Nhưng Việt
Nam lại mua sắm tàu ngầm…
Có người cho
rằng vì Việt Nam muốn đưa lực lượng Hải
quân tiến thẳng lên hiện đại nên phải mua sắm tầu ngầm và tầu săn ngầm ( nổi)…
cách suy đoán này là hơi khiên cưỡng.
Nếu để ý,
chúng ta sẽ thấy tư duy về xe tăng khác với tư duy về tàu ngầm của các nhà quân
sự Việt Nam.
Tiêu diệt xe
tăng hiện đại của địch bằng các phương tiện như pháo binh, mìn chống tăng và
các loại vũ khí khác…Việt Nam có vô vàn lợi thế. Bất cứ lực lượng nào trong thế
trận chiến tranh nhân dân cũng có thể bắn cháy hoặc làm hư hỏng xe tăng. Chỉ
cần phân tích 2 vấn đề tàu ngầm và xe tăng và đương nhiên sẽ còn nhiều loại vũ
khí trang bị bí mật khác nữa…chúng ta sẽ thấy được sự chuẩn bị cho sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc của Việt nam là đầy trí tuệ, bản lĩnh nhưng cũng mang mầu sắc riêng của Việt nam.
Tầu ngầm sẽ là lực lượng “Chống lưng” cho không quân
Việt Nam : Thứ nhất: Việt Nam thành lập lữ đoàn tàu ngầm không phải
để đối đầu hay tấn công ai mà chỉ để phòng thủ trên “sân nhà”, nơi có địa thế
lợi hại trong một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. ( Chúng ta từng
tuyên bố, tầu ngầm VN sẽ không ra khỏi lãnh thổ, vùng biển chủ quyền của VN!)
Thứ hai là ,
giả sử Việt Nam có mua sắm nhiều phương tiện săn ngầm hiện đại như P1 của Nhật
Bản, P-8A của Mỹ…cùng các tàu săn ngầm( nổi) hiện đại nhất thế giới thì liệu
những phương tiện đó có không gian để săn ngầm đối phương hay không? hay vì khi
mà vùng trời đã bị đối phương khống chế, làm chủ rồi thì P1 hay P8...sẽ trở
thành kẻ bị săn đuổi .
Vùng biển
nơi xảy ra tác chiến của lực lượng không quân, không quân hải quân là nhiệm vụ
trọng yếu mang tính chiến lược mà lực lượng tàu ngầm Việt Nam phải bằng mọi
cách để chiếm giữ. Chúng ta thừa biết cho đến thời điểm này, ngoài Mỹ ra chưa
có một quốc gia nào có thể có ưu thế tuyệt đối khi tác chiến trên vùng trời của
vùng biển quần đảo Trường Sa trừ Việt Nam ( Không quân ta có đường bay từ đất
liền đến mục tiêu ngắn nhất)
TQ ỉ vào một
tầu sân bay Liêu Ninh, nhưng khi nó bị bắn chìm là hết khả năng, bàn cờ thế trận
hải quân trên biển của họ sẽ vỡ! Đấy là chưa kể đến, Trung Quốc, ít nhất sau
năm 2016 mới có thể biến Liêu Ninh thành
tàu sân bay đúng nghĩa và cũng
rất kịp thời, 2014 tầu ngầm Việt nam đã ung dung ở vị trí sẵn sàng chiến đấu của nó! ( Cũng xin bật mý,
không phải đương nhiên mà có chuyện Nhật, Mỹ giúp dân ta mò xác tầu đắm hay
giải cáp quang viễn thông…ngoài biển Đông! Biết đâu, đấy là ta đang tìm cách
chính xác hơn lập bản đố nông sâu, trận địa mai phục trong lòng biển!).
(Vì thế, cho
nên dù rất muốn nhưng Trung Quốc cũng chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông,
tuy nhiên, cũng có nhiều học giả Trung Quốc đã quá sốt ruột, họ hô hào Trung
Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông để khống chế vùng trời thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tiếc thay các học giả quá khích, “vô tích sự”
này đâu biết rằng hiện tại cái gọi là tàu sân bay Liêu Ninh của họ chưa đáp ứng
được một phần trăm điều họ kỳ vọng).
Không quân,
Hải quân Việt Nam còn ít về số lượng, nếu để cho không quân địch chiếm ưu thế
trên vùng trời quần đảo Trường Sa, tức là gần hơn ta, nhiều hơn ta, ( điều này
chỉ xảy ra khi tàu sân bay ngang nhiên hoạt
động mà không bị trừng trị) lúc đó “thế” bị mất, “lực” bị yếu, Việt Nam sẽ gặp
vô vàn khó khăn.
Chính vì
vậy, sân bay và tàu sân bay là mục tiêu chính, hàng đầu của tàu ngầm KILO Việt
Nam nhắm tới để bảo vệ vùng tác chiến cho không quân. Chúng ta có lợi thế hơn khi gần hơn, và các
địa điểm khó đoán mà tầu ngầm ta phục
kích sẵn sẽ là cản trở số một cho tầu sân bay đối phương khi muốn tiến xuống
phía Nam để rút ngắn cự ly đến mục tiêu
cho máy bay!
Hiện nay tại
Hoàng sa, Trung Quốc đã gấp rút xây dựng xong các đường băng có độ dài đủ lớn
cho các máy bay phản lực tiên khích cất hạ cánh
nhưng với sự án ngữ của tầu ngầm Kilo, cự ly chiến đấu cho không quân
của họ tới các đảo trên quần đảo Trường Sa vẫn còn là ngoài tầm . Trung Quốc dù
hiếu chiến cũng chưa dám liều lĩnh tấn
công Trường sa.
Và, đó có lẽ
cũng chính là sức mạnh răn đe mà tàu ngầm Việt Nam dù ít nhưng đủ tạo ra sức ép lớn cho bất cứ
lực lượng nào có thể trên biển Đông hiện nay.
Mới đây Hoàn
cầu Thời báo cho rằng Việt Nam chi tiền khủng xây dựng lữ đoàn tàu ngầm hiện đại là đáng đồng tiền bát gạo. KILO của Việt nam phù hợp với Việt nam như đo
chân để đóng giầy. KILO 636MV tiên tiến
hơn KILO của Trung Quốc đang có…đấy là một “con bài” để chơi với Trung Quốc
trên Biển Đông. Tân Hoa xã thì cho rằng
Việt Nam đang xây dựng “khu mai phục tàu ngầm” để hướng đến “cổng vào” eo biển
Malacca”…
Tất cả những
điều đó về mục đích thì còn tùy, chưa thể khẳng định đúng sai ( Trung quốc hiều
thế nào thì hiểu!) nhưng về nội dung, có
vẻ như đám quân sư của Tân Hoa xã đã hiểu ra sự trùng khớp về tư tưởng, nghệ
thuật quân sự Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo đã dạy cho con cháu Việt Nam vận dụng là
“quân cốt tinh, không cốt đông” hay “lấy ít đánh nhiều thường phải dùng mai
phục” . Có lẽ, chẳng cần phải bàn gì
thêm!
1 nhận xét:
Tìm già lạc
Cháu Hùng: Nhờ BT5 nhắn bố liên lạc về nhà!
Đăng nhận xét