Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Côn đảo - “đảo ngục" thành "đảo ngọc” (LuuLinh)

Vợ chồng doanh nhân trẻ.
Lần đầu tiên tôi được đến Côn đảo đi cùng với Đoàn Doanh nghiệp (với hơn 60 doanh nghiệp Hà Nội, thành phố HCM và tỉnh Bà rịa – Vũng tàu) tham gia Chương trình Giao lưu từ thiện “Nghĩa Tình Côn Đảo”, hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, do Bộ TN - MT và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng tổ chức. Chuyến đi làm tôi thật sự ngỡ ngàng về đổi thay quá nhanh của Côn đảo từ Hòn đảo địa ngục trần gian đã trở thành  Hòn đảo ngọc của Việt Nam.
                                                                                      
Thật vậy, Côn đảo là một quần đảo xanh tươi ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có 16 hòn đảo với diện tích 76 km², dân số khoảng 7000 người. Tên Côn đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra, riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".
             
                                            

Tặng quà tình nghĩa.
Năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles. đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, quân trang, đạn dược, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.

Bà con nghèo nhớ mãi sự giúp đỡ này.
Năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành địa ngục trần gian (đảo ngục), nơi giam giữ hàng vạn những người tù chính trị, những chiến sỹ yêu nước của Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời đô hộ của Pháp đã có câu thơ rằng:
                                                      Côn Lôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.

Bà Trương Mỹ Hoa cảm ơn các doanh nhên.
Năm 2014 Côn đảo thực sự trở thành đảo ngọc, nơi thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên, bãi biển mênh mông, cát phủ mịn, làn nước biển trong xanh, sóng xô hiền hòa, thị trấn Côn Sơn xanh đẹp, thanh bình, trải dài quanh đảo là hàng chục hecta rừng nguyên sinh đang được bảo tồn đa dạng động sinh học. Người dân Côn đảo hiền lành, chất phác, thân thiện, mến khách và rất yêu thiên nhiên. Côn đảo còn là nơi thế giới tâm linh, hơn 20 vạn vong linh của các chiến sỹ cách mạng đang yên nghỉ trong công viên Nghĩa trang Hàng dương tuyệt đẹp, suốt ngày đêm rất nhiều người ở khắp mọi miền của Tổ quốc liên tục đến viếng, thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng, đông như ngày hội
                           
Món quà nhỏ cảm ơn tấm lòng lớn.





Trong 3 ngày ở Côn đảo, Đoàn Doanh nghiệp đã thực hiện chương trình phong phú mang nhiều ý nghĩa tri ân: Tổ chức lễ viếng nghĩa trang Hàng Dương, trao tặng 500 xuất quà cho đồng bào và chiến sỹ trên Đảo, trao tặng 02 ngôi nhà “Tình Nghĩa”, khám chữa bệnh và phát thuốc cho hơn 1000 người dân và Long trọng tổ chức mítting – văn nghệ tuyên truyền cổ động tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2014.  Chuyến đi thật ý nghĩa

                       

                             

Bà Trương Mỹ Hoa nguyên bí thư trung ương đảng CSVN, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCNVN trao tặng kỷ niệm chương cho các Doanh Nghiệp tham gia tài trợ chương trình “Nghĩa Tình Côn Đảo”.









2 nhận xét:

Nhat Trung nói...

Rất vui trong dịp hè này vợ chồng Văn Lưu đã có chuyến đi đầy ý nghĩa nhân văn.Đó cũng là những tấm lòng của người VN chúng ta đang hướng về biển đảo.
Cảm ơn VC Lưu!

Nặc danh nói...

Rất mong có nhiều chương trình tri ân như vậy đến với các vùng, miền hải đảo khác của Việt Nam