Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Chúng tôi đi Đức - chuyện kể 43 năm trước (Đôn Hà k5)


Chuẩn bị
Vĩnh Yên,đầu tháng 6 năm 1971. 
Hôm đó là ngày thi môn cuối cùng (cũng là môn khó gặm nhất của năm thứ nhất): môn Cơ lý thuyết, thi vấn đáp, khi chúng tôi đang là lính Đại đội 153, trường ĐHKTQS. 5h30(?) toàn đại đội tập trung để chuẩn bị bước vào phòng thi thì có lệnh của tiểu đoàn, yêu cầu một số học viên tập trung gấp, trong đó Trung đội 1 có Đôn Hà, Kim Khôi, Thiện Luận; B2 có Tất Thắng, Vinh (còi); B3 có Nguyễn Chương (Ba té), Quý Sơn cùng vài bạn, hơn 10 người. Khi tập trung thì mới đươc biết có lệnh đi khám sức khỏe tại Quân y viện 9 nhưng không rõ lý do. Gần 11h về tới đơn vị, cả lũ mới tá hỏa vì đề thi quá khó, tỷ lệ đạt yêu cầu rất thấp. Hoảng hồn!


Đầu tháng 7, có lệnh cắt quân số, điều động các học viên đã đi khám sức khỏe về Đoàn 871 TCCT. Tại đây đươc gặp mấy bạn từ ĐH Quân y như Thịnh (cồ), Thiện Nhân, Nguyễn Khang, … Cán bộ của Cục Cán bộ gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho mọi người là được cử đi học nước ngoài theo đường Bộ Đại học. Trong đó có 5 người được cử đi học tại CHDC Đức là Nguyễn Chương, Thiện Nhân, Đôn Hà, Tất Thắng và Quý Sơn. Số còn lại: Thịnh (cồ), Luận (êu), Vinh (còi)… tổng cộng hơn 10 người đi học ở Liên Xô, Hung. Mọi thủ tục sẽ do Đoàn 871 lo liệu.
Giữa tháng 7/1971, tất cả tập trung tại ĐH Bách khoa (HN) để làm hộ chiếu. Đến đây thì gặp lại mấy bạn Kỳ Bắc, Đức Thành… Vui hết cỡ. Kỳ Bắc (nhông) đã học 1 năm tiếng Đức tại ĐH Ngoại ngữ HN. 
Bữa đó hai anh em đang đứng nói chuyện với nhau thì có bạn học của Kỳ Bắc tới hỏi bằng tiếng Đức, Bắc nói “Dạ”. Tôi ngạc nhiên hỏi bạn đó nói gì mà Bắc lại 'dạ'. Hắn cười “Thằng đó nó hỏi nhà xí còn chỗ không, tao nói còn, mà là “Ja”, chứ không phải là “Dạ”...". Phục các bạn sát đất. Lần đầu tiên được nghe tiếng Đức!

Học tiếng Đức
Qua tháng 8/1971, số đi Liên Xi6 đã lên đường, còn lại 5 anh em ở lại học tiếng Đức tại trường ĐH Ngoại ngữ HN, ở Thanh Xuân. Để tranh thủ thời gian, Cục CB đã bố trí thầy(?) dạy trước, làm quen tiếng Đức cho mấy anh em ngay tại Trạm 66.
Ngay tại buổi học đầu tiên thầy đã ghi lên đầu bảng câu: “Deutsch ist eine der schwersten Sprachen der Welt” và giải thích: “Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Bởi vậy các em phải rất, rất cố gắng học mới được”. Câu nói của thầy được ghi vào tâm khảm mấy anh em cho tới tận bây giờ. (Người thầy này đã anh dũng hy sinh cuối năm 1972, khi phố Khâm Thiên bị trúng bom B52 của đế quốc Mỹ. Xin được thắp nén nhang cầu mong  hương hồn thầy luôn thanh thản trên cõi Vĩnh hằng!)
Cuối tháng 8 có lệnh về trường ĐH Ngoại ngữ HN tập trung. Năm anh em được bố trí vào một lớp của khoa Đức ngữ. Vì trường ở tại Thanh Xuân, gần Hà Đông, đi lại khó khăn, nên cả 5 anh em đều ở lại, ăn ngủ tại trường.
Đầu tháng 9/1971, nhà trường bước vào năm học mới. Lớp có khoảng 30 bạn. Ngoài các thầy cô của khoa Đức ngữ còn có chuyên gia Đức giảng dạy. Những ngày học đầu tiên rất khó khăn. Mấy anh em cố gắng nghe rồi dich ra tiếng Việt để hiểu bài nhưng không kịp. Sau một tuần thì Nguyễn Chương đề nghị đổi lại cách học. Phải cố gắng nghe, đọc, tiếp thu và hiểu bài trên tiếng Đức chứ không được dịch ra tiếng Việt. Nhờ có sự thay đổi này nên mấy anh em tiến bộ nhanh. Lượng từ vựng và bài phải học hàng ngày rất nhiều. Mấy anh em đều rất cố gắng mỗi ngày học thuộc tới vài trăm từ mới. Có ngày Chương đạt kỷ lục - học thuộc tới 400 từ mới. Thật kỳ công! 
Tới cuối tháng 10/1971, thầy chuyên gia Đức vào lớp, chỉ vào mấy anh em Trỗi và nói với cả lớp: “Phải học được như 5 bạn này thì các em mới đủ điều kiện qua CHDC Đức học đại học. Các bạn khác phải cố gắng thật nhiều mới được”.
Cuối tháng 12/1971 thi xong. Cả 5 anh em đều đạt tốt. Thở phào! Tuy nhiên khi đi khám lại sức khỏe xuất ngoại thì Quý Sơn bị loại(?). Thật đáng tiếc. (Quý Sơn sau này là Tổng thư kí đầu tiên của Hội Tin học Việt Nam từ 1990).

Xuất ngoại
Một buổi tối đầu tháng 1/1972, chú đại tá Trịnh Đình Cửu, Cục phó Cục Cán bộ cùng một số cán bộ thay mặt Thủ trưởng Bộ triệu tập 4 anh em lên VP Tổng cục ở cửa Đông gặp mặt, động viên và giao nhiệm vụ. Một động thái rất hiếm hoi của Thủ trưởng Bộ QP! (Cho tới nay thì chỉ còn Thiện Nhân là thực hiện đúng tâm niệm và kỳ vọng của lãnh đạo Bộ QP lúc bấy giờ. 

Tối 21/1/1972, tất cả học viên lên tàu hỏa rời HN lên đường. Sáng 22/1 đổi tàu tại Bằng Tường. (Sau chiến tranh biên giới 1979, phía TQ ép VN phải chuyển địa điểm đổi tàu qua ga Đồng Đăng, Lạng Sơn)
Trưa 23/1 tới Bắc Kinh, nghỉ đêm tại KS Bắc Vĩ. Sáng 24/1 lên tàu của TQ đi tiếp qua U -lan Ba-to (Mông Cổ), (tàu LX thì đi qua ga Забаикальск, biên giới Trung – Xô). Khi qua hồ Baican thấy phong cảnh tuyệt đẹp trong mùa đông tuyết lạnh. 
Trưa 31/1 tới Moscơva, nghỉ đêm tại KS Золотой Колос (Bông lúa vàng). Sáng ngày 1/2/1972 đi tiếp qua Bạch Nga, Ba Lan. Sáng sớm 2/2 tới Berlin, kết thúc một hành trình dài 12 ngày, băng qua mười mấy ngàn cây số trên lãnh thổ của 6 quốc gia.
(Còn nữa)

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cuc pho Cuc can B. o thoi do hinh nhu la chu Tran Dinh Cuu.

Unknown nói...

Em cũng từng ở chờ tại 871 gần 3 năm!
Cũng đã học tại Trường ĐHNN trong giai đoạn chuẩn bị này.
Chờ đến khi cả Đông Âu tan tác hết thì ''chuồn'' về nhà.

Nặc danh nói...

Ich bin Dein Deutschesstudent.Danke sehr,mein Freurn

Nặc danh nói...

'Ich war dein Deutsches Student. Danke sehr, mein Freund!' chứ???

Nặc danh nói...

28 nåm trước tôi đi đức có việc riêng,1 chữ đức bẻ đôi k biết,may nhờ 2 chiến hữu DH,TN giúp.TN thì soạn 1 cuốn dạng như hội thoại,1ben tiếng việt-1ben tiếng đức,cần gì trỏ cột tiếng việt,ng đức xem cột tiếng đức là hiểu,rất tiện dụng.DH thì dạy tôi 1khoa tiếng đức cấp tốc 3thang,mục đích chủ yếu là để cua đầm,ấy thế mà hiệu quả phết .tôi còn nhớ câu ngạn ngữ đức ĐH dạy:was ich nicht waiss,macht micht nicht haiss-làm các cô dức rất khoái,phải nói là một lưỡii cưa lợi hại. đến nay có cô vẫn còn thư từ qua lại.cám ơn DH vàTN

TranKienQuoc nói...

Bố ND nào sau 28 năm vẫn giấu tên. SỢ gì? Già rồi mà!

Nặc danh nói...

Thì còn ai trồng khoai đất này. BL5 có cái hay hơn các anh khác là cứ ND,lính k5 khắc biết vì đã ăn cùng mâm ngủ cùng màn bấy lâu nên quá biết nhau, xá gì cái giọng văn, tuồng chữ,trong bọn với nhau thì biết nhau cả, nhưng các bà vợ, mấy đứa nhỏ thì... Thua,thế mới hay, BL5ạ.

Nặc danh nói...

Tớ cũng từng có thời phọt phẹt bên đức, một hôm lang thang ở Berlin,tình cờ gặp 1 anh đội trưởng lao động xuất khẩu, mấy tay đội trưởng này thường là dân đã học đại học bên đức nên rất thạo tiếng đức và biết hết ngóc ngách cuộc sống cũng như con người ở đây, sau 1 lúc nói chuyện,nghe hắn bảo ngày xưa học DH ở Magderburg,tớ hỏi: thế có biết ai tên là Đôn Hă không, hắn ối một tiếng, bảo: ối giời ơi,ai chứ anh Đôn Hà thì bọn em quá biết, anh ấy nổi tiếng khắp Magderburg.hỏi nổi tiếng là nổi tiếng thế nào, hắn kể: anh ĐH ăn khiếp lắm,brotchen(bánh mỳ con phết sẵn bơ,xúc xích, pho mai trong bữa ăn của người đức) ở nhà ăn trường em,bọn con gái bữa ăn 2cái, có đứa giữ eo chỉ ăn 1cái, con trai thì 3cái, anh nào giỏi lắm thì 4 hoặc 5cái là hết cỡ!thế mà anh DH anh ấy... ăn thi,có người đố ăn được 15 cái, mấy anh kia ăn được 10-12 cái là thua,còn anh DH ăn đến...30 cái brotchen,kinh thật! Ban đầu tớ nghe DH nổi tiếng, thì trong bụng hơi hoảng, sợ nổi tiếng vì ăn trộm, đánh lộn, hay gái gủng gì đây thì gay,nghe xong mình bỗng thấy "tự hào lạ thường"cho thằng bạn mình, cho trường Trỗi chúng ta.
P|S mấy con số 10,15,30 kể trên là theo trí nhớ của tớ,chưa chắc chính xác, xin nhân vật chính hiệu đính ạ.

Nặc danh nói...

"khi đi khám lại sức khỏe xuất ngoại thì Quý Sơn bị loại(?)"
"lão" Quý Sơn bị loại vì nghi có vấn đề ở phổi, trong khi "lão" ko biết hút thuốc! "lão" tới tôi hỏi: mày có bị gì ko? - ko - Biết thế tao xin mày miếng đờm để xét nghiệm!!! - Tại anh ko hút thuốc nên phổi ko đc khử độc đấy!
Ko biết tới giờ "lão" đã tập hút thưốc chưa?

HMK6