Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Lưu ý trong cuộc sống (ST)


4- Cẩn thận khi xe có gắn máy GPS (hệ thống định vị toàn cầu )(do bạn SinhĐo giới thiệu)
 Cách đây vài tuần tôi được một người kể cho nghe câu chuyện xe hơi  bạn của anh ta đã bị đập bể kiếng trong khi người bạn này đang xem trận bóng đá trên sân. Tên trôm  đã đánh cắp  hộp bấm tự động mở cửa  ga-ra, một ít tiền mặt và một máy GPS gắn trong xe. Khi người bạn này vể nhà thì thấy cửa nhà bi mở toang hoang, trong nhà bị lục lọi khắp nơi và các đổ vật đáng giá đều bị lấy mất.
 Điểu gì đã xảy ra? Thì ra bọn cắp đã dùng máy GPS để lần về tới nhà người bạn này. Sau đó chúng dùng hộp tự đông mở cửa ga-ra vào nhà. Bọn trộm biết chủ nhà đang coi đá bóng và biết rõ giờ tan đấu nên chúng… đã thong thả dọn sạch nhà.
 Vì vậy nếu bạn có máy GPS thì đừng lưu giử đia chỉ nhà  vào trong máy. Nên để một địa chỉ gần nhà  (như của một cửa tiệm tạp hóa hay một cây xăng); như vậy bạn vẫn có thể tìm đường vể nhà nếu cần mà không sợ bị lộ địa chỉ nhà ở nếu máy GPS bị đánh cắp.



 5- Tránh đừng ghi mối liên hệ với những người có tên trong điện thoại di động (do bãn SinhĐo giới thiệu)
 Một bà bị giật mất bóp trong có điện thoại di động, thẻ tín dụng, ví tiển…Và câu chuyện đáng tiếc sau đây đã xẩy ra cho bà.
 Khoảng 20 phút sau khi bị giật bóp bà đã dùng điện thoại công cộng gọi cho “đức lang quân” để báo tin. Nhưng chổng bà bảo là “ Anh đã nhận được thông điêp (message) của em hỏi mã số ngân hàng của chúng ta (PIN number) và anh vừa mới gởi cho em”. Nghe thấy vậy, bà ta đã vội vã cùng chổng chạy  tới ngân hàng thì  hỡi ôi…bọn cắp đã rút hết tiển.
 Thì ra bọn cắp đã sử dụng điện thoại di động của bà để gởi thông điệp tới chổng bà ta để lấy mã số trương mục ngân hàng. Tại sao vậy? Vì bên cạnh các số điện thoại liên lạc, bà ta có ghi mối liên hệ với  người được gọi nên bọn cắp tìm ra chồng bà ta.
 Vậy thì bạn nên tránh đừng tiêt lộ mối liên hệ của bạn với những người có tên lưu trữ trong điện thoại di động. Bạn hãy tránh dùng những từ như Home, Honey, Hubby, Sweetheart ,Dad, Mom…


 6-  Nên hủy “thẻ băng từ”  khi trả phòng khách sạn  (do bạn SanPham giới thiệu)
Trên băng từ của thẻ này có ghi: tên của khách hàng, một phần địa chỉ của khách hàng, số phòng, ngày nhận phòng và ngày trả phòng, số thẻ tín dụng và ngày hết hạn.
 Khi bạn hoàn trả thẻ cho khách sạn thì các  dự liệu cá nhân của bạn vẫn còn trên thẻ và bất cứ nhân viên nào cũng có thể truy cập đươc khi rà trên máy. Vì vậy môt nhân viên nào đó có thể mang một số thẻ vể nhà và dùng thiết bị rà để lấy thông tin vể khách hàng trên máy laptop rổi sử dụng để mua hàng.  Nói vắn tắt có nghĩa là khách sạn không xoá ngay các dữ liệu trên thẻ mà các dữ liệu này chỉ mất đi  khi các thông tin của khách hàng mới đươc đánh đè lên.
 Vì vậy khi trả phòng  bạn nên giữ thẻ phòng lại, mang về nhà rồi hủy đi. Đừng bao giờ để thẻ lại trong phòng, vứt vào thùng giấy vụn và KHÔNG BAO GIỜ hoàn lại thẻ cho nhân viên quầy tiếp tân (nên nhớ là khách sạn không có quyền tính tiền thẻ này).
 Cũng vì lý do trên, nếu ra tới phi trường bạn mới phát hiện là trong túi vẫn cỏn thẻ phòng khách sạn, thì bạn đừng có vứt vào thùng rác ở  phi trường mà nên chờ tới khi về nhà hãy hủy đi.
Nếu bạn có một nam châm nhỏ thì bạn có thể chà lên băng điện từ của thẻ nhiều lần, các thông tin ghi trên thẻ cũng sẽ mất


7-Tiết kiệm tiền điện-thoại hàng tháng  cho gia-đình (do bạn Sung Truong giới thiệu)
Trong nhiều năm định cư trên đất Mỹ, hàng tháng gia-đình tôi phải chi trả khoảng 50 hoặc 60 đô-la tiền điện thoại nhà (home phone) cho các hãng điện thoại như AT&T, Verizon v..v.. Ngoài ra mỗi khi ra khỏi nước Mỹ tôi lại phải trả rất nhiều tiền mua thẻ điện thoại (phone card) để gọi điện thoại về cho thân nhân ở Mỹ.
 Nhưng trong chuyến du lịch vừa qua, tôi thường xuyên gọi điện thoại về Mỹ rất dễ dàng và rõ ràng như gọi ở Mỹ, không giới hạn thời gian, gọi bất cứ ở đâu (khách sạn, tiệm Internet, phi-trường v..v..có internet, WiFi) mà không phải trả tiền. Ngoài ra từ nay tôi cũng không phải trả tiền điện thoại nhà (home phone) nữa,và vẫn có riêng số điện-thoại nhà với "zip code địa phương" (local zip code) để mọi người có thể gọi tới như điện thoại của AT&T,Verizon v..v.. mà không phải trả tiền điện thoại hàng tháng như trước. 
Sở dĩ đươc như vậy là nhờ kỹ thuật điện tử mới sau:
 Xin các bạn mở website dưới đây 
để đặt mua trên mạng một cục MAGIC JACK (rất nhỏ, chỉ bằng 2 ngón tay!) + 1năm gọi miễn phí với giá là $39.95, hoặc một cục MAGIC JACK+6 năm gọi miễn phí với giá là $99.95. Họ sẽ gửi đến tận nhà các bạn và các bạn sẽ không phải trả cước phí + thuế. Tính ra các bạn chỉ trả có $10.00 đô-la/1 năm tiền điện thoại (với đầy đủ tiện nghi như: answers machine, ID, phone book, long distance call...) so với $60.00/1 tháng của các hãng điện thoại ở Mỹ.
 Các bạn cũng có thể ra tiệm RADIO SACK hay BEST BUY mua một cục MAGIC JACK giá $39.95 + thuế về nhà tự ráp lấy vào USB của máy computer với điện thoại nhà là gọi được ngay. Trong 30 ngày nếu không thích thì đem trả lại dễ dàng.

Không có nhận xét nào: