Nguyễn
Ái Quốc – Hồ chí Minh đã xuất hiện trong ngày 2 tháng 9 đàng hoàng và giản dị.
Người đọc Tuyên ngôn Độc lập rõ ràng, giọng ấm cúng rất gần gũi với nhân dân. Từ
đấy uy tín của cách mạng, của Việt Minh, của Đảng (tuy Đảng lúc đó chưa ra công
khai) mới lan rộng. Sự thật thì các thế lực phản động cũng đã biết rõ. Tưởng,
Pháp, Mỹ đã biết từ trước người đứng đầu lực l ợng cách mạng là ai. Cánh Việt
Quốc, Việt Cách cũng biết. Bọn chúng đều tập trung vào thực hiện âm mưu đánh đổ
chính quyền của Đảng cộng sản, của Hồ Chí Minh, đưa Việt Quốc, Việt Cách lên cầm
quyền. Mũi nhọn đả kích của kẻ thù bên trong và bên ngoài đều chĩa vào Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản. Chúng lôi kéo Bảo Đại, tập hợp các lực l ợng phản động
chiếm Yên Bái, Vĩnh Yên, Hải Ninh (Móng Cái).
Bác nhận định tình hình thế giới từ trận ném bom
của Mỹ xuống Nhật Bản. Bác có ý kiến ngay lập tức từ lúc Đảng ta mới giành được
chính quyền. Người nói cán bộ cách mạng phải giản dị, sống gần gũi với quần
chúng. Chính vì thế khi đồng chí Nguyễn Lương Bằng định chuẩn bị cho Bác một bộ
quần áo t ơm tất để ra mắt đồng bào nhưng Bác không nghe. Người yêu cầu may cho
mình bộ quần áo kaki màu vàng, kiểu Tôn Trung Sơn. Từ đó Người mặc bộ quần áo
này để tiếp khách, còn bình thường Người chỉ mặc bộ quần áo nâu. Kể thêm chuyện
này để các đồng chí hiểu rõ thêm về Bác. Nghe nói khi cách mạng Trung Quốc thắng
lợi năm 1949, trên đường về Bắc Kinh Mao Trạch Đông đã làm bài thơ vịnh “ Tuyết
”, vì ông trông thấy nước Trung Hoa mênh mông, chỗ nào cũng thấy tuyết trắng
xoá. Ông nói đất nước Trung Hoa hùng vĩ như thế này, trước kia đời Tần Thuỷ
Hoàng ghê gớm lắm té ra cũng không bằng vô sản, không bằng mình đây. Trước khi
đi, Mao Trạch Đông nói với những người chung quanh rằng : “ Bây giờ chúng ta về
làm vua ”.
Sau đó anh Lê Đức Thọ có nói lại với tôi về việc
Bác muốn chọn thư ký, anh Lê Đức Thọ giới thiệu 3 người : Trần Quang Huy, Nguyễn
Chuẩn (tức Vũ Kỳ) và tôi. Sau khi cân nhắc Bác nói tôi có thể về làm Bí thư Hà
Nội, anh Vũ Kỳ gần như suốt đời gắn bó với Bác.
Sau khi Bác về ít lâu, tôi được cử làm Bí thư Hà
Nội, có lần tôi chủ trì một cuộc họp của thanh niên Hoàng Diệu (Hà Nội) ở Nhà
hát lớn thành phố. Mọi người đến dự đông, chúng tôi ngỏ ý mời Bác. Người vui vẻ
nhận lời. Bác gợi ý nên mời cố vấn Vĩnh Thuỵ. Tổ chức cuộc mít tinh chúng tôi không
làm như bây giờ, không kê bàn chủ tịch lên sân khấu. Những người chủ trì hội
nghị ngồi ở dưới. Trên sân khấu để 1 bàn, 2 ghế để Bác và cố vấn Vĩnh Thuỵ ngồi.
Sau khi tuyên bố lý do, tôi mời cụ Chủ tịch (lúc đó gọi Bác như thế) cho ý kiến.
Người lên nói tình hình của đất nước và nhiệm vụ của thanh niên. Tôi cũng chủ động
mời ngài Cố vấn Vĩnh Thụy lên nói mấy lời, không ai nghe rõ.
Cảnh tượng trên sân khấu rất đối nghịch nhau. Một
bên là một ông già mặc quần áo kaki giản dị. Bên kia là một ông béo tốt, bảnh
bao, nhưng nói năng ấp úng. Một sự so sánh giữa một ông vua cũ và một ông chủ tịch
mới.
Tưởng Giới Thạch điều Lư Hán sang làm tư lệnh để
chuẩn bị tiếp quản vũ khí của quân đội Nhật ở Việt Nam. Đây là một âm mưu. Vì
Long Vân là trùm quân phiệt ở Vân Nam. Nếu không có Lư Hán thì Long Vân
không làm được gì, vì ông ta vừa già vừa nghiện hút. Lư Hán là tay chân đắc lực
của Long Vân. Tưởng điều Lư Hán đi khác nào điệu hổ lý sơn, để tước dần vây
cánh của Long Vân. Nhưng Lư Hán thực sự cũng không có quyền bằng Tiêu Văn. Ai
đó nói Tiêu văn là người có cảm tình với Bác là rất sai. Vì Tiêu Văn chính là
người của Tưởng, làm công tác đảng... Tưởng cử Tiêu Văn sang Việt Nam với nhiệm
vụ quan trong nhất là đánh đổ Việt Minh, đánh đổ Đảng cộng sản. Thế nhưng Tiêu
Văn không làm được. Lư Hán càng không làm được. Việc cứ nấn ná mãi, Tưởng còn
phái Tổng tham mưu trưởng là Hà Ứng Khâm (về chức tước gọi là Hà Bộ trưởng)
sang. Bác chỉ thị cho chúng tôi tổ chức một cuộc mít tinh, diễu hành thật lớn để
đón Hà bộ trưởng, nhưng thực chất là để thị uy. Chúng tôi huy động được nhiều
người Hà Nội, khoảng hơn 10 vạn. Hà Ứng Khâm sang ở Phủ Toàn quyền. Bác nói tôi
nhân danh nhân dân Hà Nội đón Hà Bộ trưởng, Bác bảo tôi cứ nói để Bác dịch cho.
Tôi nói mấy câu đại loại hoan nghênh Hà Bộ trưởng, chúc tình hữu nghị. Bác dịch
như thế nào tôi không rõ, vì lúc đó tôi không biết tiếng Trung Quốc. Ngày hôm
sau Hà Bộ trưởng gặp Bác... Bác hết sức gian khổ với bọn Lư Hán, Tiêu Văn và Tr
ương Sỹ Thu (Bí thư của Quốc dân đảng), với cánh Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải
Thần, Vũ Hồng Khanh. Bọn chúng lập ra một tờ báo tên là Việt Nam ở phố Quan
Thánh. Chúng bắc loa nói xấu Hồ Chí Minh.
Bác nói với đồng chí Trần Quốc Hoàn bảo tôi dẫn
đầu một đoàn nhà báo đến phỏng vẫn Nguyễn Hải Thần. Người dặn rằng ông này
không biết gì đâu, hay nói lung tung. Các đồng chí hỏi ông ta trả lời như thế
nào ghi lại rồi đưa đăng báo. Tôi cùng với anh Thép Mới, Như Phong và cô gái
Tuyết Minh đến xin gặp Nguyễn Hải Thần. Hôm đầu đến ông khất đến ngày mai. Hôm
sau đến nữa thì ông dứt khoát từ chối. Nhân dịp tết Bác bảo chúng tôi : Hà Nội
nên tổ chức một đoàn đại biểu đến chúc Tết ông Nguyễn Hải Thần. Lúc đó ông ta ở
phố Hoàng Diệu, chỗ Đại sứ quán Trung Quốc bây giờ, cố vấn Vĩnh Thụy ở 51 Trần
Hư ng Đạo. Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Hải Thần, bà vợ Tàu của ông cho biết
ông mệt không tiếp ai cả. Đến nhà cố vấn Vĩnh Thụy, ông ở trên nhà xuống nói ấp
úng mấy câu rồi chuồn, chứ không mời ngồi.
Về chuyện Bác đồng ý cho tôi làm Bí thư Hà Nội,
rồi đến khi vì sai lầm của tôi mà Bác cho tôi nghỉ chức bí thư. Đài đưa tin
Pháp ném bom Nam Bộ, Bộ trưởng thông tin tuyên truyền Trần Huy Liệu tuyên bố
trên đài cảnh cáo người Pháp ở Nam Bộ rằng : “ Nếu các người cứ tiếp tục ném
bom Nam Bộ, thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm tính mạng những người Pháp ở
Hà Nội ”. Vì những người Pháp bị quân Nhật bắt giam ở Hà Nội, khi quân Tưởng và
Mỹ đến đã thả hết ra. Người Pháp hay ra phố đi chợ. Hôm sau đài của ta đưa tin
quân Pháp lại ném bom Nam Bộ với giọng gay gắt. Thanh niên ở Hà Nội trong đó có
Trần Lâm (sau làm Tổng giám đốc đài phát thanh) mới tổ chức nhau lại, ra phố
Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, thấy người Pháp nào là đánh đến nơi. Họ cho người đến
hỏi tôi lúc đó là Bí thư Hà Nội là làm như thế có được không ? Hôm ấy anh Trần
Quốc Hoàn bận họp hội nghị công nhân cứu quốc Bắc bộ. Tôi đến Bộ Tuyên truyền hỏi
Trần Huy Liệu không gặp mà lại gặp anh Nguyễn Hải Triều. Anh Triều nói chính phủ
đã quyết định rồi, cứ làm tới thôi. Chiều hôm đó Bác cho gọi tôi lên gặp Bác ở
căn nhà lợp ngói đá ở Uỷ ban Nhân dân Hà Nội bây giờ, Người hỏi tôi tình tiết sự
việc như thế nào. Tôi thật thà thuật lại mọi chuyện. Nghe xong Người không nói
gì. Mấy ngày sau tôi được nghỉ chức Bí thư Hà Nội, nhưng vẫn ở Thành uỷ. Giữa
năm sau, Bác cho tôi đi Hải Phòng làm Bí thư. Được ba tháng lại cho làm Xứ uỷ Bắc
kỳ. Như thế khi gặp khuyết điểm thì Người phê bình, nhưng đến khi cần thì Người
vẫn dùng. Chính sách dùng cán bộ của Bác là như thế.
Hồi đó còn chuyện này nữa. Chuyện này chắc ông
Vũ Kỳ biết hơn tôi. Khoảng tháng 10 năm 1945, khi bà Bạch Liên, chị ruột của
Bác, biết em mình trở về, đã ra Hà Nội muốn gặp. Gặp Bác, bà nắm tai Bác kéo
lên và kêu : « Đúng nó đây rồi ! ». Bà nhận ra vì Bác có cái sẹo nhỏ ở tai, khi
còn bé ở nhà câu cá, giựt câu bị l ỡi câu mắc vào tai. Để bà ở Bắc Bộ phủ thì
không tiện, Bác nói tôi đưa bà về nhà tôi ở. Bà ăn trư a, ngủ đêm ở nhà tôi,
còn ban ngày đưa bà đi chơi thăm các nơi. Sau chuyến này tôi không biết bà có
ra thăm Bác lần nào nữa không. Lúc đó tôi ở 23 Hàng Nón. Bà ra có mang theo biếu
Bác hai chục trứng gà. Bác bảo đem luôn về nhà tôi.
... Còn tiếp.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét