Nhiếp ảnh gia Ashit Desai 54 tuổi, sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được loạt ảnh này khi đi nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Trong ảnh là đoàn tàu chạy qua xuyên qua đường Nguyễn Thái Học. Những cửa hàng, nhà ở của người dân nằm khá sát đường tàu.
Người phụ nữ ngồi bế cháu gần khu vực đường tàu. Tại đây, mỗi ngày các đoàn tàu chạy qua khoảng 4 lần.
Đường tàu chạy xuyên qua các con phố cổ ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội và hướng ra cầu Long Biên. Trong ảnh là một người đàn ông ngồi đọc báo một cách thoải mái ngay sát đoàn tàu chạy.
Khi tàu không hoạt động, người dân sống hai bên đường tàu ngồi chơi cờ, đi lại tự do ở khu vực đường tàu.
Khi tàu đang chuẩn bị đến gần, người dân sống hai bên đường vội vã di chuyển ra khỏi khu vực đường tàu. Cũng có lúc họ phải di chuyển cả những biển hiệu quảng cáo.
Nhiếp ảnh gia Ashit Desai, 54 tuổi sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được những bức ảnh chân thực về cuộc sống của người dân Việt Nam ngay bên cạnh đường tàu cũng như tình trạng giao thông tại đây.
Ông Desai cũng cho biết người dân nơi đây biết khi nào đoàn tàu đang đến, họ sẽ phải di chuyển ra khỏi khu vực đường tàu. Điều này đã trở thành thói quen của họ.
Nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn đường sắt đã được áp dụng nhưng hàng năm, tai nạn đường sắt chiếm khoảng 2% tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Những vụ tai nạn đó xảy ra tại các địa điểm xây dựng trái phép cạnh đường tàu hoặc do nơi đó không có rào chắn hay biển cảnh báo.
Nhiều vụ tử vong thương tâm xảy ra tại những khu vực không có rào chắn hay biển cảnh báo nguy hiểm. Ước tính có khoảng 50.000 điểm giao cắt trái phép qua đường sắt Việt Nam.
Cuộc sống của người dân bên đường tàu để kiếm kế sinh nhai.
Nhiếp ảnh gia Desai tiết lộ, người dân ngồi chơi, bán hàng thường di chuyển ra khỏi khu vực đường tàu khi tàu hoạt động vào lúc 4 hoặc 6h sáng.
Sau khi tàu đi qua, người dân trở lại cuộc sống bình thường. Họ nấu nướng, đi lại... xung quanh đường tàu.
3 nhận xét:
Nhà tôi gần ga nên rất thấm cảnh này. Dân các nước chậm phát triển như ta, Ấn, Bangladesh... đều coi thường cái chết. Hơn nữa pháp luật lại không nghiêm nên hậu quả vậy là tất yếu.
Nhiều thói quen chết người được dân Việt Nam ta coi thường.Ngoài tình cảnh trên ta còn nhức nhối nạn tắm sông, qua sông qua suối đi học của trẻ.Tôi cũng muốn nói như KQ: Vấn đề là người làm luất pháp,các bậc cha mẹ,thầy cô chưa thật sự chú ý những cảnh tượng này.
Ngày xưa nói vì quá nghèo nên người dân sống sát đường tầu.Nay kinh tế khá hơn mà dễ như vậy là Tội của Nhà nước.
Đăng nhận xét