Sau khi từ chức tổng
thống , ông Thiệu dọn về ở nhà quốc khách trong khu Hải quân, nay là đường Tôn
Đức Thắng. Tài sản riêng của gia đình ông đã được chuyển đi trước đó . Dù không còn quyền
hành gì , nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng
nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người .
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File "Hồ sơ
mật Dinh Độc Lập" , tân Tổng Thống Trần Văn Hương đã gọi điện thoại khuyên
ông Thiệu nên sớm rời khỏi Việt Nam. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm cho chuyến ra đi của ông
Thiệu .
Cùng lúc ấy , ông Nguyễn Văn Kiểu , em của ông Thiệu , cũng bay về nước khuyên
ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là Đài Loan, vì ông Kiểu đang
làm đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Đài Loan.
Cũng theo tiến sĩ Hưng , để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp , Tổng Thống
Hương đã ký quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của Việt Nam cộng hòa đi Đài
Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch, ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4.
Ngày 25-4 , ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống . Và cũng không có một
quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu Tổng Thống hết thời .
Trớ trêu thay , những người đưa ông ra sân bay lại là các nhân viên CIA Mỹ tại
Sài Gòn , trong đó có Frank Snepp . Frank Snepp chính là người lái xe đưa ông
Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất .
Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm . Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn
vàng không ? .
Theo lời Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval , vào chiều 25-4 -
nhóm CIA tại Sài Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt
của quân đội Mỹ :
" ...Khoảng 20g30 , bốn người chúng tôi tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài
Gòn : Charles Timmes , Thomas Polgar , Joy Kingsley và Frank Snepp - NV, đi ba
xe đến bộ tổng tham mưu Việt Nam .
Nhà Trần Thiện Khiêm nằm trong khu vực này . Chúng tôi không thể không tính đến
việc tái diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó .
Chúng tôi vạch kế hoạch : nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài
Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt , tức thì chúng tôi sẽ nổ
súng… " .
" Hơn 21 giờ , đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm , đợi ở đó . Một lát
sau , chiếc Mercedes đưa đến " một người tầm thước , tóc bạc và chải lật
ra sau , mặt bôi kem , quần áo chỉnh tề " .
Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu , mà theo Frank Snepp , trông giống một người mặc
quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia "
.
- " ...Ít phút sau , có mấy người lực lưỡng , mỗi người xách một vali nặng
đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào " .
" Tiếp đó Thiệu , Khiêm , Polgar , Timmes cùng một vài nhân vật người Việt
phụ tá và cận vệ bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe .
Thiệu ngồi xe tôi , ở ghế đằng sau , giữa Timmes và một người Việt . Timmes
khuyên ông Thiệu : ' Tổng Thống ngồi thấp xuống để được yên ổn ! ' " .
Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất . Trên đường băng , một chiếc
máy bay bốn động cơ C-118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và
các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đã có mặt ở đó từ
lâu.
Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng
theo sau, tay xách vali…
Như vậy , theo Frank Snepp , chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài
Loan không mang theo mười sáu tấn vàng .
Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách
tay được .
Còn trước đó một ngày , bà Mai Anh - vợ ông Thiệu , cũng đã bay sang Thái Lan
trên một chuyến bay thương mại bình thường .
Sự thật câu chuyện đã đặt dấu chấm hết cho những tranh luận về số phận khối tài
sản khổng lồ vẫn còn nguyên vẹn sau cuộc chiến tranh , nhưng đồng thời cũng đặt
ra những vấn đề cần được làm sáng tỏ khác.......
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi như thế nào ? (ST: Đạt)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét