(Bài viết nhân giỗ đầu Đại tướng)
Năm 2009 gặp
anh Chu Thành, biết gia đình có ý định tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh Thượng
tuớng Chu Văn Tấn vào năm sau.
Cụ Chu Văn Tấn
- người dân tộc Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên, người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
cách mạng. Đặc biệt từ năm 1940, cụ đã cùng Phùng Chí Kiên, Luơng Hữu Chi lãnh
đạo Khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi giặc Pháp dìm Bắc Sơn trong bể máu, ông Tấn vẫn duy
trì đội du kích Bắc Sơn, làm cho địch thất điên bát đảo; thậm chí chúng phải
gọi ông là "con hùm xám Bắc Sơn". Sau này Du kích Bắc Sơn sáp nhập với
VNTTGPQ.
Cụ là một
trong 11 tuớng lĩnh đầu tiên do Bác Hồ kí sắc lệnh tấn phong đầu năm 1948, cụ là
một trong hai thuợng tuớng đầu tiên (1959) của QĐNDVN. Với đồng bào các
dân tộc thì cụ là “vua”, là một vị anh hùng.
Các chú CCB ở
BLL Chiến sĩ Việt Bắc, BLL Giải phóng quân Việt Nam và Hội KH Lịch sử Việt Nam
sẽ đồng tổ chức lễ tưởng niệm. Đây là một thuận lợi. Gặp nhau, tôi bàn với anh
Thành nên mời bác Giáp có bài viết về ông Tấn. Vì bác là người cuối cùng của thế
hệ thứ nhất còn sống, là người quá hiểu về cụ Tấn, nhất là khi còn có ý kiến
chưa xác đáng về cụ.
Thông lệ,
gia đình soạn thảo truớc nội dung, rồi gửi văn phòng. Thư kí sẽ đọc, sửa và báo
cáo Đại tuớng. Khi cụ thông qua nội dung sẽ mời cụ kí. Ở văn phòng có anh Trịnh
Nguyên Huân vừa là thầy, lại vừa là đàn anh. Thứ nữa, chú Huyên cũng là chỗ
thân thiết. Nhưng lo nhất là sức khỏe của bác có cho phép làm việc này?
Sáng hôm đó
theo hẹn, tôi cùng anh Chu Thành và cháu Vân Anh (Hồng Bì) con gái anh đến 30
Hoàng Diệu đuợc đại tá Nguyễn Huyên tiếp. Khi nêu ý tưởng của gia đình, chú
Huyên lắc đầu: “Khó rồi Thành ạ. Sức khỏe anh Văn dạo này yếu lắm, từ mấy tháng
nay anh nằm viện và không kí văn bản nào hết…”. Lúc bấy giờ đã là tháng 3. Cụ
vào viện từ cuối năm 2009. Chú Huyên nghĩ một lúc rồi nói:
- Anh
Văn rất trách nhiệm với các đồng chí cũ. Với anh Chu Văn Tấn, anh Văn có một
tình cảm thân thiết vì cùng làm việc với nhau hơn nửa thế kỉ nay. Cả những hàm
oan của anh Tấn, anh Văn đều biết. Có thuận lợi là cho đến giờ trí nhớ, tư duy
của anh Văn vẫn còn tốt. Chắc chắn anh Văn sẽ gửi lẵng hoa chúc mừng.
Mấy chú cháu
trao đổi và dự kiến lẵng hoa có dòng chữ “Tưởng nhớ Thuợng tuớng Chu Văn Tấn –
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Chú Huyên hỏi:
- Ở nhà còn
lưu những bài viết của anh Văn về anh Tấn không?
- Dạ,
còn. - Hồng Bì nói – Cháu còn giữ bài phát biểu của ông Văn nhân họp mặt kỉ niệm
Khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1992.
- Tôi
nhớ rồi, - chú Huyên nói – trong bài đó, anh Văn gọi anh Tấn bằng cái tên mà chỉ
ai trong cuộc mới biết. Thật khéo léo. (Đúng là lúc đó “họ” cũng chưa “thuận” lắm!
- NV). Vậy, đầu giờ chiều nay cháu mang bài đó lại. Khoảng 2g, ông vào viện báo
cáo anh Văn. Thế gia đình có giữ ảnh nào của anh Văn chụp với anh Tấn?
- Có
ạ, khá nhiều, nhất là ảnh bác Văn tháp tùng Bác Hồ lên Thái Nguyên đầu những
năm 1960. – anh Thành nói.
- Vậy
mang cả mấy tấm ảnh nhé!
…
Công việc
chuẩn bị đúng theo dự kiến. Ngay đầu giờ chiều hôm ấy, Hồng Bì mang đến cho ông
Huyên đủ tư liệu.
Ít ngày sau
gặp lại, chú Huyên kể: “Lần nào vào, mình cũng mang theo mấy tờ lịch treo tuờng,
dùng mặt trắng làm bảng viết. Nội dung cũng chuẩn bị truớc. Mình viết chữ lớn
“Tháng 5 này, gia đình cùng Hội Sử học, BLL Chiến sĩ Việt Bắc và BLL Giải phóng
quân VN tổ chức kỉ niệm 100 năm anh Chu Văn Tấn”. Anh đọc rồi gật gật.
Khi đưa mấy
tấm ảnh, mình hỏi: “Anh có nhớ ai đây không?”. Anh Văn gật đầu “nhớ, nhớ”, mồm
lắp bắp “anh Tấn, anh Tấn”.
Rồi mình lại
viết “Anh sẽ gửi lẵng hoa đến chúc mừng”. Anh Văn đọc xong, gật đầu. Vậy đó…
1 nhận xét:
Hành động của Cụ VĂN là một cử chỉ tiêu biểu của thế hệ Cách Mạng dựng lên Nhà nước của Nhân dân : đối với Đồng chí của mình thủy chung ,họ không bao giờ quên những năm tháng đồng cam cộng khổ ,vì bản chất chân chính của những con người Anh hùng sẽ còn mãi ( dù ai đó có muốn che lấp đi ).Người ở lại vẫn nhớ và có trách nhiệm với người đã khuất ! chúng ta tự hào về phẩm cách của cha mẹ mình.
Thanh Trần.
Đăng nhận xét