Còn anh Phan Nam lại chuẩn bị sẵn “người” để
luyện cho tôi. Đó là một cậu thanh niên, người dong dỏng, lớn hơn tôi vài tuổi,
người nhanh nhẹn, lỳ lợm, máu lạnh. Anh Nam có dạy hắn một số miếng võ
nhưng đó không phải là “cốt cách” chính để hắn vào với tôi. Hắn được mọi người
gọi là “anh chị Trù”, là dân nhảy Bè dài (đây là từ lóng dùng thời trước chỉ
dân ăn cắp trên tầu hỏa). Tuy vậy Trù lại rất quý tôi và vẫn xưng em.
Tôi nhớ rõ một buổi sáng, Trù sang nhà anh Bình cắt tóc gặp tôi và rủ ra vườn sau đánh võ. Tôi cũng đang không có việc gì làm, nên đứng lên cùng Trù chọn một bãi trống sau vườn. Vừa đứng xong, Trù sàng xê sang phải, sang trái rồi nhô lên thụp xuống nhử. Đang đứng thủ thế, tôi thấy Trù thụp xuống liền nhảy vào chặt ngay hai nhát vào hai bên cuối cổ, chỗ nối với vai. Trù bị đột ngột, nhảy lùi lại. Đúng tầm chân, tôi phóng một cú đá gót cực mạnh vào giữa dạ dày, Trù bật ngửa ngã vật ra trên đất nằm bất tỉnh. Tôi tưởng hắn giả vờ, vì thực ra tôi cũng không nghĩ là ngọn đá của mình nặng đến mức hạ gục ngay đối phương, nên lết vào dùng gối đè lên ngực hắn, tay thuận đã nắm gọn quyền để nhả vào thái dương Trù. Trù không phản lại, thở nấc lên, lúc này tôi mới biết Trù bị thụ đòn nặng nên vội dựng hắn cho ngồi trên mặt đất, cho gập người ra trước rồi ngả ra sau vài lần để trợ cho Trù thở dễ hơn!
Tôi nhớ rõ một buổi sáng, Trù sang nhà anh Bình cắt tóc gặp tôi và rủ ra vườn sau đánh võ. Tôi cũng đang không có việc gì làm, nên đứng lên cùng Trù chọn một bãi trống sau vườn. Vừa đứng xong, Trù sàng xê sang phải, sang trái rồi nhô lên thụp xuống nhử. Đang đứng thủ thế, tôi thấy Trù thụp xuống liền nhảy vào chặt ngay hai nhát vào hai bên cuối cổ, chỗ nối với vai. Trù bị đột ngột, nhảy lùi lại. Đúng tầm chân, tôi phóng một cú đá gót cực mạnh vào giữa dạ dày, Trù bật ngửa ngã vật ra trên đất nằm bất tỉnh. Tôi tưởng hắn giả vờ, vì thực ra tôi cũng không nghĩ là ngọn đá của mình nặng đến mức hạ gục ngay đối phương, nên lết vào dùng gối đè lên ngực hắn, tay thuận đã nắm gọn quyền để nhả vào thái dương Trù. Trù không phản lại, thở nấc lên, lúc này tôi mới biết Trù bị thụ đòn nặng nên vội dựng hắn cho ngồi trên mặt đất, cho gập người ra trước rồi ngả ra sau vài lần để trợ cho Trù thở dễ hơn!
Một lát sau, Trù mới mở mắt rồi lắc
lắc đầu cho tỉnh. Tôi ân hận quá nên hỏi ngay: “Có đau lắm không? Tôi không
biết là đòn mình nặng thế, tôi xin lỗi nhé”. Trù lắc đầu trả lời: “Không hề gì
đâu đại ca, em quen ăn đòn rồi, mà là đòn hội đồng cơ, nhưng cú đá của đại ca
hiểm quá, tý nữa dạy em lại cú đá đó nhé, em sẽ luyện để đập lại với bọn Gấu
hơn, nhất định sẽ thắng”. Tôi kể lại chuyện này cho anh Phan Nam , anh rất hài lòng về các ngọn
cước tôi tiếp thu vận dụng, nhưng anh không muốn tôi dậy nhiều cho Trù! Thế là
tôi bị mâu thuẫn trong nội tâm, với tôi đã là anh em thì mình chẳng tiếc gì
trong quan hệ nhất là những người quí và tôn sùng mình, có thể do tôi mồ côi sớm
nên bao giờ cũng rất trọng tình cảm mọi người dành cho mình?
Một buổi tối, sau giờ sinh hoạt tối
trong đơn vị, cả anh Phan Nam và anh Phúc Chiến cùng ra, tôi cũng sắp đến ngày
“xuôi” về Hà Nội rồi. Bình thường các anh rất thân với anh Quốc và cũng rất thân
nhau, có lẽ trong những ngày xa nhà ở Thái Nguyên hay sang Quế Lâm – Trung Quốc
sống trong cùng lớp, cùng K5, cuộc sống tập thể đã gắn các anh chặt lại với
nhau, thế nhưng khi nói chuyện về võ thì anh nào cũng giữ quan điểm riêng,
không thể nhân nhượng! Hai lối đánh khác nhau, hai quan điểm khác nhau, hai môn
võ khác nhau, hai hoàn cảnh học và trưởng thành khác nhau! Sự khác biệt này bị
đẩy đến cực đoan khi các anh có chung một cậu học trò - là Tôi, mà là cậu học
trò nghiêm túc, bao nhiêu kiến thức các anh “nhồi” tôi đều tiếp nhận và “tiêu”
hóa hết, khiến mỗi anh đều vui. Thế nhưng anh nào cũng muốn tôi đánh theo lối
đánh của mình vì đó mới là ưu việt! Tối đó, hai Thầy ngồi với một trò ở vườn
sau, ánh trăng sáng vằng vặc tỏa chiếu thoáng đãng cả một vùng đồi nhấp nhô,
chốc chốc lại nổi lên một trận gió nhẹ của miền trung du làm tan biến đi cái oi
bức nồng nồng ban ngày, chỉ để lại một cảm giác trùng xuống thoải mái, mà có lẽ
tôi thấy thật sự “khoái” khi hai ông Thầy bắt đầu những câu khẳng định và phê
phán. Tôi rất thích, vì qua những lối phê phán đó tôi hiểu hơn từng sư phụ và
cũng chính là hiểu lối đánh của mình. Rồi câu qua lời lại mà không ai chấp
nhận, hai anh liền đứng lên ra bãi trống để chứng minh. Đây không phải là cuộc
đấu võ phân tài, nhưng nó cần sự thể hiện để cho thấy lối đánh nào là ưu việt.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình là
người hay rơi vào những hoàn cảnh rất khác với đời thường. Ở đời thường, các
học trò hay dượt với nhau để bậc sư phụ điểm chỉ và đánh giá, còn với tôi thì
ngược lại hai sư phụ vào đánh nhau để cho một cậu học trò được thấy lối đánh
nào hay hơn, ai hay hơn!!!
Anh Phúc Chiến liền ra thế Đinh Tấn đứng vững
chãi, hai tay xếp bao hàm vừa thủ vừa công. Anh Phan Nam lướt vào tay chém vuốt xuống,
chân phóng ra đạp vào chân trụ của anh Chiến để phá thế. Anh Chiến đảo mã, ngọn
cước lướt qua, cú chém của anh Nam cũng sượt qua người anh Chiến, thuận thế anh
Chiến xuất ngay một quyền vào sườn hở của anh Nam, nhưng không kịp rồi! Toàn bộ
cơ thể của anh Nam
đã cuộn và trôi ra phía ngoài. “Hay quá” tôi reo lên mà chưa anh nào đụng được
vào người đối phương. “Trung chờ đấy, anh hạ tay này chỉ trong vòng 3 phút” anh
Nam đáp lại lối nói phấn khích của tôi, “anh sẽ kết thúc cuộc đấu trong 2 phút
thôi” anh Chiến cũng nói theo.
14 nhận xét:
Lối dẫn chuyện hay quá. Câu chữ nhuần nhuyễn với tinh thần võ nghệ điêu luyện làm cho người đọc háo hức khám phá, tìm hiểu. VT thấy thương cho cả "anh chị Trù" bị trúng đòn hiểm, thấy hiện ra hình ảnh một tên bị đánh hội đồng khi bị bắt quả tang cướp xe đạp ở phố Hàn Thuyên... lúc ấy lại mong nó biết võ để mà tránh đòn, thoát khỏi sự hung hăng của dân chúng...!
Theo lời kể của Bà chị VNAH Nguyễn Thị Thiện (chị năm nay đã 75) thì: anh chị Trù còn sống. Lần sau chú ra HN sẽ cùng VT lên VY thăm các cơ sở CM và thăm anh chị Trù.
Chú rất cảm ơn sự cảm nhận của VT.Những ai sống ở thời đó đều có nhiều kỹ niệm.Cái quý giá nhất-là đừng lãng quên.các chú là người thực việc thực,không dối trá và cũng chẳng hề run sợ trước bất cứ một thế lực nào.còn nhiều kỷ niệm về vùng đất trung du khô cằn và nắng cháy.Hôm nào chú Quốc ra sẻ đưa cháu về một cỏi xa xưa mà ai không có cơ duyên thì chẳng bao giờ hiểu được...
Xưa-đã rất là xưa-nhưng mà sao-nhân bản đến thế.Tôi là người ngưỡng mộ hai nhân vật này.Họ đều rất cá tính,song không lỗ mảng và kỳ thị.sống giản dị nhưng có nhân cách.
Mọi thứ được kể hiện ra như mới đây thôi, thật sống động và gần gũi. Nếu đến VY, cháu sẽ đi tìm đúng nơi ngày xưa đã tạo nên những kỷ niệm đẹp này. Cháu ấn tượng với câu nói của "anh chị Trù" lắm "Không hề gì đâu đại ca, em quen ăn đòn rồi, mà đòn hội đồng cơ...". Cái chất, cái khẳng khái ấy con người không mấy ai dễ có, xót xa giống như "Hà Nội thật lạ lùng, "hai ngón" cũng đẹp..." vậy !
Kỷ niệm của một thời với dân trường Trỗi.
Thượng võ là cao quí, đây là một môn thể thao, tăng cường thể lực, trí lực, về mặt business còn là giải trí và tạo công ăn việc làm cho nhiều người (thời nay võ không phải là để đi đánh nhau ngoài đường nữa, đó là công việc của luật pháp).
Không nhận thức được vấn đề này thì không thể phát triển được môn thể thao này.
Trong Olympic 2012, ở môn taekwondo Hoang Dieu Linh Chu đã bị thua đậm đến nỗi trọng tài phải ngưng trận đấu và TV không chiếu.
CB
Ước mơ một ngày nào đó lại được "tỷ thí" với PN, PC trong câu-lạc-bộ võ thuật của 2 người bạn già.
Đừng để những vốn quí của dân tộc mai một.
CB
CB cứ về VN sẽ có những cuộc tỷ thí, vào tay thân ái.
Ôi! những ước mơ của cưộc đời!
Nếu CB về thì ước mơ đầu tiên KQ biết, ít nhất phải mang về 1 chiếc xe đạp đua để đi xuyên Việt, (có khi phải 2 chiếc vì chú em Hồng Kỳ bên cạnh nhà cũng muốn như vậy).
Nhưng còn Nam Mỹ????.
Số mệnh cuộc đời của một thằng bạn số "lãng du".
Cho gửi lời hỏi thăm TS nhé.
CB
Định đi ngủ, nhưng chợt nhớ ra nên phải quay lại.
Quan trọng là "health and safety" có nghĩa là an toàn trong khi tập luyện.
Tất cả là trong cái đầu mình mà ra, cần phải chế tạo "áo giáp" như thế nào để bảo vệ người tập luyện.
Đó chính là công việc của 1 thằng "kỹ sư thiết kế".
Hẹn ngày "tỷ thí".
CB
Ngày xưa các thầy tỷ thí ở VY cho học trò Trung xem. Nếu sau này chú CB về VN tý thí, nhất định phải ở Hanoi để cháu cũng được xem đấy !
Chú CB là dân 1A Hoàng Văn Thụ. Nay khu 1A đã thành khu lưu giữ đồ cổ của Thành Cổ. Nhà cũ không còn, nhưng vẫn có chổ để xem thầy trò Trỗi tỉ thí.
Nu pagadzi!
Người bạn già ĐD ở Đức chắc vẫn khỏe, nhớ lại kỷ niệm những ngày còn ở trường Chu Văn An, người bạn già tìm ra cách để quả bóng bàn lên vòi phun nước ở vườn hoa hồ Tây, thế là nó cứ đứng mãi trên đó.
take care.
CB
CB hỏi ĐD, nghe rõ không trả lời? (Nếu ĐD ít lên BT5 thì bác Ngân a lô giúp!).
Đăng nhận xét