Sáng 26 tết, phi xe sang nhà chị Quyên tặng tờ Cảnh sát Toàn cầu số 84, có bài Chuyện ít biết về chị Quyên và anh Tư Dũng với lính Trỗi (vừa được nhà báo trẻ Tô Lan Hương gửi vào). Bà chị đi tặng quà tết, chỉ còn anh Tư. Vậy mà 2 anh em có nhiều chuyện hay trao đổi, nhất là chuyện anh sang công tác ở Sứ quán Chính phủ lâm thời CHMNVN ở Phnompenh và Lonnon phản bội thế nào.
... Năm 1968, được cùng chú Sáu Dân xuống mặt trận SG - Gia Định. Sau đợt tấn công lần 2, lần 3, ta tổn thất nhiều nhưng cũng gây không ít khó khăn cho Mỹ, ngụy. Mỹ phải xuống thang. Tháng 6/1969, Chính phủ lâm thời CHMNVN được thành lập. Năm đó, anh Tư được cử sang Phnompenh làm cơ yếu của Sứ quán, dưới vỏ cán bộ Tùy viên QS. Ngày đó, ta đã có những đoàn 'công-voa' (xe tải) vận chuyển súng, đạn, lương thực theo đường thương mại quốc tế từ Quảng Châu theo tuyến đường biển đến cảnh Shihanuok Ville. Chính phủ TQ giúp ta rất nhiệt tình và mật báo tin: Lonnon, Sirik Matac, In Tam bắt đầu có những biểu hiện chống đối ông Hoàng Shihanouk (đang dưỡng bệnh tại Bắc Kinh). Đến đầu 1970, có thêm những thông tin: Lonnon sẽ đảo chính và phải đề phòng sẽ có tấn công 2 sứ quán của ta. Cán bộ, nhân viên ta tích cực chuẩn bị phòng chống.
Quãng ngày 10/3/1970, sau khi Lonnon tuyên bố đảo chính, cảnh sát và thanh niên Kh'mer tấn công ngay 2 sứ quán VNDCCH và CHMNVN. Cán bộ, nhân viên ta phòng thủ rồi phải rút dần lên gác. Chúng đập phá, cướp của. Nhân viên cơ yếu của sứ quán VNDCCH không kịp tiêu hủy nên nhiều tài liệu tuyệt mật quan trọng, bị rơi vào tay bọn cướp.
Còn bên này, anh Tư cũng phải rút chạy lên tầng 2, đóng cửa lại; thậm chí còn chèn thêm bàn ghế. Vậy mà chúng vẫn ào ào phá cửa, xô vào. Anh Tư nhanh chóng lẩn vào WC. Khi chúng vào bên trong đang lùng sục thì anh mới mở cửa bước ra (như vừa mới đi vệ sinh xong). Chúng hỏi chìa khóa thì anh Tư đưa ngay chùm chìa khóa tủ, trong đó cũng có khá nhiều tiền mặt. Vừa thấy tiền, toàn đô la, chúng cười vui vẻ, chia chác nhau rồi rút mà quên đi cái két sắt, trong có nhiều tài liệu quý.
Anh Tư nhớ lại: "Lúc đó tiền gửi ở 2 sứ quán ta nhiều lắm, trên cả con số trăm triệu. Mất thì đành chịu. Cái cơ bản, tài liệu tuyệt mật ở sứ quán CHMNVN do anh giữ không bị mất". Ngày hôm sau, ta thu dọn rồi sang tránh ở sứ quán Ba lan. Đại sứ quán các nước tiến bộ lập tức phản đối chính quyền Lonnon và tuyên bố đóng cửa. Cán bộ, nhân viên ngoại giao rút về dần; 2 sứ quán của ta cử lại 3 người về sau.
Ít lâu sau, TQ cho máy bay chuyên cơ sang chở nhân viên ngoại giao còn lại của ta về Quảng Châu rồi lên Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai ra tận sân bay đón "các chiến sĩ từ tuyến đầu trở về". Anh Tư nhớ lại: "Các cán bộ miền Nam được ở KS Bắc Kinh Phạn điếm, với tiền tiêu vặt 15 tệ/ngày; được đưa đi thăm Vạn lý Trường thành, Thập Tam Lăng, Di Hòa Viên... Hai tuần sau rời mới về HN...".
Vậy mà sự kiện này cũng đã hơn 40 năm.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét