Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Chuyện chưa biết về cụ Tạ Đình Đề (ST: Dương Thanh)


Từng được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc. Từng bị tù oan rồi được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Cuộc đời ông là một câu chuyện đầy bí ẩn.


Xuất thân trong một Gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoàng Hoa Thám.
Năm 1933, lúc 16 tuổi, làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại ga Côn Minh (Trung Quốc).
Năm 1935, tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Năm 1941, được Việt Minh cử đi học ở Liễu Châu tại Phân hiệu Chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Ở Phân hiệu Liễu Châu, ông được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc.
Tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1946, chính thức tháng 9 năm 1946.


Năm 1944 là Đội trưởng Đội Biệt động Liên khu 3.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tham gia tổ chức giành chính quyền ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Sau khi giành được chính quyền, ông làm Ủy viên Công chính Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Thanh Oai.
Cuối năm 1945, là Phó ban Tình báo Liên khu 2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 2.
Năm 1950 đến năm 1953, được cử đi học tại Phân Khoa 2 Trường Quân sự Quế Lâm (Trung Quốc) khóa 6 và khóa 7.
Từ tháng 10 năm 1954, Công tác tại Tổng Cục Đường sắt lần lượt giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Tổng kho Biên giới Lạng Sơn; Trưởng đoạn Đoạn Đầu máy Hà Nội; Trưởng ban Ban Thể dục - Thể thao, kiêm Giám đốc Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng Cục Đường sắt.
Tháng 2 năm 1991, nghỉ hưu với mức lương Cán sự 3.
Ông mất năm 1998 tại Hà Nội.

Sự nghiệp
Gia đình nghèo, nên 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại Ga Côn Minh, Trung Quốc. Trong thời gian đó, Ông tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Ông được đào tạo thành Gián điệp và tốt nghiệp tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) với Tấm Bằng Xuất sắc; Ông tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng Phái bộ Mỹ trong Phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Sau Giải phóng Thủ đô, rời quân ngũ Ông về công tác tại Tổng Cục Đường sắt Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1991.
Ông là người trực tiếp lãnh đạo và xây dựng phong trào Thể dục Thể thao và Văn hóa Văn nghệ ngành Đường sắt Việt Nam; Đội Bóng đá Tổng Cục Đường sắt nổi danh một thời cũng là do công sức đóng góp rất lớn của Ông; Đội Văn công Đường sắt cũng nổi danh một thời với những Văn nghệ sỹ tên tuổi như Lưu Quang Vũ, Phan Lạc Hoa, Trọng Nghĩa,...
Ông đã xây dựng và góp phần đưa Xưởng Dụng cụ Cao su Tổng Cục Đường sắt trở thành một Doanh nghiệp lớn có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài ngay từ khi còn chiến tranh và thời kỳ bao cấp.
Ông đã tạo điều kiện, dìu dắt, nâng đỡ và cưu mang nhiều người xa cơ lỡ vận, nhận vào làm công nhân vừa làm, vừa học tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt, nhiều người đã trở thành Bác sỹ, Kỹ sư, Giám đốc, trở thành Nhạc sỹ, Nghệ sỹ nổi tiếng.
[sửa]Sự kiện
Ngày 27 tháng 11 năm 1974, Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ nhất. Bị giam cứu hai năm để điều tra.
Từ ngày 7 tháng 6 đến 12 tháng 6 năm 1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với tội danh tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Qua 6 ngày xét xử, Tòa tuyên "Tha bổng" Tạ Đình Đề - Luật pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có từ "Tha bổng".
Tháng 8 năm 1985, Tạ Đình Đề lại bị bắt lần thứ hai.
Ngày 3 tháng 9 năm 1987, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với 34 tội danh. Những ngày này, nhiều cơn "Địa chấn" dữ dội ở khu vực trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội - Đó là những đám đông người từ các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định kéo lên, người từ các Công xưởng, phố xá ùn ùn kéo tới, đứng tràn cả ra đường Lý Thường Kiệt. Kết quả Tòa không luận được tội trạng và tuyên là Tạ Đình Đề không phạm tội. Ông được trả tự do ngay tại Tòa.


Cống hiến

Năm 1971, Tạo dựng cơ nghiệp mới cho Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trên bãi trống Láng Hạ. Đường Láng Hạ ngày nay lúc đầu do Ông chỉ đạo làm một lối đi từ Đê La Thành xuống Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt. Trên mảnh đất này nhiều công nhân Đường sắt đã được chia đất làm nhà ở, nhiều căn hộ, biệt thự nay rất khang trang có giá trị rất lớn.
Tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trước những năm 1975, ông đã có nhiều quyết định táo bạo: áp dụng hình thức khoán sản phẩm, khoán công việc đến từng người, từng tổ và trả lương theo sản phẩm, thực hiện thưởng lương tháng 13 để công nhân có tiền ăn Tết. Công nhân được đưa đón bằng xe ô tô và ăn giữa ca không mất tiền...
Vợt Bóng bàn duy nhất made in Vietnam sản xuất tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt của ông Tạ Đình Đề xuất khẩu đi 9 nước XHCN ở Đông Âu.



3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Năm 1953, khi được tập trung về Cục TCTW để đi học tại Quế Lâm, đám trẻ con chúng tôi lần đầu được rồng rắn dọc con suối nước chảy xiết chạy theo Cụ Tạ Đình Đề. Tiếng đồn Cụ Tạ là xạ thủ bắn súng lục làm chúng tôi khinh nể. Cụ mặc bộ Kaki nhà binh, mũ Canô có ngôi sao vàng thêu, đi giấy Săng đá và đặc biệt là sanhtuyaron thắt trễ có khẩu súng conbat (ngang tàng hảo hớn số một!) Đồn rằng, vứt cái hộp sữa rỗng xuống suối, "Đòm", chỉ loáng là cái hộp chìm nghỉm!
Nhớ về sự nghiệp của Cụ Tạ Đình Đề, thật vô cùng xúc động nhớ đến không khí "Tụ tập đông người" hồi đầu tháng 9-1987-Phiên tòa xử tội "Tham ô tài sản XHCN" của Cụ. Trong bóng đen của tư duy " Dàn hàng ngang mà tiến", của lớp cán bộ cậy có chức quyền, ghen ăn tức ở trước tấm lòng thương dân , thương đồng loại của Cụ Đề và vì vậy Cụ được nhân dân, công nhân mọi tầng lớp yêu kính, biết ơn...mà có cái phiên bắt người, xử tội tàn bạo này!
Tang chứng, vật chứng tài sản của vụ án tham ô tài sản XHCN, trong nhà Cụ là một cái quạt tai voi LX!( Tôi còn nhớ, khi đọc bảng kê tài sản chỉ có cái quạt tai voi, cả phố Lý Thường Kiệt lúc ấy rộ lên tiếng cười-Xin nhớ, ngày ấy mà cười, cũng bị coi là đống lõa!)...
Xin một lần nữa tưởng nhớ đến công ơn của Người Anh Hùng nổi danh Tạ Đình Đề. ( TĐ)

Nặc danh nói...

Cụ Đề giỏi giang, đức độ, ai cũng biết. Chỉ vì sự dũng cảm đi trước làm ăn, lo đời sống cho cán bộ, CNV, làm trái với cái gọi là quy định của nhà nước mà bị chính quyền xử lí. Nhớ ngày đó, anh em tôi tuy là bộ đội nhưng vẫn tạt qua Tòa án tối cao xem xét xử. Bà con ngồi đầy ngoài đường xem phán quyết và cười ồ trước những câu hỏi dớ dẩn.
Thật vớ vẩn.
AD

Phúc Chiến nói...

Thế mới thấy buôn cười,một người công trạng như cụ mà vẫn bị"đì"huyền thoại về cụ thì khỏi nói.Chỉ biết một điều cụ là người chính trực.Dám đi đầu-mở đường cho cán bộ công nhân dưới cấp.Cụ là gương sáng như huyền thoại về cụ.