Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hai ngày viếng thăm Côn Đảo (KQ)

Trước Dinh Chúa đảo, nơi sống của 39 chúa đảo từ 1862.
Đại gia đình tôi có chuyến du lịch tập thể tới Côn Đảo. Tám anh chị em, 8 gia đình thì chỉ thiếu vợ chồng chú út (Trung - Minh) và 1 vài người lớn, vài cháu. Thế cũng đã là quý.
Cả nhà nghỉ ở Côn Đảo Resort. Một số cặp ở bungalow sát biển. Bãi biển cực đẹp, phẳng lì, lặng sóng, sạch sẽ. KS có cả hồ bơi nước ngọt. Trưa đầu, cả nhà ăn cơm tại KS rồi đi nghỉ.
Thăm An Sơn Miếu, thờ bà Phi Yến - vợ Nguyễn Ánh.
Chiều 8/6 có tour thăm Khu di tích lịch sử Côn Đảo gồm: Dinh Chúa đảo; Banh 1 - nơi ông Bình bị giam; Địa ngục trần gian - Chuồng cọp xây dựng từ 1940; kế đến Trại giam Phú Bình (1971) - nơi tù nhân làm chủ đầu tiên ở Côn Đảo vào ngày 1/5/1975.
Địa chỉ cuối cùng của buổi chiều là An Sơn Miếu, nơi dân chúng dựng lên thờ bà Phi Yến, vợ Nguyễn Ánh.
(Khi bị quân Tây Sơn đuổi tới đây, Nguyễn Ánh có ý nhờ quân Pháp đánh Tây Sơn; bà Phi Yến đã can ngăn. Và Nguyễn Ánh cho là bà làm phản và định giết bà. Nhờ quần thần khuyên can nên cho giam bà vào hang sâu. Theo truyền thuyết, nhờ mãng xà và hổ trắng cứu mà bà thoát ra, đi tìm con trai là hoàng tử Cải.
Tại Cầu tầu 914 nơi ông Bình "nhập đảo" 1931 và trở về đất liền 1936.
Bị cha bắt lên thuyền chạy tiếp nhưng hoàng tử Cải khóc thét, đòi ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh đã tàn ác ném con xuống biển. Cậu Cải chết đuối, sóng đánh giạt vào bờ, gần làng Cỏ Ống. Bà con đưa lên chôn cất, xây miếu thờ.
Bà Phí Yến tìm thấy mộ con, được bà con dựng cho căn nhà, ngày ngày chăm sóc mộ phần con.
Cũng tại Côn Đảo, trong 1 lễ hội, bà Phi Yến bị kẻ xấu xàm sỡ đã tự vẫn. Dân chúng ở đảo đã xây gần hồ nước ngọt An Hải miếu thờ bà).
Chả thế từ bao đời nay, dân chúng truyền tụng mấy câu:
Gió đưa hoa cải lên trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
(Bà Phi Yến có tên thật là Lê Thị Răm).
Trước Bảo tàng Côn Đảo, sáng 9/6/2014.
Buổi chiều bất ngờ gặp chú Phan Việt (em Phan Nam). Chú mời cả nhà ăn bữa cơm tối tại Tri Kỷ. Thật vui.

Sáng 9/6, đoàn có tour thăm Cầu tầu 914 (nơi ông Bình "nhập" đảo (1931) và được trả về đất liền (1936). Ước tính có đến 914 tù nhân chết khi xây dựng cầu tầu nên mới có cái tên này.
Gia đình có ảnh chụp trước Bảo tàng Côn Đảo. Bảo tàng được xây dựng 2010 nhân 1000 năm Thăng Long với số tiền 80 tỷ do nhân dân HN tặng Côn Đảo.
Sau đó đến thăm mộ và Miếu thờ Hoàng tử Cải. Ngay cạnh đó là bãi biển đẹp sát sân bay Cỏ Ống. Cả đoàn dùng bữa trưa ngon miệng.
Chiều, nhóm nhỏ do bác Chiến dẫn đầu (cùng chú Quốc, Công, Nghị, cô Phúc và 2 cháu Pính, Lúm) có tour lặn biển, ngắm san hô ở vịnh đảo Bảy Cạnh.
Chia tay Côn Đảo, 9g sáng 10/6/2014.
Sáng 10/6, trước khi chia tay Côn Đảo, chúng tôi kịp ra làm việc với giám đốc Bảo tàng Côn Đảo, hẹn sẽ giúp họ sưu tập thêm tư liệu trưng bày.
Trưa 10/6, cả nhà về tới TP, kết thúc 2 ngày đi tuyệt vời.






Trước KS Côn Đảo.


Bye, bye!

8 nhận xét:

Nặc danh nói...

Có thể coi đây là một chuyến về nguồn hơn là một kỳ nghỉ .tớ cũng mơ một chuyến đi như vậy mà chưa có dịp.Câu chuyện về bà Phi Yến thật hay, chứng tỏ lòng yêu nước, tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết luôn chảy trong mọi huyết quản viet bất kể sang hèn, luôn bàng bạc trong mọi không gian việt, bất kể đất liền hay hải đảo, rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay.

Nặc danh nói...

Chuyến đi rất thú vị, tôi cũng cảm nhận được cảm giác khi đi thăm nơi tiền bối của mình bị giam cầm trước cách mạng. Có điều là 10/6 mới chia tay Côn đảo mà trưa 9/6 đã về tới Sài gòn? B. Chương.

TranKienQuoc nói...

Đã sửa, Bùi Chương ơi.

Trần Vinh Quang nói...

Chúc mừng cả đại gia đình hàng xóm có chuyến đi thú vị và nhiều ý nghĩa! Đến tuổi này mà tổ chức được một chuyến đi đông đủ cả đại gia đình là vô cùng quý giá!

Nặc danh nói...

Cảm ơn mọi người!
KQ

Nặc danh nói...

Thắng Lợi k3 đi chơi mà chẳng thấy cười gì cả .Có nhiều ưu tư quá ? KQ chẳng thấy quan tâm đến ông anh từ Hà nội vào ...

TranKienQuoc nói...

Quan tâm chứ nhưng ông này khắc khổ vào bảo thủ quá, khuyên can thì bảo: sống thế quen rồi.

Nhat Trung nói...

Dạo này hay vào Fb nên quên báo liếp của thằng bạn.
Chuyến đi của gia đình KQ quá hay, chỉ tiếc ko có MÝ và VA.