Nhà vật lý học Albert Einstein, người đưa ra thuyết tương đối và định hình cách chúng ta hiểu về vũ trụ đã qua đời ngày 18/4/1955, hưởng thọ 76 tuổi. Đám tang của ông diễn ra trong bí mật, và chỉ có nhiếp ảnh gia Ralph Morse tạp chí LIFE là người duy nhất ghi lại được hình ảnh của sự kiện diễn ra ngày hôm đó.Với chiếc máy ảnh đơn sơ và một thùng rượu, Morse đã thu thập lại được những hình ảnh về sự ra đi của một trong những biểu tượng của thế kỉ 20. Nhưng ngoài tấm ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh văn phòng của Einstein, được chụp sau khi ông qua đời chỉ vài giờ, tất cả các bức ảnh Morse chụp hôm đó đều chưa từng được công bố. Con trai của Einstein yêu cầu sự tôn trọng dành cho gia đình họ, do đó ban biên tập của LIFE đã không công bố toàn bộ số ảnh. Và trong hơn 5 thập niên, các bức tranh của Morse bị bỏ quên trong kho lưu trữ của tạp chí.Đặc biệt câu chuyện về cách mà Morse chụp được những bức ảnh đó là một bài học về sự kiên trì và khả năng ứng biến. Sau khi nhận tin Einstein qua đời, Morse đã cầm máy ảnh và lái xe trên quãng đường 150km từ nhà ông (phía Bắc New Jersey) tới Princeton. Nhiếp ảnh gia Morse kể lại: “Einstein qua đời ở Bệnh viên Princeton, nên tôi qua đó trước. Nhưng nó thật hỗn loạn, rất nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia, người hiếu kì ở đó. Do vậy tôi quyết định tới văn phòng của Einstein ở Viện nghiên cứu cao cấp. Trên đường đi, tôi mua một thùng rượu scotch. Tôi biết người ta sẽ rất khó nói chuyện, nhưng hầu hết mọi người sẽ chấp nhận giúp đỡ chỉ với một chai rượu, thay vì đưa tiền cho họ. Và thế là tôi tới đó, tìm gặp người quản lý, biếu ông ấy một chai rượu và ông ấy đã mở cửa văn phòng cho tôi”.Đầu giờ chiều, thi hài của Einstein được di chuyển tới nhà tang lễ Princeton và được đặt ở đó trong 1 đến 2 giờ. Theo dự đoán của Morse lễ an táng sẽ diễn ra rất sớm. Để tìm vị trí gần ngôi mộ, ông mau chóng lái xe tới Nghĩa trang Princeton.“Tôi lái xe tới nghĩa trang để thử tìm nơi Einstein sẽ được chôn cất. Nhưng phải có hơn 20 ngôi mộ được đào sẵn vào ngày hôm đó. Tôi thấy một nhóm người đang đào mộ, tặng cho họ một chai rượu và hỏi xem họ có manh mối nào không. Một trong số đó cho biết: “Ông ấy sẽ được hỏa táng trong vòng 20 phút, ở Trenton!”. Sau đó tôi cho họ số rượu còn lại, nhảy lên xe và tới nhà hỏa táng ở Trenton ngay trước khi bạn bè và gia đình Einstein xuất hiện.” Và như vậy Morse là nhiếp ảnh gia duy nhất có mặt ở hiện trường, nơi an táng Einstein.Trước đó, con trai của Einstein là Hans có hỏi tên của Morse. Đó là một hành động bình thường, nhưng lại có tác động rất lớn. Morse nhớ lại: “Tôi rất sung sướng, vì tôi biết mình là người duy nhất có những bức ảnh đó. Đó là một tin chấn động. Einstein là một hình mẫu lớn, nổi tiếng thế giới và chỉ chúng tôi có hình ảnh về sự kiện này.” Ông tới văn phòng của LIFE ở Manhattan và chắc chắn mình sẽ có câu chuyện để đời.Morse cầm cuộn phim tới New York gặp Ed Thompson, biên tập viên của LIFE, một nhà báo lỗi lạc. Ed cho biết là tạp chí LIFE sẽ không phát hành câu chuyện về cái chết của Einstein. Điều này khiến Morse choáng váng. Hóa ra Hans Einstein đã gọi tới văn phòng của LIFE và yêu cầu họ không đăng báo về sự kiện này để tôn trọng sự riêng tư của gia đình. Và thế là Morse đành chấp nhận và tiếp tục công việc của mình. Ông nghĩ rằng các bức ảnh sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại và hoàn toàn lãng quên chúng.Tuy nhiên 60 năm sau, tạp chí LIFE đã lật lại hồ sơ và cho công bố một loạt ảnh chụp ngày hôm đó, những bức ảnh ghi lại một buổi sáng mà Albert Einstein từ giã cõi đời, để lại bao tiếc nuối với cả thế giới.
Ảnh chụp văn phòng của Albert Einstein chỉ vài giờ sau khi ông qua đời, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Tài liệu giấy tờ, tẩu thuốc, gạt tàn và đồ dùng cá nhân khác của Einstein vẫn còn nguyên trên bàn làm việc trong văn phòng tại Princeton, 18 tháng 4 năm 1955.
Quan tài của Albert Einstein, di chuyển trong từ Bệnh viện Princeton đến nhà tang lễ, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Con trai của Einstein (Hans) cùng người thân và bạn bè của Albert Einstein trên đường tới nhà hỏa táng Ewing, tại Trenton, New Jersey, ngày 18 Tháng Tư 1955.
Đoàn người đưa tiễn đi qua chiếc xe chở linh cữu của Einstein từ Princeton.
Bạn bè và đồng nghiệp của nhà vật lý tham dự đám tang trong lặng lễ.
Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.
Gia đình và bạn bè trở về nhà của Einstein tại 112 Mercer Street ở Princeton, nơi ông đã sống 20 năm, sau khi đám tang kết thúc.
Tiến sĩ Thomas Harvey (1912 – 2007), nhà nghiên cứu bệnh học đã là người tiến hành khám nghiệm tử thi của Einstein tại bệnh viện Princeton vào năm 1955.Theo Life
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đời (ST: KC)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét