Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

“Cơn ác mộng” của cơ quan an ninh KGB Nga (ST: Trần Văn Lưu)


Chiến dịch chống khủng bố của Nga đang bộc lộ những gam màu sáng-tối. Các vụ nổ mới đây ở Volgograd, sau một vụ đánh bom liều chết ở thành phố này hồi tháng 10/2013, cho thấy chủ nghĩa khủng bố đang lây lan khắp nước Nga, kể cả ở thủ đô Moscow.
Người ta tự hỏi: Làm thế nào mà tấn công khủng bố lại trở nên phổ biến ở Liên bang Nga?Xét theo khía cạnh nào đó, ban lãnh đạo Nga hiện thời là một trong những ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm nhất thế giới về lĩnh vực an ninh nội địa. Tổng thống Vladimir Putin không chỉ là một cựu sĩ quan KGB, mà còn một thời lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan kế nhiệm KGB của Liên Xô trước đây. Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergey Ivanov và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cũng có xuất thân tương tự. Và Nga đã khá thành công trong các lĩnh vực khác như đối ngoại, nơi mà Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã giành chiến thắng vang dội cả ở Syria lẫn ở Ukraine trong năm 2013. Tuy nhiên, các quan chức của Nga vẫn chưa tìm thấy một phương pháp hiệu quả để bảo đảm an ninh nội địa, một trong những chức năng cơ bản nhất của mọi chính phủ trên thế giới.


Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra?  Đầu tiên, Nga có hơn 10 triệu công dân theo đạo Hồi. Trong khi phần lớn là những người Hồi giáo ôn hòa, nhiều người Hồi giáo ở Bắc Caucasus lại không mấy thiện cảm với người Nga. Thái độ của họ có nguồn gốc lịch sử sâu xa, khi tổ tiên của họ đã chiến đấu vô vọng để tránh bị sáp nhập vào Đế chế Nga hồi thế kỷ XIX và cha ông họ từng bị lưu đày dưới thời nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin.
Không những thế, nhiều người Hồi giáo Nga sống ở các vùng nghèo khổ và luôn đối mặt với thái độ thù ghét khi họ đi du lịch hoặc đến làm việc ở những nơi khác. Hơn nữa, những người Hồi giáo Nga lại sống khá tập trung, chịu ảnh hưởng của các mạng lưới gia tộc vốn có xu hướng biệt lập với thế giới bên ngoài. Xét theo khía cạnh nào đó, vấn đề khủng bố ở nước Nga xem ra khá giống với vấn đề của Pakistan.
Thứ hai, Liên bang Nga không phải là một nhà nước cảnh sát. Chính phủ Nga cho phép mọi người đi lại tự do. Hạn chế đi lại sẽ vi phạm pháp luật hiện hành, kích động chống đối và gây mất ổn định. Đó là chưa kể khả năng giám sát điện tử của Nga còn kém xa của Mỹ, do thiếu kinh phí và thiếu thiết bị giám sát tiên tiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “nửa đùa, nửa thật” khi nói trong một cuộc họp báo gần đây rằng ông cảm thấy ghen tị trước khả năng giám sát trong nước của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thứ ba, thách thức khủng bố lại được nhân rộng bởi nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền, tại các điểm kiểm soát và trạm thu phí. Tiền đút lót thường “xuyên thủng” các biện pháp bảo đảm an ninh. Đây chính là kết luận của ủy ban điều tra sau cuộc khủng hoảng con tin ở  Nhà hát Dubrovka năm 2002, trong đó 40-50 kẻ khủng bố đã cầm giữ  hơn 800 con tin. Chiến dịch tấn công giải thoát con tin sau đó đã khiến cho hơn 100 thiệt mạng.
Thứ tư, nhân viên của các cơ quan điều tra Nga thường làm việc kém hiệu quả. Theo một số báo cáo, tỷ lệ kết án tại các tòa án Nga lên tới 99% và gần chắc chắn rằng bất cứ ai bị bắt sẽ phải vào tù. Điều này đã khiến cho các nhân viên điều tra trở nên “lười nhác” làm việc qua quít. Tại sao họ lại phải lãng phí thời gian và công sức vào các  cuộc điều tra tỉ mỉ, khi rốt cuộc thì những kẻ bị điều tra trước sau gì cũng phải ngồi tù? Tổng thống Putin đã hối thúc cải thiện lĩnh vực điều tra, nhưng giữa mong muốn và thực tiễn vẫn có khoảng cách “một trời, một vực”.
Cuối cùng, các cơ quan an ninh Nga hiếm khi sử dụng các biện pháp chủ động phòng ngừa khủng bố vốn đã trở nên phổ biến và khá hiệu quả ở Mỹ. Trong khi FBI thường chủ động lừa các nghi can khủng bố mắc bẫy và sau đó truy tố họ âm mưu hoặc liên quan đến khủng bố, các cơ quan mật vụ Nga sẽ vấp phải phản ứng dữ dội của công chúng, nếu họ áp dụng các thủ đoạn tương tự.
Sau các cuộc tấn công khủng bố ở Volgograd, Liên bang Nga có khả năng áp đặt các biện pháp an ninh nghiêm ngặt tại Thế vận hội Sochi, cả ở những địa điểm thi đấu chính thức lẫn các khu vực xung quanh. Bất chấp việc thiếu thiết bị phát hiện-giám sát tiên tiến, các nhân viên an ninh của Nga sẽ dùng cả tính mạng của mình để bảo đảm an toàn tại Thế vận hội Mùa Đông.


5 nhận xét:

Ng.HN nói...

Hơn 10 triệu người Hồi giáo sống ở vùng châu á trên lãnh thổ của Nga đã bị đè nén, áp bức dưới triều đại Đế chế Nga Hoàng, thời cộng sản cực đoan Josef Stalin và chế độ XHCN của chính quyền XÔ VIẾT vì vậy họ căm ghét chống đối lại Nga, đội quân khủng bố của Hồi giáo chiếm cỡ 1,8%. Đúng là "Cơn ác mộng" của Cơ quan an ninh KGB Nga

Nặc danh nói...

Giống Việt Nam, tệ nạn tham nhũng đã làm suy thoái và suy yếu lực lượng an ninh quốc gia

Nặc danh nói...

Thánh giáo của Đạo hồi "Một người quyết tử để tiêu diệt 30 hoặc 40 người của đối phương" như vậy hơn 1 triệu tên khủng bố đạo hồi thì xóa sổ gần 1/2 dân Nga, thật tai nạn lớn. Đúng là "Cơn ác mộng"

Quang Vinh nói...

Muốn không còn khủng bố thì phải xóa hận thù, làm sao để mọi cộng đồng dân cư đều có thể mưu cầu hạnh phúc. Câu thơ "gọi tên thổ phỉ trở lại làm chồng" không đơn giản là một câu thơ, mà là phương châm hành động của những chiến sĩ tiễu phỉ của chúng ta. Không ai liều mình mang bom liều chết mà không có lý do. Không phải sự tài giỏi của cơ quan an ninh có thể chấm dứt thảm họa khủng bố mà phải là tài trí và nhân tâm của người lãnh đạo tạo điều kiện để tất cả mọi người có thể chung sống không hận thù.

TranKienQuoc nói...

Anh Vinh nói đúng!