Nhân việc các báo đăng bài của khách du lịch phàn nàn về
việc ngành du lịch Hội an ép khách phải mua vé vào cửa Thành phố, lại nghe tiếp
bí thư thành ủy Hội an thông báo: khách kêu là đúng, từ nay người Việt nam thì
vào tự do còn khách nước ngoài phải mua vé theo chế độ “siết giá “ .
Xin kể câu chuyện có thực 100% của cháu tôi :
Hoài Hạnh sinh ra ở
Đức ( có bố mẹ cùng là người Việt). Cháu về Việt nam thăm ông bà nội ngoại .
Năm nay 21 tuổi, bố mẹ đồng ý cho cháu về Việt nam một mình mà không phải kèm
cặp như mọi lần. Hoài Hạnh rủ một bạn gái người Đức cùng tuổi, là bạn học từ
nhỏ cùng về thăm Việt nam. Hai đứa con gái bàn nhau chọn chế độ du lịch Balo.
Ngay ngày đầu tiên của kế hoạch, đã có sự chục chặc, tại Đại
sứ quán Việt nam tại Berlin, thị thực nhập cảnh của Hoài Hạnh cho 5 năm là 35
Euro, nhưng thị thực nhập cảnh một lần cho
Carin là 80 Euro. Cháu tôi kêu: Vì
cháu nhận phần đến ĐSQ làm thủ tục nên khi nhận viza không có hóa đơn kèm
theo, cháu không có cách nào giải thích cho bố mẹ bạn cháu sự khác biệt gần gấp
ba này nên đành chịa đôi với bạn!
Từ Đà nãng hai đứa vào Hội An bằng phương tiện xe Bus. Sáng
lên xe thấy vui vì mỗi vé chỉ là 20.000 VNĐ. Carin thốt lên ,
sao vé rẻ thế!
Tại Hội an, hai cô gái đến tiệm may đặt cắt cho mỗi cô một
áo dài Việt nam làm kỷ niệm.
Hoài Hạnh nhỏ người nên chủ tiệm hẹn có thể nhận áo trong
ngày nhưng Carin thì quá khổ, phải hôm sau mới có áo. Tính đi lại cũng rẻ nên
hai đứa đồng ý hôm sau quay lại.
Sáng hôm sau , khi lên xe Bus thì phát sinh tranh cãi. Hạnh lên xe dễ dàng nhưng Carin bị phụ xe cản
lại. Carin ú ớ hỏi tại sao thì được trả lời là phải mua thêm vé. Vé của Carin
là 40.000VNĐ!
Hạnh lung túng giải thích, hôm qua vé của cả hai là như
nhau, cớ sao hôm nay vé của bạn lại gấp đôi? Phụ xe Bus giải thích : Vì cô này
là Tây.
Sau khi được bạn dịch lại lý do bị ngăn lên xe, Carin thoáng
bực tức, cô đanh mặt nhờ bạn dịch cho cả đám đông lý lẽ của cô : Tôi sang Việt
nam là để thăm đất nước của bạn. Mấy ngày nay, tôi thấy có vài điều xin được
nói ra : Tại sao cùng một dịch vụ mà vé của tôi lại gấp đôi? ( tôi có ngồi hai
chỗ đâu!)
Tôi nghĩ chỉ có hai cách giải thích, một là Việt nam coi giá trị của mình chỉ bằng
nửa chúng tôi ( Tây), giá trị chúng tôi
gấp đôi nên chúng tôi phải trả phí cao hơn?
Điều naỳ chắc chả người Việt nam nào lại tự thấy mình kém cỏi, thấp kém như
thế.
Cách hiểu thứ hai, các bạn coi Tây chúng tôi là ngờ nghệch, có
thể lừa mị nên người của mình các người lấy đúng giá,còn chúng tôi, đám người
ngố nghếch, lấy giá dịch vụ cao thấp sao cũng phải chịu! Cách thứ hai này thí
tôi nói luôn : Tôi sẽ không thừa nhận. Tôi với bạn tôi, cùng lớn lên ở một nhà
trẻ và bây giớ là 21 năm, chúng tôi như nhau!
Xin hỏi anh lái xe và các vị, các vị chọn cách nào ? Nếu là
cách thứ nhất, tôi xin trả thêm 20.000 VNĐ và chào các bạn !
Câu chuyện chuyến về
Việt nam của cháu tôi còn dài nhưng nhân chuyện báo chí, xin kể lại để bạn đọc
cùng nghe. Bạn nào có lý lẽ khác với Carin, xin trao đổi cho đỡ buồn.
( Trần Đình viết từ Hà nội)
2 nhận xét:
Đành hiểu theo cách thứ nhất vậy. Tây họ văn minh, giầu có, giá trị cao nên đi xe buýt có giá vé gấp đôi. Như vậy Tây cũng được "tâng bốc" mà bỏ qua còn ta mục đích kiếm thêm mấy đồng chịu "nhục" không sao, quen rồi. Còn lý thứ 2 ư? còn lâu Tây mới ngờ nghệch! Việc thu vé vào khu du lịch nên theo vé tua là tiện nhất. Nếu đi thêm ngoài vé tua thì mới phải mua. Nước ngoài cũng làm vậy.
Quá đơn giản, thật cũng đúng vậy thôi, đó là sự điều tiết mức thu nhập khác biệt hợp lý, ví như người tây lương trung bình 6000US/tháng, người Viêt 200US/tháng thử hỏi ra cộng đồng sinh hoat bạn làm phép giải thế nào? tôi có quen nhiều bạn NN vào du lịch và đang sinh sống tại VN. gần như 100% người NN sống tại VN đều khẳng định giá sinh hoạt ở VN quá rẻ, còn 75% người NN vào du lịch kêu giá tour quá đắt
Đăng nhận xét