Qua Việt Dũng, Báo Liếp nhận được bài viết của Tân Xuân, CCB F968 làm rõ ngày mở
màn Chiến dịch Tây Nguyên bằng những cứ liệu xác đáng và sự chứng kiến của
người trong cuộc. Đây là một bài viết rất có giá trị lịch sử đáng để quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu.
Cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta trải qua 30 năm đầy hy sinh gian khổ
đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần 40 năm, trên sách giáo khoa sư phạm cũng như
báo chí sử dụng ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên - được coi là ngày bắt đầu
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, vẫn còn chưa được thống nhất. Trong
các tư liệu lịch sử với việc đăng tải 3 ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây
nguyên khác nhau, đầy mâu thuẫn, chưa thống nhất được ngày nào là ngày mở màn
Chiến dịch Tây Nguyên.
Cụ
thể:
1.
Ngày 10-3-1975, ngày nổ súng tại Buôn Ma Thuột được coi là ngày mở màn chiến
dịch Tây Nguyên. Ngay sau năm 1975 báo chí và các báo hay dùng và mặc nhiên coi
trận Buôn Ma Thuột là trận mở đầu chiến dịch Tây Nguyên.
2. Trong cuốn "Đại thắng mùa xuân…” của cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, ông sử dụng con số ước lệ "55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy” của quân và dân miền Nam. Từ đó các báo cáo, sách giáo khoa và báo chí cứ mặc nhiên dùng theo. Tuy nhiên, lại không xác định cụ thể là ngày nào của tháng 3 cả ? Nếu tính 55 ngày đêm hắt ngược lại từ 30-4-1975 thì sẽ rơi vào khoảng ngày 7-3-1975 – ngày này đến nay chưa thấy có dấu ấn nào đặc biệt, không có trận đánh nào được nhắc tới trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
2. Trong cuốn "Đại thắng mùa xuân…” của cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, ông sử dụng con số ước lệ "55 ngày đêm Tổng tiến công và nổi dậy” của quân và dân miền Nam. Từ đó các báo cáo, sách giáo khoa và báo chí cứ mặc nhiên dùng theo. Tuy nhiên, lại không xác định cụ thể là ngày nào của tháng 3 cả ? Nếu tính 55 ngày đêm hắt ngược lại từ 30-4-1975 thì sẽ rơi vào khoảng ngày 7-3-1975 – ngày này đến nay chưa thấy có dấu ấn nào đặc biệt, không có trận đánh nào được nhắc tới trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Tấn công vào Buôn Ma Thuột. |
Hoàng Minh Thảo, vị chỉ huy tài tình. |
3. Trong những năm gần đây, một số báo đã bắt đầu lấy ngày 4-3-1975 là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, nhưng đây chỉ là ngày quân Quân giải phóng Miền nam cắt Đường 19 trong chiến dịch này – nhiệm vụ rõ ràng được giao là cắt đường, khóa và chốt địch lại; đây chỉ là trận đánh nối tiếp nghi binh của trận đánh nghi binh nổi tiếng của chiến dịch Tây nguyên.
Như
vậy, đâu là trận mở đầu của chiến dịch Tây Nguyên năm 1975? Ngày mở màn chiến
dịch Tây Nguyên là ngày mấy? Đơn vị đánh mở màn đến bây giờ chưa thấy báo nào
nói đến cho ngã ngũ. Từ lịch sử tư liệu hiện có và thực tế chiến sự diễn ra của
chiến dịch Tây Nguyên cho thấy việc đưa ra 3 ngày trên là chưa chính xác. Sự
việc này sẽ còn làm đau đầu các nhà nghiên cứu trong tương lai, nếu như chúng
ta là những nhân chứng sống trong cuộc chiến này, lại để một tồn nghi không
đáng có cho hậu thế.
Bản thân tôi là người cựu chiến binh thuộc Tiểu đoàn bộ, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 được trực tiếp tham gia trận đánh ngày 1/3/1975 tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ. Nay sau 38 năm, nay đọc lại các tài liệu của các đồng chí tướng lĩnh ở Bộ Quốc phòng và Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây nguyên - tôi nhận thấy một khiếm khuyết rất lớn trong chuyện viết lịch sử chiến dịch Tây nguyên đó là sự không thống nhất ngày mở màn chiến dịch, mạnh ai nấy viết không căn cứ vào sự kiện lịch sử và tư liệu của vị tướng Tư lệnh duy nhất có quyền ra lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên – Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo:
“...Từ ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các lực lượng tham chiến trên toàn chiến trường.
Mở đầu chiến dịch.
Bản thân tôi là người cựu chiến binh thuộc Tiểu đoàn bộ, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 được trực tiếp tham gia trận đánh ngày 1/3/1975 tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ. Nay sau 38 năm, nay đọc lại các tài liệu của các đồng chí tướng lĩnh ở Bộ Quốc phòng và Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây nguyên - tôi nhận thấy một khiếm khuyết rất lớn trong chuyện viết lịch sử chiến dịch Tây nguyên đó là sự không thống nhất ngày mở màn chiến dịch, mạnh ai nấy viết không căn cứ vào sự kiện lịch sử và tư liệu của vị tướng Tư lệnh duy nhất có quyền ra lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên – Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo:
“...Từ ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các lực lượng tham chiến trên toàn chiến trường.
Mở đầu chiến dịch.
Cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên. |
Theo dự kiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, ngày 1 tháng 3 là ngày đánh nghi binh, ngày 4 tháng 3 là ngày nổ súng đánh chia cắt để cài thế chiến dịch làm mốc để bắt đầu tạo thế Chiến dịch. Ngày 10 năm 3 tháng 1975 là ngày N của toàn chiến dịch đánh trận then chốt ở thị xã Buôn Ma Thuột…”
Trận đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ và điểm cao 605, lực lượng tham gia tác chiến phía quân giải phóng Miền nam là Trung đoàn bộ binh 19, thuộc Sư 968 được mặt trận tăng cường thêm:
- Một trung đoàn pháo binh mặt trận (thiếu);
- Một tiểu đoàn pháo cao xạ ;
- Một tiểu đoàn công binh;
- Một đại đội bộ đội hóa học và một số lực lượng khác cùng vũ khí kỹ thuật của cả trung đoàn và sư đoàn, mặt trận…
Số lượng quân tham chiến gần 9.000 quân - một lực lượng rất hùng hậu, chỉ thiếu có xe tăng là trận đánh mang tính hiện đại “binh chủng hợp thành”.
Phía Quân lực Việt nam Cộng hòa:
Đồn Tầm do Liên đoàn 4 biệt động quân chốt giữ và 1 tiểu đoàn pháo binh ở Thanh An bảo vệ Đồn Tầm. Ngoài ra còn có các phi đoàn không quân ở sân bay Cù Hanh, sân bay Phụng Dực ở Tây Nguyên bảo vệ và cả lượng lượng không quân ở sân bay Gò Quánh hỗ trợ.
Tại sao đánh một Đồn Tầm nhỏ bé kiểu như các cụ nói dùng dao phay mổ trâu đi mổ chim sẻ… chuyện này thật kỳ lạ đối tất cả những người lính từng tham chiến trước đây ở mặt trận B3 gian khổ. Nhưng đây là trận mở màn Chiến dịch – Đánh nghi binh nhưng phải thật, hơn cả thật. Chỉ được quyền thắng chứ không được thua. Phải rầm rộ, rõ to như một trận đánh lớn, mục tiêu thể hiện rõ ràng là đánh chiếm Pleiku. Việc tăng cường 1 trung đoàn pháo mục đích không chỉ hỗ trợ bộ binh dứt điểm gọn mà còn để “thị oai” với đối phương. Rất tiếc, do sau chiến tranh, chúng ta đã đơn giản hóa trận đánh này mà thôi. Đây là trận đánh rất bài bản, dự liệu của Mặt trận Tây nguyên; của những người lính trẻ quân tình nguyện 968 chúng tôi đã được vinh dự tham gia trận đánh.
Đúng 16 giờ ngày 1/3/1975, 3 quả pháo hiệu được bắn lên không trung. Lập tức mặt đất khu vực căn cứ của địch ở Đồn Tầm rung chuyển do trọng pháo của một trung đoàn pháo binh quân Giải phóng Miền
Trận đánh diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ trên Đường 19, ở Pleiku - Bắc Tây Nguyên vào ngày 1-3-1975, là một trận đánh độc đáo, khá khác biệt so với cách đánh truyền thống của Quân đội ta trước đây. Đây là trận đánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó mở đầu cho hàng loạt các trận đánh lớn đầu năm 1975 trên Tây Nguyên… Nghi binh, nghi binh thật nhiều nhằm thu hút lực lượng địch theo đúng ý đồ Tổng hành dinh của Đại tướng Võ nguyên Giáp, do Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên thực hiện. Các trận đánh sau đó cũng vô cùng dữ dội, với tinh thần quyết tử của những người lính trẻ được về quê hương Việt Nam chiến đấu thuộc trung đoàn 19, Sư 968 quân tình nguyện Việt – Lào. Nó dữ dội không chỉ có tinh thần chiến đấu mà cả bằng lượng đạn pháo (do Sư đoàn 471 ô tô Trường Sơn cung ứng dồi dào, trực tiếp phục vụ Chiến dịch) bắn theo yêu cầu của bộ binh không hạn chế đạn, nhằm áp chế tinh thần đối phương đã khiến địch mắc mưu, lầm tưởng hướng chính của chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra tại Bắc Tây Nguyên.
Để đối phó với Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, địch đã phải điều vội Trung đoàn 45 thiện chiến (thuộc Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn), các lữ đoàn biệt động quân, các thiết đoàn hỏa lực mạnh ra Bắc Tây Nguyên. Lực lượng lúc này của quân ngụy ở Buôn Mê Thuột bị dàn mỏng. từ đó, tạo điều kiện để ngày 10-3-1975, các sư đoàn thuộc cánh quân phía Nam Tây Nguyên của ta đồng loạt tấn công, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột - mục tiêu then chốt của Chiến dịch trong vòng 33 giờ đồng hồ. Các trận đánh nghi binh này đã được các lực lượng ở Bắc Tây Nguyên thực hiện xuất sắc, đúng theo tư tưởng chỉ đạo của Đại tướng Võ nguyên Giáp về nhiệm vụ đầu tiên của Chiến dịch Tây:
.“…..Phải nhìn rộng ra một chút để thấy rõ vấn đề. Chúng ta có một lực lượng lớn ở Tây Nguyên nhưng trước ngày nổ súng, toàn bộ lực lượng này đã được đưa vào lập thế Chiến dịch với các nhiệm vụ: Nghi binh (Sư đoàn 968 trước đó từ Nam Lào được Sư đoàn 471 ô tô chở hành quân bí mật về Bắc Tây Nguyên), chia cắt (Sư đoàn 320, Trung đoàn 95A), đánh thị xã Buôn Ma Thuột (Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 271)”.
Trích trong “Tổng Hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng” của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Như vậy, trận đánh ngày 1-3-1975 tiêu diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ ở Pleiku, đã nằm trong kế hoạch tác chiến từ đầu - nhiệm vụ đầu tiên của Chiến dịch là nổ súng mở màn chiến dịch - đánh nghi binh như cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, trong cuốn "Bàn về nghệ thuật quân sự” (NXB Chính trị Quốc gia, 2008, trang 249), từng phê phán:
"Lâu nay các sử liệu thường tổng hợp là 55 ngày đêm chiến đấu tiến tới giải phóng Miền Nam từ ngày 4-3 đến 30-4-1975 là chưa đúng. Vì đánh nghi binh từ ngày 1-3-1975 là rất quan trọng, không có đánh nghi binh thì khó thành công như thế. Cho nên phải tính từ ngày 1-3 chứ không phải tính từ ngày 4-3-1975 là ngày đánh cắt đường sau đó”.
Thiết nghĩ, giờ đã đến lúc chúng ta cần chính thức công nhận lại ngày mở đầu Chiến dịch Tây Nguyên, đồng thời cũng là ngày mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là ngày 1-3-1975, cho đúng với sự thật lịch sử. Từ đó, công tác tuyên truyền được nhất quán, tránh để gợn lên những nghi hoặc không đáng có, làm giảm độ tin cậy của sự kiện lịch sử xung quanh chiến công oanh liệt có 1 không 2 trong lịch sử dân tộc: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
_______________________
Nguyễn Tân Xuân
247/2
Nguyễn Tri Phương, P. Vĩnh trung, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng. ĐT: 0903683369. Email: xh5253@gamil.com
2 nhận xét:
Nếu ko ôn lại LỊCH SỬ HÀO HÙNG của Dân tộc, thế hệ sau sẽ chỉ còn biết đến KIẾM TIỀN.
Nói chính xác lại 1 sự kiện là việc là quá trách nhiệm của 1 CCB.
Đăng nhận xét