Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ai là BẠN của Việt nam trong dài hạn (Trần Đình tổng hợp)

Với hơn 3000 km đường bờ biển giáp Biển Đông và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa nằm gần như chính giữa Biển Đông, Việt Nam, do đó, có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.
Không khó để giải thích tại sao trước đây, Việt Nam cứ liên miên bị hết thế lực lớn này đến thế lực lớn khác  dòm ngó trên bàn cờ chiến lược Biển Đông, khu vực ĐNA.
Tại sao ư? Tại vì nghèo, yếu, hay tại  ở vào vị trí đắc địa? hay tại cứ chống hết kẻ thù nay đến kẻ thù khác và loay hoay chọn bạn, tìm thù mà không ra?
Việt nam  những năm qua có được không ít những mối quan hệ quốc gia ở tầm đối tác chiến lược hoặc liên kết  toàn diện .


Trên khu vực ĐNA cũng xuất hiện nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược như Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Nhật Bản…đặc biệt có đối tác chiến lược sâu, toàn diện như Việt Nam-Nga . Vậy  đâu là mối quan hệ khiến Trung Quốc lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ?

Quan hệ Việt nam – Liên bang Nga
Thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga là mối quan hệ được coi trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đặc biệt tin cậy lẫn nhau và không một xung đột lợi ích nào dù là nhỏ.
Nga đã không ngừng tăng cường năng lực quốc phòng cho Việt Nam để đủ sức đương đầu với thế lực bành trướng, tạo ra sức răn đe mạnh (đương nhiên là qua mua bán)
Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược của nhau nên Nga không thể vì Việt Nam mà hy sinh lợi ích quốc gia của họ trong nhu cầu  hợp tác với Trung Quốc.

Khi Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược
Khi nâng quan hệ Mỹ-Việt lên đối tác toàn diện,  Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan  hệ tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng nhưng đều không  khiến Trung Quốc lo sợ!  Mỹ có lợi ích quốc gia toàn cầu,  dù có đối đầu, muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc thế nào…Mỹ vẫn phải hợp tác với Trung Quốc. Vì thế,  một khi cần,  Mỹ vẫn sẵn sàng mang mối quan hệ với Việt Nam ra mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc để toan tính thiệt hơn, nhiều ít ( Bài học sau cuộc thăm TQ của thấy trò Nichson-Kissinger,  TQ ồ ạt chiếm Hoàng sa của VNCH còn Mỹ thì tự tin bắn phá Bắc Việt nam  bằng B52 là bằng chứng!).

Vậy, còn liên minh phòng thủ giữa Việt Nam với Philipines và ASEAN?
Nếu điều này xảy ra thì thực sự rất đáng lo ngại cho Trung Quốc, bởi lẽ các quốc gia ĐNA trong khối ASEAN này có chung một eo biển Malacca. Khi họ liên thủ với nhau, Biển Đông sẽ trở thành  cái “hồ nước” giữa làng!  Trong đó một chứ mười hạm đội của bất cứ quốc gia  xâm lược nào cũng chẳng thể vùng vẫy khi   bị “đồng loạt trên bờ bốn bề ném đá”.
Rất không may cho Việt nam , tình huống này khó có thể xảy ra. Cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ đã khiến cho các nước ASEAN buộc phải lựa chọn, nghiêng ngả và rất dễ bị mua chuộc theo lợi ích quốc gia  của họ
                              
Việt Nam-Nhật Bản, không để lịch sử lặp lại, Việt Nam không cần „đuổi Nhật“ nữa!
Trong tình thế hiện tại về chủ quyền, Trung Quốc đang xâm hại đến chủ quyền Việt Nam.
Việt Nam muốn hòa bình nhưng phải là hòa bình không lệ thuộc, Việt Nam kiên quyết bảo bệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam được quốc tế công nhận theo UNCLOS.

Với quan hệ Trung-Nhật:
Chiến tranh thế giới lần 2 đã kết thúc 68 năm, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang trong mối quan hệ giữa các quốc gia với Đức, Ý,… những tại ĐNA mối oán hận giữa các kẻ thù cũ trong vùng vẫn không nguôi ngoai. Món nợ máu vẫn gào thét đòi trả bằng máu!
Mối hận  dân tộc “ nhục 100 năm” của người Trung Quốc với „bọn quỷ Nhật Bản“ vẫn còn đó và càng lớn dần theo đà trỗi dậy của Trung Quốc.
Tranh chấp quyết liệt Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã làm mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đến mức chiến tranh có nguy cơ xảy ra.
Trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc biến thành “ao nhà”, khống chế luôn eo biển Malacca thì  nền kinh tế Nhật Bản sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn củaTrung Quốc. Đòn Trung Quốc “cắt nguồn cung đất hiếm”,  đã đủ để người  Nhật  nhận ra ý đồ của cựu thù.     Để bóp nghẹt Nhật, Trung Quốc có thừa lòng căm hờn và sự quyết tâm để phong tỏa tuyến hàng hải Biển Đông khi cần thiết.  Nhận ra ý đồ của Trung Quốc, liệu Nhật có cam chịu?
Nếu,  một khi Việt Nam không kiểm soát được Trường Sa, lúc đó tuyến hàng hải thương mại, vận chuyển năng lượng rơi vào tay Trung Quốc thì sự an toàn sống còn của Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế nguy khốn.
Như vậy, có thể nói việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” có ảnh hưởng “không thể chấp nhận được” đến 2 quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, cho nên, theo logic thì ngăn chặn âm mưu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng mục tiêu mang tính “tối thượng” là an ninh quốc gia và chủ quyền.
Quyền lợi quốc gia tối thượng, ghép vận mệnh hai dân tộc Việt-Nhật thành BẠN chiến lược của nhau là chuyện đương nhiên và chỉ ai không thấy ra điều đó mới là điều đáng để ngạc nhiên.


3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bác TĐ đã có một bài phân tích hay và sâu sắc. Cám ơn bác.
Em nghĩ, đây là một vấn đề cực lớn, mang tầm chiến lược. Để hiểu được thấu đáo và nhất là để có những bươc đi chiến lược và chiến thuật đúng đắn và hiệu quả, ngoài khả năng phân tích, tổng hợp giỏi, trước tiên, các nhà hoạch định chính sách phải có tấm lòng thực sự vì nước, vì dân. Và trước hết, Việt Nam phải mạnh, phải giàu thì mới mong đứng vững và vươn lên được trong thế giới hiện đại này. Mà muốn trở nên giàu mạnh, phải phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, phải có được sự đồng thuận của toàn dân. Cái đó bây giờ ta có chưa?

Nặc danh nói...

Các cụ dạy là chọn bạn mà chơi. Nếu một con người có hiều bạn tốt bạn tin cậy thì phía thù địch sẽ ít đi và kiêng nể. Một quốc gia cũng vậy. Với hàng xóm không nên gây gổ, né tránh nhún nhường có giới hạn. Xét quan hệ ngoại giao của ta nay không có bạn thủy chung. TQ không đáng tin cậy nhưng ta mãi không khôn ra được, bị họ giật dây toàn diện. Hãy nhìn Hàn quốc, Thai lan Philippin ... được Mỹ hợp tác thế nào? Với LX ta nhờ họ nhiều còn ta giúp gì được họ và nhạt nhẽo khi LX sụp đổ vậy nên khó có ai nhiệt tình với mình nếu không có đi có lại. Đến chính ta còn chán ta vừa kém cỏi, vừa ngạo mạn (thật mâu thuẫn) thì sao có bạn tốt được. Campuchia ư? con bài của TQ mọi thời đại để VN chạy theo cho kiệt sức. Những nhận định to tát của các chính khách, của các nhà ngoại giao về bạn thù đều bị thực tế chứng minh không phải vậy thì dân tin cậy ai đây? Nhìn Biển đông bị đe dọa, nhìn người Tàu tràn ngập VN, nhìn đất đai bị bán, nhìn chất độc tràn từ TQ sang VN đủ thấy bản chất vấn đề.

Thằng BỜM nói...

Người Hoa đã có mặt ở Việt Nam từ TK 14. Nhưng người Việt xưa có thái độ phân định rõ ràng, coi người Hoa chỉ là KHÁCH. Vậy nên dân ta từ xưa mới gọi người Hoa là "Chú khách", "Chú chiệc" hay "Người Tàu". Từ khi có "phe" XHCN, những người đứng đầu Chính phủ ta mới coi TQ là "Anh hai", đương nhiên nhận "bạn" sai lầm sẽ trả giá.