Anh bạn nhà thơ nhờ mình kể tiếp chuyện lính pháo đi Coong trình, tự sự thì...xấu hổ lắm.
Mới vào lính, làm pháo thủ sơn pháo, bạn mình hành quân sang Cánh đồng Chum, Lào đánh nhau với đám Vàng Pao.
Trên đường hành quân, chàng pháo thủ trẻ dừng chân ở Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An, một bản người Hmong bình dị, rất quý bộ đội. Quân dân như cá với nước và anh bạn nhà thơ đã đầu mày cuối mắt với cô Mỷ, cô gái Hmong chim sa, cá lặn và được em rủ về làm Coong trình.
Pọ mế nhiệt tình đưa hai đứa vào buồng. Cái giường người Hmong lạ lắm, hẹp như cái ghế băng, chỉ đủ nằm úp thìa, mà em đã thiêm thiếp rồi, miệng hé mở như trái đào mời mọc.
Không thấy đối phương phản ứng gì, anh chàng pháo thủ tiếp cận mục tiêu ngay, không chờ bắn toạ độ. Lúc này mà đợi trinh sát, tính toán phần tử bắn, khẩu đội trưởng ra lệnh thì... đứt.
Em mặc áo mớ ba mớ bảy, buộc thắt nút cẩn thận, trong cùng là cái yếm, buộc khít vào người.
Nghe nói bánh dày ấy chỉ giành cho con, không cho người lớn đâu; Chịu. Trong cái váy lại còn cái quần lanh nữa, buộc ống túm; bên trên là cái thắt lưng bằng vải lanh, buộc đến chín cái nút.
...
Ban đầu là ngón tay, sau cả năm ngón, rồi cả hai bàn tay... cuối cùng, điên cả ruột, bạn mình dùng cả răng để cởi nút. Cái giống vải lanh thật tệ, có nước là nó thít chặt lại, nhất là nước bọt. Hai cái răng nanh mất ở đây chứ làm sao đạn bắn vào mồm mà chỉ mất 2 cái răng nanh thôi.
Hì hục từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, bạn mình cởi được 3 cái nút, còn lại 6 cái nữa.
Nhưng Bình minh đã bừng lên ở chân trời, bộ đội đã lục tục tập hợp; nhà thơ chúng ta phờ phạc sau một đêm lao động vất vả.
Cô em hé mắt, tủm tỉm: Cái bộ đội cù em suốt đêm, nhưng thích đấy.
Pọ vào hỏi thăm có ngủ được không, nghe bực mình lắm.
Bà mế có vẻ thông cảm: Phong tục nó thế, coong trình phải hàng năm cơ, không như ăn mèn mén đâu. Bộ đội thế là giỏi rồi.
Sau đêm ấy, chàng pháo thủ nhà ta trở thành nhà thơ, bất kể cái lá rụng hay cánh hoa xoan, hoa dại, kể cả hoa bèo Tây đều được bạn mình thi vị hoá.
Thế là giỏi đấy; Khi về thủ đô, nhà thơ vẫn mơ về cô sơn nữ hôm nào. Tiếc rằng đường từ Lào về lại qua Thanh hoá. Mỷ ơi, giờ em ở đâu, ta lại đi Coong trình.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Sao nại có nính Trỗi kém thế, mất 9 tiếng đồng hồ với 2 cái răng nanh mà nại "sôi hỏng, bỏng không"!? Thiếu gì cách mà phải "hy sinh" 2 cái răng duyên? Chả phải tay Quốc Việt.
Nhưng thôi, nếu vì thế mà thành nhà thơ thì cũng đáng. Hì hì. :D
Tưởng-anh tướng nhà ta đứng đắn.Té ra không phải-biết đâu từ chuyện này mà anh ta"biết đời".Riêng tôi-Quốc Việt,cũng hóm ra phết.
À quên-tình cờ có anh CHB đến nhà tôi xem cờ tướng,vóc dáng nhỏ bé thật thà,quê Nghệ An,họ hồ tên Võ,lính 64 đã từng bảo vệ cụ Đồng sỹ Nguyên từ Quảng Bình đến buon mê.Vậy bá cáo với"Quốc trưởng"thông tin đến đ/c Quang Việt,để thể hiện sự quan tâm.
Đã thông tin cho con cái, họ còn phải hỏi cụ. Tình thì tốt thôi nhưng cái gì là quá khứ thì phải thận trọng.
Không biết người, biết ta thì các cụ sẽ phải Coong trình suốt, Nhân đây tặng các cụ bài tự sự của cô Mỷ:
Cô Mỷ hồi xưa - giờ vẫn rất duyên,
Khoe mãi bàn tay bị nhà thơ cắn.
"Ừ, nó yêu nên nhầm tay là nút
Kỉ niệm xa rồi, liệu nó nhớ không?
Mình cũng thích cái bộ đội ca nông,
Nhưng đêm ấy nó làm vội quá.
Hai bàn tay, mình đâm ra khó đỡ,
Lại còn răng? Đâu kịp nghĩ suy gì.
Ừ có về nhắn lại bộ đội nghe.
A Páo nhà mình cũng không biết giận.
Bộ đội ra đi, tiếc gì tính mạng,
Thì mình sẽ cho, đừng vội làm gì."
Anh em góp ý bài viết của mình nghiêm trang quá, tập viết vui và hài một chút, tin được đến đâu thì tuỳ anh chị em thử nghiệm.
Đăng nhận xét