Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013
Thông tin thêm về Võ Dũng bạn mình (tiếp 3)
Hai người con trai
Hai anh em Võ Dũng và Hiếu Dân nhận được tin mẹ và hai em ngay sau Tết năm ấy. Đây không phải là hoàn cảnh cá biệt ở trường học sinh miền Nam. Sau năm 1954 nhiều cán bộ miền Nam không đi tập kết. Với một số cán bộ cao cấp, Đảng đưa vợ con họ ra Bắc trước như bà Ngô Thị Huệ, vợ ông Nguyễn Văn Linh, bà Nguyễn Thụy Nga, vợ miền Nam của ông Lê Duẩn. Một số gia đình đã “chia sẻ rủi ro” bằng cách gửi một vài đứa con ra Bắc trong khi cha mẹ vẫn chiến đấu ở miền Nam. Nhiều người không ngờ miền Bắc “thiên đường của các con tôi”164 lại thiếu thốn khó khăn như vậy. Bà Bảy Huệ kể: “Chúng tôi nghèo lắm, lương của tôi, vụ phó được chín mươi ba đồng, nuôi cả bầy con. Mấy đứa trẻ như thằng Dũng, con Hiếu Dân đều ở trong nhà tôi. Tiêu chuẩn mỗi đứa được bốn thước vải mỗi năm mà chúng lớn như thổi, lại nghịch phá, quần áo cứ chẳng mấy lúc mà rách, mà ngắn, chật. Thấy tôi khó khăn, anh Phạm Hùng kêu Ban Thường Vụ Quốc hội cho truy lĩnh tiền lương đại biểu Quốc hội khóa I từ 1946-1959 của tôi, được một khoản tiền lớn, tôi đem gởi Văn phòng Trung ương xài dần”. Nhưng, thiếu thốn chưa phải là điều mà những đứa trẻ như Võ Dũng khó thích nghi với miền Bắc.
Chị Hiếu Dân kể: “Trước khi chia tay, má tôi chuẩn bị cho một xấp váy áo, cái nào cũng đẹp. Ra Bắc, một hôm tôi mặc một cái váy ngắn một chút trên đầu gối. Anh Dũng liền kêu vào nhà đánh cho tôi mấy roi và bắt thay ngay. Anh tôi sau đó đã xé đi những bộ đồ đẹp nhất mà má tôi mua cho. Lúc đầu tôi rất ấm ức. Nhưng về sau, nhìn xung quay mới thấy không có đứa trẻ nào mặc váy, không ai mặc đồ màu mè sặc sỡ, tất cả chỉ có màu lính hoặc là màu sẫm. Tôi mới hiểu vì
sao anh tôi làm vậy”. Cả Hiếu Dân và Võ Dũng đều ra tới miền Bắc khi đã lên chín lên mười. Họ đã biết quan sát và so sánh giữa hai môi trường xã hội: miền Nam và miền Bắc. Bà Bảy Huệ kể: “Võ Dũng là một đứa trẻ rất hiếu động. Giữa đám trẻ không mẹ không cha ấy, Dũng nổi lên như
một ‘thủ lĩnh’. Nhiều khi ra đường quậy phá, bị công an giữ, nó lại tìm cách chạy về gặp tôi nói ‘có chuyện quan trọng, cô Bảy phải ra ngay’. Thế là tôi lại phải đi bảo lãnh cho chúng nó. Hồi bọn trẻ học ở Hưng Yên, có bữa Võ Dũng muốn đãi những bạn bè học sinh miền Nam - những đứa trẻ
thiếu chất và ăn không bao giờ đủ no - một bữa tươi, nó báo với ông chánh Văn phòng Tỉnh ủy là ‘ngày mai đám giỗ mẹ’. Thế là Văn phòng Tỉnh ủy lại chuẩn bị mấy mâm cho nó mời bạn bè.
Với bạn bè thì hết lòng, nhưng Võ Dũng không bao giờ chấp nhận sự áp đặt của người lớn. Hồi mới ra Bắc, bác Hồ có kêu mấy đứa trẻ con em miền Nam tới Phủ Chủ tịch. Dũng được bác Hồ gọi đến hỏi: ‘Cháu ngoan không?’. Nhìn đĩa kẹo bánh mà Bác sắp cho các cháu ngoan một cách thèm thuồng nhưng Dũng vẫn nói: ‘Cháu không ngoan’. Về nó bảo tôi: Cháu nói thật”. Theo bà Bảy Huệ: “Bình thường thì nó cũng ngoan như cháu ngoan bác Hồ, nhưng gặp chuyện ai ăn hiếp bạn bè là nó sống chết. Thông minh, gan dạ và hào hiệp lắm”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
mấy hôm trước douwn "bên thắng cuộc"mà không được,sáng nay em douwn về được rồi nhưng đọc chỉ được mấy trang thôi mỏi mắt lắm,để in ra mới đọc được.
@ KL :Em cũng ngó sơ sơ trên mạng , chả hiểu nó muốn nói cái gì , chán không xem nữa .
Nhiều thông tin đấy nhưng có cái gì không thật. Mình cũng chỉ lướt qua.
Đăng nhận xét