Bếp trường bắn quanh năm đỏ lửa vài ba bận, là khi khi đơn vị kết thúc khóa huấn luyện hoặc hôi thao cuối năm có bắn đạn thật. Quân số vẻn vẹn mấy anh cán bộ khung, chục chú lính làm công tác bảo vệ kiêm sản suất cùng hai em nuôi quân. Kho nhà bếp khi nhiều có ta gạo, vài ký muối, can nước mắm, ít cá khô, chục lít dầu … chả cần sổ sách thằng cu Dũng nhắm mắt tính vo cũng cân đối được thu chi trong tháng. Một lần tay sỹ quan phụ trách trường bắn có khách đột xuất tiền túi cuối tháng không còn mà bếp đơn vị cũng trống trơn. Bí quá ông bảo thằng cu Dũng xuất chục lít dầu đem đổi vịt và rượu làm cơm tiếp khách. Bẵng một thời gian một hôm bất chợt kiểm tra sổ sách thu chi của bếp ông hết hồn khi thấy phần chi có dòng “ xuất10 lít dầu ”. Nội dung “ Chi liên hoan tiếp khách của thủ trưởng …” “ ngày …tháng …” .
-Mẹ tiên sư nó thế này có chết ông không cơ chứ! Tay sỹ quan nhảy dựng lên chửi. Đúng là làm lính thằng khôn còn hơn … Diễn vừa ôm bụng cười vừa kể.
Diễn cân đối khỏe mạnh đẹp trai, da trắng, hiền lành hay cười và đặc biệt thật thà chịu khó. Đúng là “ Hữu xạ tự nhiên hương” chả thế mà vừa mãn khóa huấn luyện tân binh buổi sáng thì buổi chiều phòng hành chính đơn vị đã đánh xe xuống gí quyết định tiếp nhận có chữ ký của ông trung tá trưởng phòng.
Thế là Diễn khăn gói quả mướp theo xe về đơn vị mới chả kịp chia tay với anh em
Diễn về bộ phận tạp vụ cho thủ trưởng .
Khu ở và làm việc của trưởng phòng là dãy nhà liên hoàn. Ngoài cùng là phòng tiếp khách và làm việc tiếp đến là phòng ngủ rộng khu vệ sinh sau cùng là bếp ăn. Toàn bộ nằm trong khuôn viên có nhiều cây ăn trái mít, vú sữa, ổi, sabôche … cây cảnh cùng dàn hoa giấy đủ màu được xén tỉa công phu…
Ông trưởng phòng tuổi ngoài 50 nhưng còn săn chắc. Ông sống độc thân, vợ con ở ngoài quê. Ngày ấy QĐ chưa nghĩ ra chuyện cấp chia đất cho sỹ quan và ông cũng chưa nghĩ ra việc phải đoàn tụ vợ con. Ông chỉ đơn giản, vài năm nữa đến tuổi hưu ông sẽ trở về quê sau mấy chục năm chiến trận về nơi ông sinh ra để hương khói ông bà bố mẹ mà lúc còn sống ông chưa một ngày báo đáp đền ơn. Vốn gốc gác nông dân thích thiên nhiên, yêu động vật. Ông có con chó Phốc thuần chủng, ông rất quý ngay cả lúc làm việc con chó bao giờ cũng nằm trên đùi ông. Mảnh vườn rộng sau nhà ông dành 5-6 mét vuông rào lưới mắt cáo trồng cỏ nuôi đàn chuột khoang. Ông đắp giả hòn núi y ngọn núi Yên Phụ quê ông . Nhìn mấy con chuột hí húi gặm cỏ trên ngọn giả sơn ông bảo hệt ngày còn bé đi núi chăn bò cho địa chủ. Dàn hoa giấy và cây cảnh trong khuôn viên là tự ông chăm sóc cắt tỉa đố có đứa công vụ nào dám động tay vào. Công vụ chỉ có mỗi việc bón phân tưới nước bắt sâu và quét dọn lá rụng trong vườn.
Ông trưởng phòng cũng thật đặc biệt, ông không thích đàn bà con gái. Mỗi lần có đợt tân binh nữ quân lực bao giờ cũng để dành mấy em có ngoại hình và lý lịch ưu tiên cho công vụ thủ trưởng đơn vị và thủ trưởng các phòng ban. Nhưng ông chẳng bao giờ màng ông không thích dính dáng đến đàn bà ông nói: “Con trai thiếu gì đứa vừa giỏi vừa ngoan. Nhận cái đám đái không qua nổi ngọn cỏ ấy về chỉ thêm rách việc, “có ai mà thức được hết đêm”, Dịn mấy rồi cũng phải có lúc thèm, khi cơn thèm trong người nổi lên rồi thì … trong đơn vị khối vụ rồi đấy, không khéo mất sao mất gạch như chơi”
Một buổi tối Diễn đang ngồi xem tivi thì thằng Phi cùng bộ phận tạp vụ với Diễn, trước đây là công vụ cho ông trưởng phòng sồng sộc lao vào.
- Diễn! lên gặp trưởng phòng có việc. Vừa nói mắt thằng Phi vừa liếc đểu tay đưa lên che miệng cười khùng khục.
Thế là Diễn vội vàng mặc quần áo đi ngay vừa đi vừa nghĩ chả hiểu có chuyện gì mà thủ trưởng gọi mình giờ này.
Đứng trước cửa phòng ngập ngừng một lúc Diễn mới dám gõ.
- Diễn hả? Tiếng ông trưởng phòng âu yếm vọng ra
- Dạ!
- Mở cửa vào đi cháu.
Lúc ấyDiễn mới dám đẩy cửa bước vào.
- Chú cho gọi con?
- Ừ! Chả có việc gì đâu buồn quá gọi mày lên chơi ngồi uống nước nói chuyện quê hương cho vui, chả là Diễn đồng hương với ông, quê Kinh Môn, Hải Dương
- Ngồi xuống! ngồi xuống ghế đi cháu! Nói rồi ông mở tủ lạnh lấy mấy chai bia Sài Gòn, đĩa kẹo lạc đặt lên bàn.
- Uống đi! Chai này là của cháu, không uống được cũng phải hết cốc, cởi áo ra cho mát…
Chuyện trò lan man rồi chai bia cuối cùng trên bàn cũng hết, có tiếng “kèn” báo giờ đi ngủ của đơn vị.
- Khuya rồi tối nay ở lại đây ngủ với chú, ông trưởng phòng nhẹ nhàng. Trong nhận thức của Diễn, chàng lính tơ gốc gác “thuần nông” cả đời quanh quẩn sau lũy tre làng thì lời nói ấy như mệnh lệnh.
- Đấy! giường kia chăn màn đấy là của thằng Phi công vụ cũ của chú nhưng nó đã chuyển sang bộ phận tạp vụ chỗ cháu, dỗ dành thế nào cũng không chịu ở lại, chưa tìm được đứa nào thay. Hay mày lên đây làm công vụ cho chú? Vừa nói ông vừa đi ra cửa nhấc đôi dép của Diễn đặt vào trong phòng khép cửa lại
Có cốc bia Diễn ngủ như chết.
Nửa đêm Diễn bỗng thấy nhột nhạt cảm giác như có ai quờ quạng đè lên người, rồi chợt tỉnh ngơ ngác.
- Chú đây! Nằm im! tiếng ông trưởng phòng hồng hộc như lợn đẻ giữ con.
Diễn hết hồn, sờ tay xuống dưới cái quần đùi bà bô, quân trang mới phát mặc trên người bay biến từ lúc nào. Ông lật Diễn như bà già mắt toét bán bánh đa nướng lật bánh trên chảo than ngày còn ở quê mỗi lần theo mẹ đi chợ phiên. Có lúc ông bắt Diễn úp mặt cả xuống chiếu y đám đạo hồi bên Iran, Irắc chổng mông trong thánh đường lạy đức Ala . Cái cằm đầy râu của ông chà quẹt lên gáy, lên cổ Diễn buồn không tả nổi, hứng chí ông còn cắn cả vào vai vào gáy Diễn tưởng tóe máu. Diễn nghiến răng cố chịu. Bỗng Diễn thấy đau nhói ở phía dưới tiếng ông nấc lên giật cục rồi trong khoảnh khắc ông đổ vật ra giường:
- Thôi… ngủ … đi!… ngủ … đi …cháu, tiếng ông thều thào đứt quãng. Ông như người lính bị thương lết về phía giường mình.
Vài phút sau tiếng gáy của ông đã váng lên y hệt cái máy phát điện cổ lỗ của đơn vị mỗi lần quá tải.
Thấy tình hình “êm” Diễn lồm cồm bò dậy mò tìm quần áo rồi mở cửa phóng vào màn đêm. Chạỵ được một đoạn sực nhớ còn đôi dép, thế là phải quay lại.Diễn đắn đo mãi … phòng thủ trưởng bao nhiêu tài liệu lỡ bỏ đi phòng không khóa kẻ gian đột nhập lấy cắp thì chỉ có nước tù. Thế là Diễn đành kê dép ngồi cửa canh tới tận sáng.
Hôm sau gặp Diễn bàn tay ông trưởng phòng nắm lại chỉ còn ngón trỏ dứ dứ về phía Diễn rồi ư ử ra chiều “cấm được nói với ai”. Ông còn hẹn Diễn tối nào rảnh lên chỗ ông chơi. Diễn chối đây đẩy. Từ đó trở đi chả bao giờ Diễn dám một mình buổi tối lai vãng tới phòng của ông.
Sau cái đêm ấy cuộc đời Diễn bước sang một trang mới.
Một hôm ông trưởng phòng dò hỏi ý Diễn:
- Bộ phận “ âm ly loa đài” đơn vị đang cần một chân, ngày có mấy bận bật công tắc âm ly, máy quay băng phát loa hiệu lệnh kèn cho đơn vị biết giờ báo thức, làm việc, ngủ nghỉ. Hôm nào mất điện mới phải leo lên chòi phòng không thổi kèn hơi bằng miệng thay cho máy. Chân này nhàn hợp với tạng của cháu nếu thích chú điều đi.
Diễn ưng ngay, công việc không những nhàn mà còn có vẻ nghệ sỹ rồi lại liên lụy đến máy móc kỹ thuật. Oách! Tin này mà bay về đến quê thì khối em “sứt đầu mẻ răng” chứ chả chơi.
Xuống bộ phận quân nhạc học kèn hơn tháng, tưởng ngon ăn thế mà mệt, hai bên mang tai đau nhức như bị bệnh quai bị, hơi đẩy cả ra mắt đêm về ghèn đóng từng cục tưởng đau mắt đỏ… Chỉ có mấy nốt “ Tò te te tò te tý te tò te tý tý te tý te …” Mà học đúng một tháng giời.
Công việc đang trôi chảy thì chả biết có phải vì “ ghen ăn tức ở ” hay thực lòng yêu thương đồng đội mà mấy đứa cùng lứa tân binh với Diễn bóng gió, chúng thì thào:
- Bọn mày có biết vì sao ông Chí “gù” ông ấy xin chuyển khỏi vị trí “thổi kèn” không?
- Bọn tao không biết.
- Cấm nói với ai! Không khéo tới tai, ông ấy chửi cho thì dại mặt. Dạo này mùa khô điện cúp liên tục ông ấy phải thổi kèn nhiều, hơi tích ở phổi ra kèn không hết nó dồn xuống đít. Nên ông Chí “gù” phát bệnh lòi dom, Bác sỹ khuyến cáo không được làm “nghề” ấy nữa nên ông ấy mới phải xin đi, chứ chỗ ấy ngon như thế ....
Nghe loáng thoáng Diễn giật mình chột dạ: Ừ! Đúng thật! dao này tự dưng đít cứ thấy đau đau. Không hiểu do thổi kèn hay hậu quả từ cái đêm hôm ấy bị ông trưởng phòng ... Chả biết đúng sai phải trái nguyên nhân từ đâu, cứ thế Diễn lăn ra “bắt đền” ông trưởng phòng rồi nằng nặc xin đi.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét