Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
>
>
> Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo :
- Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không?
- Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi.
Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
>
>
> Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.
>
>
> Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.
>
>
> Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: “Không biết nó đã chạy đi đằng nào…”. Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: “Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ?”. Thằng bé hồ hởi : “Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!”.
> Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: “Con hãy đợi ta nhé”. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để
một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự…
> Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: “Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé”. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành, vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ…
Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ…
Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
>
>
> Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ.
Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái ,và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tôn trong một đứa bé 5 tuổi như thế nào…
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Cảm ơn KC đã đăng bài này. Đây không phải nhãn chuyện vui mà là tình người. Đọc câu chuyện này mình tự nhiên chảy nước mắt vì cái tốt nhỏ nhoi mà vĩ đại. Chỉ có tình thương yêu con người và con vật nữa mới cho ta lòng dũng cảm dám hy sinh. Có thương yêu con người mới quý tấc đất tấc biển. Nuôi lòng yêu nước từ việc tưởng như bé là tôn trọng đứa trẻ con OSIN. Lòng yêu thương tạo nên nhân cách. Thử hỏi dân mà suốt đời bị vùi dập khinh miệt thì có chỗ nào cho cây hoa nhân ái mọc được đây?
Câu chuyện nhân văn, tình người, không phân biêt đẳng cấp. Tôi yêu tính cách của ông Chủ !!!
Anh KC kiếm đâu ra câu chuyện đầy tính nhân văn, hay và xúc động thế. Cám ơn anh.
Ở đời, những người có tấm lòng nhân hậu như ông chủ nọ không hiếm, nhưng những người biết ứng xử một cách đầy nhân văn như vậy chắc không nhiều. Cách ứng xử ấy thật đáng học tập.
Đăng nhận xét