|
Cụ Trần Văn Lai. |
Chuyện là trong một lần ngồi tán dóc với
nhau, thời xưa lũ nhóc chúng tôi gọi là ngồi “Bốc phét”, bọn trẻ trong khu tập thể
bỗng nhiên đặt câu hỏi và cũng là câu đố với nhau: “Ai đặt tên cho phố phường Hà Nội?”. Đứa thì bảo: “Tên phố có sẵn từ xưa, nay người ta cứ thế
mà gọi”, đứa thì tỏ vẻ am hiểu: “Sao
lại có sẵn tên phố từ xưa được. Ngày xưa làm gì đã có phố Trần Phú, đường Điện
Biên Phủ?”… Vậy là nổ ra một cuộc tranh cãi, thế rồi một đứa lớn hơn thách
đố: “Đứa nào sau một tuần mà trả lời được
câu hỏi này thì sẽ được cả hội mình chiêu đãi một chầu kem Tràng Tiền đến phát
chán thì thôi”. Giải thưởng hấp dẫn quá, nhiều đứa về hỏi anh, chị, có đứa
hỏi cả cha, mẹ nhưng có phải ai cũng trả lời được câu hỏi đó đâu. Thế là một
hôm chúng tôi rủ nhau làm một cuộc “thám hiểm” vào khu phố cổ, tụ tập ở Cột
đồng hồ (đầu phố Nguyễn Hữu Huân), cả lũ đi bộ xuôi đường Trần Quang Khải ra đến
Ô Quan Chưởng, vào phố Hàng Chiếu, rồi ra Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Bạc, Lương
Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào… Lúc về mệt quá, cả bọn rủ nhau ra
quán kem Hàng Vôi, dốc hết túi nọ, túi kia ra, tự chiêu đãi nhau mỗi đứa một
que kem một hào.
Tuy nhiên, đối với bản thân tôi, câu hỏi: “Ai đặt tên cho phố, phường Hà Nội” vẫn
ám ảnh tôi mãi và chỉ đến khi sắp tốt nghiệp đại học, tình cờ tôi tìm được
trong thư viện trường quyển sách nói về lịch sử Thăng Long – Hà Nội, theo đó
tôi được biết: S
au khi Thực dân
Pháp chiếm đóng
Hà Nội, Tổng thống Pháp khi đó là ông Carnot
, ký sắc lệnh
thành lập thành phố Hà Nội vào
ngày 19 tháng 7
năm 1888. Thành phố
Hà Nội được
quản lý bởi
một Đốc lý người Pháp thuộc Thống sứ Bắc Kỳ. Từ năm 1902,
Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương (gồm Việt
Nam – Lào – Campuchia)
. Thành phố
được quy hoạch có ảnh
hưở
ng xu thế
của một đô thị kiểu phương Tây, có khu phố nội thành với những đường
phố được bố trí quanh các khu phố, giao nhau ở ngã tư theo kiểu bàn cờ
. Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của người
Pháp, Hà Nội cũng được mở rộng và
phân chia thành 8 khu phố. Những người quản lý thành phố tiến hành
đặt tên cho
các đường phố và các công viên của Hà Nội. Các phố trong khu phố cổ vốn đã có tên từ trước
(thời nhà Nguyễn),
thường vẫn được dùng theo tên gọi cũ, nhưng được ghi
bằng tiếng Pháp, như R
ue de la Soie
(Phố Hàng Đào), R
ue des Pipes
(phố Hàng Điếu), R
ue des
Saumures (phố Hàng Mắm), rue des Paniers (phố Hàng Bồ)… Phần lớn các phố mới đặt tên
là ở khu phố Tây được lấy tên những
người Pháp
như: các đời T
oàn quyền Đông Dương (Ernest Constan,
Paul Bert, Bonhour, Chavassieux, Paul Doumer...);
các tướng, sĩ quan Pháp tham gia đánh
chiếm Hà Nội
(Badens, Francis Garnier, Henri Rivière, Carreau...);
các Đ
ốc lý Hà Nội (Parreau, Beauchamp, Halais, Morel,
Duvillier, Eckert...); các
cố đạo
(Alexandre de Rhodes, Puginier, Père Dronet, Landais, Lecornu ...);
kiến trúc sư (Hébrard);
nhà nhiếp ảnh (Dieulefils);
nhà khoa học nhân văn (Gustave
Dumoutier, Bonifacy ...);
bác sĩ
(Pasteur, Calmette)… Cũng có một số phố dùng chữ Việt, mang tên các danh nhân
Việt Nam như:
Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Du, Nguyễ
n Khuyến,
Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ… Và
cả tên các Vua, quan
nhà Nguyễn như:
Gia Long, Đồng Khánh, Phạm Phú Thứ, Hoàng Cao Khải... một
số phố lấy
địa danh cũ
của Hà Nội để đặt tên như:
Sông Tô
Lịch, phố
Tô Tịch, Gia
Ngư, Bạch Mai…
|
Gà Hàng Cỏ. |
|
Phố Hàng Nón xưa. |
|
Ô Quan Chưởng. |
|
Ngã tư Ngô Quyền - Tràng Tiền. |
Sau khi Nhật đảo
chính Pháp (9/3/1945), tháng 4 năm 1945, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim được thành lập. Ngày
20/7/1945, Nhật giao lại các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho người Việt quản lý về mặt hành chính. Bác
sĩ Trần Văn Lai (1894 – 1975) được chính phủ mới mời ra làm Đốc Lý Hà Nội. Trong thời gian ngắn ngủi gần 1 tháng trước ngày nổ ra Cách mạng tháng Tám (1945)
do Việt Minh lãnh đạo, bác sĩ Trần
Văn Lai trên cương vị Đốc lý
Hà Nội đã làm được hai việc rất
có ý nghĩa: Việc thứ nhất là các giấy tờ,
sổ sách tại Tòa Đốc lý Hà Nội được dùng tiếng Việt để
ghi chép; Hai là ông đã tiến hành đổi lại các
tên đường phố và công viên tại Hà Nội. Để thực hiện việc thứ hai, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho thành lập
Hội đồng xét về việc
đổi tên các phố và công viên của thành phố Hà Nội.
Các tên phố mang tên người Pháp trước đó, nay được mang tên các
danh nhân Việt Nam như: Ngô Quyền,
Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Quang
Trung…; các tướng đã chỉ
huy chống quân xâm lược như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần
Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương...; Các nhà lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp
như Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học, Lương
Ngọc Quyến, Nguyễn Trường Tộ, Đội Cấn... Các chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... Các nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu... Đặc biệt, phố
Nguyễn Du hình thành do sự sát nhập của ba phố cũ là
Dufourcque - Halais –
Riquier trở thành một trong những phố dài, đẹp và thơ mộng nhất ở Hà Nội. Các tên phố phường của Hà Nội xưa được
trả lại tên cũ bằng tiếng Việt như Hàng Đường (Sucre), Hàng Than (Charbon), Hàng Quạt (Éventails), Hàng Đậu (Graines), Hàng Chĩnh (Vases),
Hàng Bông (Coton)... Kể cả các phố đã bị lấy tên Pháp thì nya được trả lại tên cũ như các phố Hàng Trống
(Jules Ferry), Hàng Chuối (Beylier), Hàng Hương (Joffre), Hàng Khay (Paul
Bert)...
Các vườn hoa trong
thành phố cũng được đổi tên như: Vườn Bách Thảo đổi thành Lam Sơn, vườn hoa Paul Bert đổi thành Thăng Long, vườn hoa
Hàng Đậu đổi thành Chi Lăng,
vườn hoa Cửa Nam đổi thành Tây Sơn,
vườn hoa trước Phủ Toàn quyền
đặt tên là Ba Đình, vườn hoa cạnh Phủ Toàn quyền đặt
tên là Văn Lang, vườn Erkert đổi thành Lãng Bạc, vườn hoa Con Cóc đổi thành Hồng Đức, vườn hoa Đài kỷ niệm lính Khố xanh đổi thành Thọ Xương, vườn
Hébrard đổi thành Kính Thiên,
Place Négrier gọi là Đông Kinh Nghĩa thục... Các vườn Pasteur và
Alexandre de Rhodes vẫn để nguyên tên cũ. Cầu Paul Doumer gọi là Cầu Long Biên.
Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân Hà
Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn Độc lập, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác sĩ Trần Duy
Hưng (1912 - 1988), được Chính phủ cách mạng giao làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội. Ngay trong những ngày đầu mới thành lập, mặc dù Chính phủ còn phải tập trung lãnh đạo toàn dân tiến hành những công
việc lớn như: “Diệt giặc đói,
diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, nhưng việc xóa bỏ những “vết tích của chế độ cũ” là tên đường phố là một việc
cần phải làm ngay.
Dưới chính thể dân chủ nhân dân, với tri
thức và tầm nhìn khoa học, tôn trọng lịch sử Thăng Long – Hà Nội, ông Trần Duy
Hưng - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã giữ lại hầu hết các tên đường phố được
Đốc lý thành phố trước đây là ông Trần Văn Lai cho đặt, ít sửa đổi. Ngày nay,
trong công cuộc Đổi mới, hội nhập ngày càng sâu, rộng với thế giới, Hà Nội đã
được mở rộng và đổi mới đến kinh ngạc, nhiều đường phố, nhiều Quận mới đã được
thành lập. Tuy nhiên, nếu bạn là người của Hà Nội xưa một thời, hay là người
yêu thích lịch sử Thủ đô, thì mỗi khi đi trên những con đường tấp nập của khu
phố cổ, hay dạo bước trên những đường phố cũ (khu biệt thự Pháp) rợp bóng cây
xanh, chúng ta cũng nên biết đôi chút về quá trình thay đổi của tên đường phố
Hà Nội theo dòng chảy lịch sử và cũng hết sức biết ơn những người đã có công
đặt tên cho phố phường của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Và nói đến phố
phường Hà Nội, nhiều thế hệ người Tràng An còn lưu truyền bài thơ xưa nổi tiếng
“Hà Nội ba mươi sáu phố phường”:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành
chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng
Bài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây,
Hàng Đàn.
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng
Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng
Ngang, Hàng Đồng.
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông,
Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng
Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The,
Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem phường phố thật là
cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu
truyền.
-------*--------
Chú thích ảnh:
-01: Đốc lý Hà Nội trước CM
tháng Tám (1945), ông Trần Văn Lai.
-02: Hình ảnh phố phường
Hà Nội xưa (phố Trành Tiền; phố hàng Nón; Ga Hàng Cỏ; Ô Quan Chưởng xưa)
11 nhận xét:
Dũng công phu quá!
Nhà cụ Trần Văn Lai ở ngõ Tức Mạc, đoạn cuối Trần Hưng Đạo. Cụ sống trong 1 villa nhỏ. Nghe nói có 1 con là LS và 1 con công tác ở BV 108 QĐ. Cụ mất đã lâu, 1975. Nay còn các cháu.
Ngày ở ngoài đó, sáng hay vào ngõ Tức Mạc ăn phở, sôi. Có chị bán sôi là con dâu của cụ.
Cư dân quanh đây đều kính trọng tên tuổi cụ.
Bài Việt Dũng viết hay quá. Nhìn những bức ảnh cũ thấy HN sạch sẽ thanh bình lại ước gì được như ngày xưa.
Việt Dũng,chị email qua hộp thư điện tử em cho đến 2 lần nhưng em không nhận được bài viết của chị.Vì sao?
Bantroik5 việt bài này tài thật.KC
Dũng trả lời chị Thơ ngay. Còn không, sẽ bị phạt khi hè này chị ra Bắc.
Chờ KQ ra HN thì Ngô Hạnh, Việt Dũng, Quang Việt mới tụ bạ à???
Rất tuyệt vời.
Sao bác không cho luôn đoạn cập nhật hiện nay qui đinh như thế nào? (và vì sao lắm nơi đặt tên vẫn lởm khởm thế!).
Kính thưa Chị THƠ. Quả thật em chưa nhân được email của Chị a. Em để lại Hộp thư: xuandung2@gmail.com
Chúc Chị luôn vui-khỏe
Hay...hay quá, bạn VD đúng là người Tràng an, tuy chỉ mới đi được 1/3 đoạn đường, đằng sau còn 6 đời chủ tịch nũa mà!!!
Bài viét tỷ mỉ công phu quá. Anh VD còn nhớ hết cả tên đường bằng tiếng pháp ngày xưa nữa. bái phuc.
bài viết của anh Dũng rất có ý nghĩa. Anh đã cho độc giả biết những điều rất hay về Hà Nội. Mong sớm đọc được những điều hay khác về thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta từ anh. Xin chân thành cảm ơn anh.
Đăng nhận xét