Lên trường Trỗi (chuyện đã gần nửa thế kỉ) biết Chu Hoàng Vân k4 đánh bóng bàn rất hay, ngang ngửa với Đoan Hùng của k5 chúng tôi. Mấy bố này có những quả giật xoáy chết người. Sau này mới biết, cả 2 từng tham gia CLB bóng bàn từ bé và từng thi đấu các giải bóng bàn thiếu niên toàn miền Bắc.
Thường qua lại nhà cụ Khái (bố vợ anh Bính ở phố Đinh Liệt) nên thân quen với chú Đông Sơn (làm ở Sở CAHN). Rồi bắc cầu mà lại thân với Nguyễn Thế Dụng (lính kèn của Đoàn Quân nhạc) con nuôi cô chú Sơn. Vòng vèo lại biết Dụng thân với Tá Điền, Bắc "bu". (Ngày ấy Dụng đã biết "ba lô lộn ngược xuôi tầu Bắc, Nam". Mấy bố này từng nhờ anh Ba chuyển súng thể thao ra Bắc "ăn chênh lệch").
Năm 1990, Dụng ốm, phải nằm trị bệnh ở nhà chú Đông Sơn dưới Lò Đúc. Bắc "bu" và anh Phi Hùng có nhờ vả Chu Hoàng Vân (em anh Chu Kì Minh, khi đó làm ở BV 108) khám và chữa trị. Sau phát hiện là ung thư gan. Chữa mãi không khỏi, bụng Dụng ngày một trương ra, yếu dần. Mấy ngày cuối ở cạnh nó thấy thằng bạn đẹp trai thế mà nay xiêu vẹo như cái chiếu rách. Lúc nó vừa đi, thấy Bs Chu Hoàng Vân áo blu trắng, cùng xe cấp cứu phi ra, làm đầy đủ các thủ tục đưa nó về nhà lạnh của 108. Tiễn Dụng xuống Văn Điển về rồi, lúc thư thả ngẫm nghĩ, anh em Trỗi ta thật là hào hiệp.
*
Anh Chu Hữu Nghĩa là anh trai anh Chu Kì Minh, sau khi tốt nghiệp ở Penza (1973) thì về Đại học KTQS làm giáo viên. Vậy là anh Nghĩa với tôi vừa là Trỗi con, vừa là đồng nghiệp. Anh, em ở 2 quả đồi nhưng mỗi lần sang Khoa Cơ điện chơi với bác Giao, bác Ngân đều tạt qua ông anh tán láo.
Năm 1990 sau khi rời Học viện, tôi về Hội Tin học rồi tìm đường sang Nga và Ba Lan "đi buôn". (Cán bộ KHKT ta vốn giàu tri thức nhưng nghèo tiền bạc nên phải tự tìm đường... cứu nhà). Sau thời kì bán hết số áo gió 2 lớp cùng quần sịp "Bông hồng" thì quay sang chạy đồng hồ nhạc rởm của Hongkong, bán cho cánh "viện sĩ Viện hàn lâm" đi tầu hàng tuần từ Mat sang. Tiền cũng gọi là có.
Một hôm nghe anh em Học viện báo tin: anh Nghĩa đi dự hội nghị khoa học đã tụt lại Varsava. Cùng là lính Trỗi nên mừng hết muốn lớn. Tối ấy ông anh điện thoại, hẹn đến chơi. Nấu cơm xong đang ngồi chờ thì thấy chuông reo. Ấn nút intercom, nhận ngay ra cái giọng the thé của ông anh. Ấn nút mở cửa. Ông anh đang lạnh co ro vì đứng ngoài trời tuyết, nay có chén rượu vodka Nga và cơm thịt làm ấm cả người đã thành thật khai báo: "Trường cử tao đi hội nghị quốc tế. Sang đến đây, tao quyết định tuột xích, để tìm đường cứu nhà. Vợ con khổ quá". Quá hiểu hoàn cảnh khó khăn của cuộc đời nhà binh và từng vận động 1 số quân ta ở lại chiến đấu, tôi động viên ông anh phải "bu fa shi sheng" (không sợ hy sinh). Thấy ông anh có điều gì còn ngần ngừ, liền hỏi: "Anh có cần gì?". Lúc đó anh mới nói cần ít tiền làm vốn. "OK, em không có nhiều nhưng sẵn sàng giúp", nói rồi đưa anh 200 đô.
Bẵng đi hơn năm. Tối đó, thấy điện thoại reo. Nhấc máy lên thì nghe anh hẹn đến chơi. Vẫn ông anh với "cặp kính cận thâm niên", cẩn thận ngồi vào bàn rồi mở cạc-táp lấy ra chai sâm-panh xịn của Nga, đặt lên bàn và nói: "Nghe mày tư vấn, anh cũng đi lấy hàng và theo tầu đi bán ở tỉnh xa. Chịu khó cày, lấy thu bù chi, nay đã có ít tiền, mang lại trả ông em". Lúc đó mới nhớ là đã cho anh giai mượn tiền và tôi đã trách: "Em quên mẹ nó rồi. Ừ thì có khó mới nhờ tới nhau. Trỗi mà, quà cáp làm gì".
Đó cũng là kỉ niệm không quên của lính Trỗi ở trời Tây. Và gia đình anh ở bên đó tới tận giờ. Mấy năm trước khi còn ở HN, anh có về chơi và anh Chu Kì Minh gọi tôi ra Vọng Ba Lâu (Hồ Tây) ngồi nhậu cùng cánh k2. Vui như Liên Xô.
*
Còn bác Chu Kì Minh nhà ta thì có việc gì của Trỗi, a lô là ông anh ủng hộ ngay.
Nhớ lần tổ chức 60 năm TSQ VN (9/2009) trên Thái Nguyên, ông anh rất nhiệt tình nhưng đến ngày đi thì phải ở lại để làm việc với khách Tây mới sang. Vậy là gọi điện xin lỗi rối rít và bắt điện thoại tường thuật chi tiết những gì đã xày ra.
Sáng 15/10/2010 kỉ niệm 45 năm trường Trỗi. Biết tôi vừa bay ra và gần nghìn cuốn sách SRTKL Tập 3 đã "hạ bãi", ông anh phóng xe con đến từ sớm, xếp sách lên xe rồi sang bên kia đường ăn mì vằn thắn ở quán nổi tiếng HN. Đang bốc phét thì thấy Hồng 'lồi' nhảy xuống từ 1 xe ôm. Hắn chỉ cái tay xe ôm đầu bạc phơ, hỏi: "Ông có biết ai kia?". "Không, trông hơi quen". "Khánh Thái đấy, em Khánh Tần". Lúc đó 2 anh em mới vỡ lẽ. Cả quán ồn ào bởi mấy ông Trỗi. Sang bên kia đường uống cà phê ở quán vỉa hè 93 của Hiến Xèo thì ông Dương Minh Đức lái xe tới.
Anh em chỉ cần nhắn tin là hiểu nhau. Rồi bạn tôi chả mấy chốc cũng thành bạn anh. Ông anh và bác Quang Việt k2 rất nhiệt tình với việc chung. "Vác tù và hàng tổng" mà có những người như thế thì thật là sướng!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Hoàng Văn Thái - vị tướng Văn, Võ song toàn
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
16 nhận xét:
Hình như còn Chu Hoàng Lan bác sĩ 108. Đấy là con nhà cụ Chu Văn Tích?
Nghĩa là Chu Hữu Nghĩa KQ ạ.
Mấy anh em học Chu này đều tài giỏi và tốt bụng cả. Hôm mình đưa con thầy Biểu đến gặp Chu Hồng Vân BS 108 để chữ bướu cổ, bạn rất nhiệt tình.
Tiếc là ko có ông nào đi theo ngạch chính trị hoặc chỉ huy , toàn KT với Y, khó lên tướng.
Thêm: CKM làm thơ hay lắm, nhưng ít chịu chia sẻ với Trỗi, chỉ đăng trên "Student" KGU thôi.
@ND 08:16 Ngày 12 tháng 6 năm 2013:
Bác sĩ Chu...Loan (chị cả) bệnh viện 108 và phu nhân của anh Trần Đào HĐ (K3) cùng với mấy ông họ Chu (Trỗi). Là con của cụ Chu Gia Tích.
;
Khỏe thì mới vui thế, chứ ốm yếu là buồn, nhất là ở cái tuổi đã qua bên này dốc.
Chiếu qua Huỳnh Hồng k6 gọi cho tôi: "Nhớ anh em quá thì gọi cho đỡ buồn". Hồng bị bệnh và đang tích cực điều trị. Mong bạn qua khỏi đợt này.
Chú KM tính hay lắm. "Dây mơ rễ má" thế nào khi nói chuyện về chữa mắt, lại phát hiện ra cháu chơi thân với cháu ruột của chú từ cách đây hàng chục năm rồi, đó là anh Chu Minh Đức (con của anh trai chú Minh và cô Tôn Thị Kim Thanh, nguyên viện trưởng viện mắt TW). Có lẽ có "tiền duyên" với các cô chú Trỗi, như cô Hạ Thanh Xuyên từng học ĐH Kiến Trúc cùng với chú của cháu, những năm sinh viên đã từng lên chơi nhà ông bà Nội cháu chơi nhân chuyến công tác của ông HQ. Việt tại Nghĩa Lộ. Rồi chú Q.Việt nữa, những người thân của chú ấy cũng từng quen biết với ông bà và cả bố mẹ cháu.
Kể cũng thú vị thật, trái đất này đúng là nhỏ bé !
Hình như Bs Tôn Thị Kim Thanh là con cụ Tôn Quang Phiệt? Chị Thanh là chị của Tôn Gia Quý k4, Tôn Gia Văn?
VT: Khen chú CKM thì khen cả ngày!
Cháu thấy chả chỉ chú Minh mà chú Trỗi nào cũng có cái tài, cũng có cái hay; nhưng chú nào cũng rất khiêm tốn, chả vỗ ngực bao giờ, chả dám khoe mình là ai. Hay nhất là khi nghe các chú hát "Tao là con của bố tao mẹ tao...".
V.Dũng
Có lẽ do nhà tốt và thầy tốt?
Tại "con rể" KGU mà chú QV !
Đọc rồi thấy mọi người đư thông tin sai nhiều quá nên CKM xin đính chính lại một số chỗ cho đúng
- Chu Hoàng Vân (ko fai Chu Hồng Vân)
- Chị cả Chu Kim Loan, sinh năm 1937 cơ THĐ làm sao lấy đc. Hà Đông là anh rể lấy bà chị thứ hai của nhà tôi là Chu Thị Thái
- Cụ già tôi là Chu Văn Tich (khong phải Chu Gia...)
- Chu Tân Đức là cháu ruột con tôi, con chị Thanh (chị Thanh là con bác Tôn Quang Phiệt)
Mọi người nhớ cho đúng nhé. Cám ơn rất nhiều tác giả bài viết.
Sao Chu Tân Đức lại là cháu ruột con tôi hả chú KM ???
Năm 1967 tôi được gọi tập trung đi học CCCP.Tôi về cùng Đoàn với nhiều anh ,em K2.Trong đó có Chu Kỳ Minh. Chu Kỳ Minh học trường pháo binh Penza. Chúng tôi cùng tốt nghiệp 6-1973 .Về nước tôi còn gặp lại Minh vài lần.Tôi biết dân Trỗi K2 rất nhiều người đa tài,trong đó có Minh.KC
....Bác sĩ Chu...Loan (chị cả) bệnh viện 108 và phu nhân của anh Trần Đào HĐ (K3)...và chứ không phải là
Bác sĩ Chu Kim Loan có chồng là đại tá Bích (đã mất) trước công tác ở Ban CYCP.
Đăng nhận xét