Vào một ngày đẹp trời, giá rượu Black Label ở Hà Nội bỗng xuống giá một cách bất ngờ thì nên hiểu đó là Tô Cách Lan đang tìm cách làm lại cuộc đời như thế kỷ 15 bằng cách buôn rượu lậu
Hồi tháng 7, tại con sông Sark bùn lầy là biên giới giữa Anh và Tô Cách Lan, có một người đặt một viên đá với mong muốn hai quốc gia này đừng chia đôi. Kể từ đó đến nay, có hàng vạn viên khác do dân hai bên bờ tự mang đến, hoặc gửi qua bưu điện. Người kêu gọi tách và độc lập, kẻ muốn giữ nguyên hiện trạng vì lo ngại cuộc trưng cầu dân ý ngày 18-9-2014 làm chia đàn xẻ nghé.
Nói đến Tô Cách Lan nhiều người Việt nghĩ đến một tỉnh của nước Anh. Thực chất đó là một quốc gia có diện tích 76.000km2 bằng một nửa miền Bắc VN, dân số hơn 5 triệu người, chưa bằng hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An cộng lại, nhưng GDP (nominal) tới 235 tỷ USD, gấp rưỡi VN (170 tỷ) với 90 triệu dân.
Miền đất nổi tiếng vì có James Watt phát minh ra máy hơi nước, mở đầu cho thời kỳ công nghiệp hóa ở nước Anh và cũng bị cho rằng là dân ky bo nhất thế giới. Alex Ferguson của MU một thời cũng là người Tô Cách Lan.
Tô Cách Lan đang lựa chọn tương lai
Hồi tháng 7, tại con sông Sark bùn lầy là biên giới giữa Anh và Tô Cách Lan, có một người đặt một viên đá với mong muốn hai quốc gia này đừng chia đôi. Kể từ đó đến nay, có hàng vạn viên khác do dân hai bên bờ tự mang đến, hoặc gửi qua bưu điện. Người kêu gọi tách và độc lập, kẻ muốn giữ nguyên hiện trạng vì lo ngại cuộc trưng cầu dân ý ngày 18-9-2014 làm chia đàn xẻ nghé.
Không hiểu sao, một đất nước bé tý, 5 triệu dân, muốn độc lập mà cả thế giới lo ngại. Châu Âu, châu Mỹ, chưa kể Nga hay Trung Quốc. Châu Âu sợ đó là tiền lệ để các nước EU
bỏ của chạy lấy người, kinh tế đi xuống. Nga sợ bắt chước trưng cầu dân ý ở Chesnia, Trung Quốc sợ dân Tây Tạng. .
Ai mê rượu mạnh đều nhắc đến Scotch Whisky chính là thương hiệu nổi tiếng của Tô Cách Lan. Năm 2013, Scotch (tên gọi ngắn của rượu Whisky) mang lại 6,5 tỷ đô la trong xuất khẩu, đứng hàng thứ 3 về hàng xuất khẩu (20%) sau dầu hỏa và ngân hàng về đóng góp cho GPD.
Thử tưởng tượng, 6,5 tỷ đô chia cho 5 triệu người, dân nước này ăn nhòe bằng việc bán rượu…lậu.
Mấy hôm nay, dân buôn rượu Tô Cách Lan cũng thế. Họ lo sốt vó vì vụ này vì hiện Tô Cách Lan chưa có đồng tiền riêng, không biết có ra nhập EU hay không. Dân Tây Ban Nha nghiện Whisky như thế nhưng nghe tin cái xứ có đàn ông mặc váy đòi độc lập, họ dọa sẽ không cho vào EU. Không vào EU thì thuế nhập khẩu cao, rượu sẽ ế.
Vài kỷ niệm
Hồi ở VP World Bank tại Hà Nội (1995-2000), tôi từng làm việc với anh Christopher Shaw, người Tô Cách Lan. Cha này béo quay, bụng phệ, để râu quai nón, đúng kiểu quí tộc vương quốc Anh. Đồng nghiệp toàn gọi là anh Béo để hiểu đó là ai.
Chris rất vui tính nhưng nghiêm túc, làm ra làm, chơi ra chơi, hơi nóng tính, hay dọa nạt anh chị em, rất thực dân, nên nhiều người ghét. Tuy nhiên, nếu biết tính anh thì sẽ học được rất nhiều về phong cách chuyên nghiệp của người xứ sở chó ăn đá gà ăn sỏi trong sương mù quanh năm.
Nhớ lần thay UPS (ắc qui tích điện) cho văn phòng với giá 30.000$. Mình lấy một báo giá, mang lên VP, Chris ném trả và bảo, anh về xem lại hướng dẫn mua sắm. OK, thì xem. Hóa ra luật của WB cần 3 báo giá của 3 nơi khác nhau. Mang lên trình, lão Béo lại nói, đóng góp của anh là gì trong 3 cái báo giá chết tiệt này. Nghĩ mãi, nghĩ mãi, đầu óc chậm hiểu của mình cũng nhận ra, là hắn cần mình phải đưa ra lời khuyên cho sếp, hắn chỉ việc ký.
Đi đi lại lại mấy lần mới xong cú báo giá và đề nghị của mình là chọn công ty giá thấp nhất. Chris lại gạt đi, bắt xem lại. Hóa ra hắn bảo, rẻ chưa chắc đã là tốt, mà cần giá cả, cộng với phần bảo hành sau mua sắm, và uy tín của công ty.
Vài lần đi lại, nằn nèo, cuối cùng chọn một anh ở giữa với giá 32.000. Hắn lại bảo, không còn tiền. Mình tức điên, tay này chả khác gì thực dân, nếu không có tiền thì bắt mình chạy đi chạy lại làm gì.
Cáu quá, mình cầm tờ giấy trình định đi cho khuất mắt, nhưng Chris gọi giật lại. Này anh Cua, anh giải thích tại sao lại phải thay UPS. Mình bảo do ắc qui đã cũ, nếu thay ắc qui mới vào UPS cũ thì công suất vẫn thiếu, mà giá gần bằng thay cái mới. Hơn nữa, anh (Chris) muốn bỏ 32 ngàn để bảo vệ cái hơn 1 triệu đô, chính là hệ thống máy tính, máy chủ, mạng của vp. hay là tiếc theo kiểu Scottish để rồi mất hàng triệu, Chris chọn đi. Lão vuốt râu và cười, đấy, tôi cần câu này của anh và ký roẹt một phát.
Sau này anh tâm sự, muốn cho nhân viên học việc, cách duy nhất là bảo ban từ từ, có quát nạt chút, nhưng được việc. Nhờ có anh Chris mà nhiều bạn đã thành đạt từ lò Tô Cách Lan mà ra. Chị Mai Thanh đang làm nhân viên WB quốc tế tại châu Phi, Vũ Bình là chuyên gia giáo dục cho vùng Nam Thái Bình Dương, hiện đang ở Sydney. Hoài Linh xinh đẹp từng khóc vì bị Chris mắng nhưng từ một thư ký giúp việc, nay nàng đang quản lý trung tâm thông tin của WB tại Hà Nội. Chưa kể nhiều bạn đã lên chuyên viên cao cấp hay sang Washington DC làm việc.
Tôi cũng học được tính cẩn thận của anh, lên gặp sếp về việc gì đó, mình phải chuẩn bị rất kỹ. Sau này sang Mỹ mới thấy bài học Tô Cách Lan thật tuyệt vời. Tôi vẫn cho anh Chris là người đưa tôi vào hội nhập những ngày đầu tiên.
Có lần biểu diễn mốt vui trong văn phòng, Chris mặc váy ca-rô, mang theo cái kèn nhiều ống, trông rất buồn cười. Dân Việt thấy đàn ông mặc váy là coi thường, nhất là lính, cho rằng không nghiêm túc.
Các bạn còn hỏi, có khi bên trong không mặc gì. Chris cười giải thích, trông thế thôi, nhưng kỷ luật sắt đó. Lính Tô Cách Lan ra khỏi trại, phải đi qua một cái gương để dưới mặt đất. Tay canh cổng nhìn vào gương biết ai mặc đủ phụ tùng mới cho ra ngoài. Vì sợ dân nhìn thấy của nợ lòng thòng, mất hết cả tư cách bộ đội.
Năm 1989, tôi sang Anh công tác, ở nhà một chuyên gia về đồ họa ở ngoại thành London gọi là Reading. Ông cũng là dân Scotland chính hiệu, cũng thấy ông ky ky vì mình không hiểu họ, giầu mà tính từng xu. Vợ đi chợ bao giờ cũng hỏi, cuối tuần tôi có đi đâu không để liệu mua thức ăn, nhất định không thừa. Sau này mới biết đó là gia đình họ chi tiêu có kế hoạch mới đủ trang trải.
Một lần tôi được ông bà đưa lên tận vùng Glasgow, như là thủ đô của Scotland, thấy thành phố đẹp. Thời đó chỉ có máy ảnh dùng phim. Cũng chụp được vài pô nhưng trong album để ở Hà Nội. Thành phố có biểu tượng gồm chim, cá và cây. Dân chúng viết thơ vui như sau
Here’s the bird that never flew- Có con chim không bao giờ bay
Here’s the tree that never grew – Có cái cây không bao giờ lớn
Here’s the bell that never rang – Có cái chuông không bao giờ kêu
Here’s the fish that never swam – Có con cá không bao giờ bơi.
Vĩ thanh
Khi tôi viết entry này thì các phòng bỏ phiếu đã đóng cửa tại Scotland hay còn gọi là Tô Cách Lan. Cuộc kiểm phiếu bắt đầu, không ai có thể đoán trước được kết quả vì thăm dò dư luận trước bỏ phiếu, số người đồng ý ở lại Anh quốc và đòi tách ra là ngang nhau.
Dù ở lại với nước Anh hay tách ra thành quốc gia độc lập, dù có con chim không bay, cây không bao giờ lớn, chuông không kêu, nhưng xứ sở Tô Cách Lan vẫn có cốt cách riêng của mình. Từ cuối thế kỷ thứ 15, người Tô Cách Lan đã biết làm ra rượu và gọi là nước của cuộc sống “Water of life”. Với năm tháng, họ biến thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Nếu nhìn về toàn cầu, việc tách ra của Tô Cách Lan sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới đôi chút. Kinh tế đi xuống, nhập khẩu hàng Việt cũng yếu đi, nước mình cũng bị lá phiếu Yes làm hại. Nhưng dân nghiện rượu lại có lợi, bởi Scotch Whisky xuất đi các nước giầu bị đánh thuế cao thì họ sẽ tìm đường sang một thị trường mời nổi như Việt Nam có nhiều đại gia.
Vào một ngày đẹp trời, giá rượu Black Label ở Hà Nội bỗng xuống giá một cách bất ngờ thì nên hiểu đó là Tô Cách Lan đang tìm cách làm lại cuộc đời như thế kỷ 15 bằng cách buôn rượu lậu.
Dẫu thế nào chăng nữa, khi nhâm nhi chén rượu mà đáy dầy cộp, thơm lừng, bạn sẽ thấy cốt cách của Tô Cách Lan không thể trộn lẫn trong Whisky dù cái xứ có đàn ông mặc váy. Và nên cảm ơn nên Dân chủ ở xứ sương mù chỉ có hai chữ Yes và No, nothing in between – không thể nửa nạc nửa mỡ.
Chúc mừng người dân Tô Cách Lan đang thực thi quyền sơ đẳng của mình, đó là quyền được lên tiếng vì vận mệnh quốc gia.
HM. 18-9-2014
2 nhận xét:
Vấn đề nhập hay tách mà các đ\c Nga và TQ sợ chết điếng, phải dùng mọi mưu mô thủ đoạn, phải dùng cảnh sát quân đội, bắt bớ chém giết, chiến tranh nhỏ chiến tranh lớn... Để lèo lái theo ý,thì thằng thực dân già này giải quyết bằng dân chủ: đưa ra trưng cầu dân ý!chả tốn viên đạn, chả tốn giọt máu. Quá hay.Tấm gương cho các đ\c học tập nhé. Hay nay mai xứ Catalan của Barca lại làm các đ\c nga tàu lên ruột?
Còn VN ta đến hạn 30 năm (1990-2020)liệu có"được" trưng cầu dân ý hay phải cầm súng đây?
Nếu quả thật có cái thời hạn đốn mạt ấy, thề có quốc tổ Hùng Vương,kẻ hèn này, khi ấy là một ông già ngót sáu mấy bảy mươi, nếu còn nhúc nhích được, nhất định sẽ cầm súng và kêu gọi con cháu cùng cầm súng.
Đăng nhận xét