Cờ của FULRO. |
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông
và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả
nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh
tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị
xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp
xã, gồm 77 phường, 47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó
có 2.764 thôn, buôn, làng có đông đồng bào các DTTS sinh sống.
Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang
tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao thông
liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; có các cửa khẩu
quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu
như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, vì vậy Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, vừa có điều kiện để phát triển một
nền kinh tế mở.
Về thành phần các dân tộc khu vực Tây Nguyên, do đặc điểm lịch sử, qua
hàng chục năm với nhiều đợt di cư tự nhiên từ các nơi khác đến, hiện trên địa
bàn có nhiều dân tộc sinh sống. Tuy nhiên một số dân tộc bản địa có lịch sử cư
trú lâu đời ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, M’nông và người Chăm
ở Ninh Thuận. Gữa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm người Thượng,
người Kinh, người Chăm đều có mối quan hệ mật thiết lâu đời với nhau.
Về tôn giáo, tín ngưỡng, do có quá trình lịch sử lâu dài bị thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ cai trị, nên hiện đồng bào DTTS có nguồn gốc bản địa (nhóm
người Thượng) theo các tôn giáo chính là Thiên Chúa giáo và Tin Lành; còn người
Chăm lại theo đạo Hồi và Bàlamôn. Những đặc điểm tôn giáo này đã và đang chi
phối các quan hệ giữa các nhóm tộc người trong các mối quan hệ kinh tế, chính
trị và xã hội ở khu vực Tây Nguyên.
Sách về FULRO. |
FULRO tập đoàn tội phạm. |
Những đặc điểm về địa lý, lịch sử văn hóa, quan hệ sắc tộc và tôn giáo,
tín ngưỡng nêu trên đều có tác động tới quá trình phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và công tác đảm bảo an ninh – quốc phòng của khu vực Tây Nguyên.
Ngoài ra, nói đến công tác bảo đảm an ninh trật tự khu vực Tây nguyên,
không thể không nói đến tổ chức FULRO (mặt trận đoàn kết đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức), một tổ chức mang mầu sắc dân tộc cực đoan, có lịch sử hình thành
và phát triển từ hơn nửa thế kỷ nay.
Từ tháng 6 năm 1975, lợi dụng tình hình lúc cách mạng mới giải phóng
Miền Nam ,
lực lượng vũ trang của ta tiếp quản các địa bàn còn mỏng, lực lượng FULRO nổi
lên hoạt động mạnh ở nhiều nơi, từ địa bàn cao nguyên đến vùng đồng bào Chăm ở
Ninh Thuận. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, dụ dỗ đồng bào, ám sát, bắn
giết cán bộ, bọn cầm đầu FULRO còn câu kết chặt chẽ với số cầm đầu đạo Tin Lành
ở Tây Nguyên, lợi dụng tôn giáo, lôi kéo, khống chế đồng bào DTTS. Vì vậy, hầu
hết số mục sư Tin Lành người DTTS đều trở thành sĩ quan của lực lượng FULRO.
Trước tình hình lực lượng FULRO nổi lên hoạt động mạnh, qua công tác nắm
tình hình, được sự tham mưu của lực lượng Công an, ngay từ tháng 5 năm 1975,
Khu ủy Khu VI (vùng Tây Nguyên) đã báo cáo TƯ với nhận định: “Đây không phải hoạt động của bọn tàn quân
Ngụy, cũng không phải là hoạt động phỉ như ở miền bắc, FULRO là một tổ chức
chính trị phản động có vũ trang, có sự câu kết giữa chúng với bọn phản động lợi
dụng tôn giáo, có bàn tay chỉ đạo của bọn tình báo Pháp, Mỹ đối với FULRO”.
Từ nhận định đó, Khu ủy đã thành lập Ban chỉ đạo truy quét FULRO do Thường vụ
Khu ủy phụ trách và từ tháng 8/1975, ta bắt đầu mở cao điểm truy quét FULRO,
đánh vào các mục tiêu trọng điểm, các toán chỉ huy, cầm đầu, các đơn vị vũ
trang quan trọng của chúng. Cho đến cuối năm 1976, lực lượng truy quét đã làm
FULRO thiệt hại nặng. Hệ thống tổ chức của chúng rệu rã, tản mát, nhưng chưa
tan rã hẳn.
Đầu năm 1977, FULRO tiếp tục tuyên truyền, kích động gây chia rẽ, hận
thù dân tộc, tiến hành một số vụ tập kích vũ trang, đe dọa, khống chế chính
quyền nhân dân và quần chúng tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Số đối tượng chống đối
chính quyền vùng Chăm ở Chậu Đốc – An
Giang móc nối với FULRO Thượng, lập ra “Đoàn thanh niên Chăm Pa ”.
Tháng 7/1977, ở Tây Nguyên, tên Y Djao Niê lại tập hợp bọn phản động,
nhen nhóm hoạt động, lập lại tổ chức FULRO. Ngoài địa bàn Tây Nguyên, thời kỳ
1977 – 1978 FULRO còn mở rộng hoạt động ra các địa bàn vùng núi quanh Tây
Nguyên như Phú Khánh (địa bàn Diên Khánh, Ninh Hòa, Cam Ranh), Nghiac Bình (Vân
Canh), Đồng Nai (Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất…), Sông Bé (Phước Long, Bình
Long).
Giai đoạn xảy ra hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh
biên giới Tây Nam (1979 – 1989), tổ chức và hoạt động của FULRO có thay đổi, do
mâu thuẫn nội bộ, hai tên Y Ghơk Niê Kriêng và Nay Guh tổ chức đảo chính, giết
chết Y Djao Niê. Y Ghơk Niê Kriêng lên làm “Thủ tướng chính phủ tại mặt trận”
và thành lập “nội các” mới, sắp xếp lại cơ cấu quân sự từ trung ương đến các
quân khu. Chủ trương của FULRO lúc này là: Đẩy mạnh hoạt động du kích, tránh
đụng độ lớn với lực lượng vũ trang của chính quyền. Vì vậy, cái gọi là Bộ Quốc
phòng của FULRO quyết định thay đổi tên gọi các “Bộ chỉ huy quân sự” thành “Bộ
chỉ huy du kích chiến”.
Cuối năm 1979, bọn cầm đầu FULRO tại Tây Nguyên đã liên lạc được với Sư
đoàn 920 của Pol Pot đóng tại tỉnh Mondokiri (Campuchia). Chúng nhờ Pol Pot
chuyển 5 lá thư cho Liên Hợp Quốc và xin Trung Quốc viện trợ. Được sự giúp đỡ
của chính quyền Pol Pot, FULRO đã đưa gần 200 tên sang lập căn cứ tại tỉnh
Mondokiri để huấn luyện, nhận vũ khí và thiết lập hành lang Tây Nguyên –
Campuchia. Sau này, đến những năm 1982 – 1985, FULRO được Mỹ và các thế lực thù
địch bên ngoài, thông qua Tình báo Lục quân Thái Lan và tàn quân Pol Pot tiếp
sức, tăng cường mở hành lang hoạt động tại vùng ngã ba biên giới Việt Nam – Lào
– Campuchia, lập “mật cứ”, đưa bọn gián điệp, biệt kích, phản động lưu vong trở
về Việt Nam hoạt động như các vụ Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh… Tuy nhiên, lực
lượng FULRO ở khu vực Tây Nguyên và các địa bàn khác trong nước liên tục bị ta
tấn công bằng các biện pháp tổng hợp, kết hợp các cuộc tấn công, truy quét, các
chuyên án của lực lượng Công an, phối hợp với công tác vận động quần chúng và
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào các DTTS.
Trong công tác tấn công FULRO, lực lượng Công an đã đóng vai trò chủ công với
hàng chục chuyên án, hàng trăm cuộc phối hợp truy quét.
Cho đến năm 1986, công tác đấu tranh, giải quyết vấn đề FULRO của cả hệ
thống chính trị chúng ta đã thu được những thắng lợi quan trọng. Đã giải quyết
cơ bản vấn đề FULRO ở vùng dân tộc Chăm. Ở khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Lâm
Đồng, Đăk Lăk ta đã cơ bản đánh tan lực lượng vũ trang của FULRO, phá rã hệ
thống tổ chức của chúng.
*
Chú
thích ảnh:
-01: Cờ FULRO.
-02: Bìa sách viết về FULRO
-03: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một
buổi làm việc với CA Lâm Đồng (năm 1979) về công tác truy quét FULRO.
4 nhận xét:
Hiểu thêm điều mà trước kia không được nghe.
Tư liệu hay.
Chắc ông này có nghề???
Đọc bài này mới hiểu rõ thêm fulro. trươc mơ màng không hiêu sâu.
Đăng nhận xét