Zuma không những phanh áo mà còn phanh cả quần bày ra nguyên bộ của quý lủng lẳng. Mà cái bộ của quý mới vĩ đại làm sao! Hoành tráng làm sao!  Chả thế mà tác giả bức tranh đã nhất định đặt tên là The Spear-Ngọn giáo. Xứng đáng là ngọn giáo. Không sắc nhọn và mạnh mẽ như ngọn giáo thì làm sao ông Jacob Zuma duy trì được chế độ đa thê mà ông công khai đại diện. Tuy được tôn vinh ca ngợi cả phần trên và phần dưới của cơ thể như thế nhưng ông Jacob Zuma không hài lòng, đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi ANC của ông cũng không hài lòng và đã kiện phòng tranh Goodman Gallery ra tòa. Hàng ngàn người biểu tình phản đối và bức tranh bị hai khán giả bôi hỏng. Tuy bị bôi hỏng nhưng một người Đức đã mua bức tranh với giá mười ba nghìn đô la. Âu cũng là một cách giải quyết êm thấm để đưa bức tranh Ngọn giáo ra khỏi cuộc triển lãm.


 


Trông người mà ngẫm đến ta. Nước mình cũng có ông cụ ở độ tuổi ngoài bảy mươi vừa mới tục huyền khi chưa mãn tang một năm vợ cũ và cũng có một Ngọn giáo hoành tráng không kém ông Jacob Zuma. Điều đáng tiếc là giới hội họa nước mình bất tài nên không có hoặc chưa có họa sĩ nào đủ tâm và tài như  Brett Murray để vẽ bức tranh Ngọn giáo- Ngọn giáo của dân tộc Việt Nam.



2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cái tay này già rồi mà tai tiếng quá. Cán bộ thời nay mất tư cách lắm, vừa tham vừa không gương mẫu sống; thậm chí để cả con cái trong nhà chửi.

Nặc danh nói...

Tôi nghĩ thầy Úc, rồi dân Việt đưa chuyên cụ cựu TBT ra đàm tiếu không nhăm vào cá nhân họ N,dân Việt ta cười cái hệ thống chính trị đưa ô N (một con người vô tich sự) lên trong 2 khóa (rất lãng phí ).Điều này cho thấy uy tín của giới lãnh đạo hiện nay rất thấp, đáng lo ngại.KC