|
Cựu Đại sứ Tề Kiến Quốc đáp lễ trong tiệc chiêu đãi của QK7.
|
Đã từ lâu, Bộ Quốc phòng ta muốn mời gia đình các tướng lĩnh TQ - từng là thành viên Đoàn cố vấn quân sự, tham gia các chiến dịch thời gian 1950-54 và nhất là Chiến dịch ĐBP - sang thăm VN. Đúng dịp 60 năm Chiến thắng lịch sử ĐBP, thông qua đường Liên hiệp các tổ chức hữu nghị quan hệ với "phía bên kia" là Hội Trung - Việt hữu hảo mà ông Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ TQ tại VN sau ông Lý Gia Trung, là Phó chủ tịch. Hai bên tích cực xúc tiến tổ chức cho chuyến đi này đúng vào dịp này.
|
Cùng gia đình Tướng Trần Canh. |
|
Cùng con trai Tướng Vy Quốc Thanh, con nuôi cụ La Quý Ba, con, cháu
cụ Trần Canh và ông Hoàng Quần (phải). |
|
Cùng vợ chồng anh Hàn Phong (Tướng Nguyễn Sơn). |
|
Cùng vợ chồng anh Tiểu Việt (Tướng Nguyễn Sơn). |
Đoàn gồm gia đình các cụ Trần Canh, Vy Quốc Thanh, La Quý Ba và Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn cùng 1 số khách (vợ chồng cụ Hoàng Quần, gia đình 1 số cán bộ sứ quán TQ tại VN cuối những năm 1950) thân thiết với VN. Trưởng đoàn là ông Tề Kiến Quốc.
Tới HN, đoàn được Bộ trưởng Quốc phòng tiếp, sau đó Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chiêu đãi. Bạn rất vui được gặp lại bà Đặng Thị Bích Hà, phu nhân Võ Đại tướng. Sau đó lên thăm ĐBP 2 ngày. Họ còn được đến thăm Sở chỉ huy của Võ Đại tướng ở Mường Phăng.
|
Xuống địa đạo. |
|
Ghi lại những kỉ niệm quý. |
Chặng cuối bay vào TPHCM. Bà Vy Quốc Thanh yếu nên chỉ dừng ở HN, con trai và cháu nội đi cùng đoàn. Gia đình Tướng Trần Canh có 2 con trai là thiếu tướng cùng 1 con gái và cháu nội. Gia đình cụ Nguyễn Sơn có 2 cặp vợ chồng anh Tiểu Việt và Hàn Phong.
|
Bom đạn Mỹ không thể khuất phục. |
|
Vài lời chia tay. |
|
Uống nước dừa, ăn miếng sắn, miếng cơm vắt nhớ lại ngày xưa.
|
Bộ tư lệnh QK7 đã thay mặt Bộ Quốc phòng đón tiếp. Các thành viên vui mừng khi gặp được anh Hoàng Quốc Chinh, con trai Đại tướng Hoàng Văn Thái - người bạn chiến đấu những năm tháng kháng Pháp. Phải 60 năm mới có cuộc đoàn tụ như thế này, lần đầu gặp nhau mà như đã quen biết từ lâu.
Tháp tùng chuyến thăm Di tích Địa đạo Củ Chi, bạn khâm phục về công trình chiến tranh nhân dân này: "Ở TQ cũng có địa đạo chiến nhưng không bằng được hệ thống này của VN".
Khi về dự bữa cơm của Tổng lãnh sự TQ, chúng tôi được chia sẻ nhiều suy nghĩ, nhất là về cuộc chiến tranh biên giới 1979. Có thể có những bất đồng nhưng ủng hộ Polpot, Kh'mer đỏ là ủng hộ kẻ diệt chủng, giết hàng triệu đồng bào Kh'mer.
Cảm động hơn khi có 1 thành viên đoàn nêu vấn đề: "Khi thăm Điện Biên, tôi thấy 1 bản đồ TQ được vẽ từ thời Mãn Thanh, không ghi Hoàng Sa, Trường Sa của TQ. Vậy chúng ta suy nghĩ vấn đề này thế nào?". Câu hỏi này cũng muốn được Tổng lãnh sự Sài Văn Duệ trả lời nhưng ông Tề Kiến Quốc khéo léo chen vào: "Tôi là người tích cực tham gia vấn đề "biên giới trên bộ" và 2 nước đã cơ bản làm xong các cột mốc. Còn tranh chấp trên biển thì lãnh đạo 2 nước cần phải tiếp tục bàn bạc, trao đổi, để đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ...".
Anh Kháng Chiến trước khi chia tay cũng nói, quan hệ 2 nước từng kinh qua gian khó, từng phải đổ xương máu, có những chiến sĩ giải phóng quân TQ hy sinh trên đất Việt... Điều đó chúng tôi không bao giờ quên. Khi sang Nam Ninh, Quảng Châu, gặp những bạn TQ, họ đều nói, mọi vấn đề giữa 2 nước có thể giải quyết trên bàn đàm phán, không thể dùng chiến tranh. Vì thế chúng ta phải cùng nhau giữ gìn những gì đã phải đổi bằng xương máu.
Tin tưởng rằng chuyến đi này cũng sẽ có những tác động tích cực để nhân dân TQ hiểu hơn về VN, hiểu hơn về sự thật.
Chúng tôi kịp tặng các thành viên huy hiệu Đại tướng để tối hôm đó khi dự tiệc chiêu đãi của Thành ủy, họ sẽ đeo trên ngực.
3 nhận xét:
Trong ngoại giao nhân dân ,đây là một chuyến đi rất thành công. Tứ Chủ tịch nước,Bộ trưởng Bộ quốc phòng,Thứ trươ83ng Bộ Quốc Phòng,Chính ủy Quân khu 7 đến những người Việt Nam tiếp súc với Đoàn đều bầy tỏ một cách chân thành chúng ta quý trọng tình cảm hữu nghị giữa dân tộc Việt-Trung,quý trọng sự giúp đỡ cùa nhân dân Trung Quốc,nhân dân hai nước phải cùng nhau giữ lấy Hòa Bình để cùng phát triển.
Các thànhn viên của Đoàn rất vui mừng vì được đến Việt Nam ,nơi thế hệ cha anh của họ đã cùng góp sức cùng nhân dân Việt Nam giành lấy thắng lơi trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp,can thiệp Mỹ.Từng thành viên cảm nhận sâu sắc tình cảm chân thành của nhân dân Việt nam đối với Đoàn ,với nhân dân Trung Quốc.
Trần Kháng Chiến người tháp tùng Đoàn tại Tp HCM.
TQ vẫn mãi là TQ thôi, khó dạy dỗ lắm.
Vấn đề là làm sao cho dân TQ biết được cái gì sự thật.
Đăng nhận xét