Trong nước Việt, người Kinh và người Mường vẫn có câu: tuy 2 mà 1 và tuy 1 mà 2.
Hơn 2000 năm trước, nước Việt kéo dài từ Hunan đến Guangdong của China, trước khi bị Tần Thủy Hoàng thôn tính.
Trong lịch sử Việt Nam, đã có những lúc tên nước là Đại Việt hay Đại Cồ Việt.
Người Đại (hay Tài mà người Chinese gọi vì họ không phát âm được nguyên âm Đ) là một dân tộc thiểu số ở China với dân số khoảng 1 triệu hiện nay. Người Đại sống ở vùng Yunnan, Tây Nam của China giáp giới với Việt Nam, Lào và Miến Điện, tôn giáo của họ là đạo Phật.
Truyền thuyết của người Đại là dân tộc họ xuất phát từ những ngọn núi giáp giới với Tây Tạng, sau đó theo các con sông đầu nguồn của sông Hồng và sông Mê Kông xuống làm ăn và định cư ở những vùng phía dưới. Tiếng Chinese gọi họ là Tài nên cho là họ gần gũi với người Thái.
Người Đại là dân tộc sớm nhất ở China biết trồng lúa, người Đại gọi họ là những người của Nước nên trong tín ngưỡng của họ khi lên cúng Phật phải mang theo nước để tắm cho Phật, ngày hội lớn nhất của họ là ngày hội té nước, con trai của người Đại cũng đội khăn xếp theo dạng phong tục của họ.
Người Đại có truyền thống sống với cây tre nứa, nên những sản phẩm họ làm đều từ cây tre nứa mà ra, măng là món ăn thường xuyên của họ, cái điếu cầy cũng là bạn thân thiết với đàn ông người Đại. Nếu ai còn nhớ thời thơ ấu, khi đi học cấp 1 vẫn chơi trò chơi cả lớp ngồi vòng tròn, sau đó 1 người chạy vòng quanh bỏ khăn sau lưng 1 ai đó, trò chơi đó hiện nay vẫn là trò chơi của trẻ em người Đại.
Sau đây là lễ hội tắm cho Phật và hội té nước của người Đại cùng với 1 bữa cơm với măng của người Đại.
1 nhận xét:
Ghi chép trung thực cho đời sau, ấy là lịch sử!
Đăng nhận xét