Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Xin lỗi... tôi không phải là con lợn! (ST: TB)


Cuộc tranh luận giữa nam đạo diễn và nữ nhà văn - cả hai đều nổi danh là ngoa ngôn - về “trách nhiệm việc nhà” giữa vợ và chồng đã khiến không ít người đàn ông thấy chạnh lòng vì bị nữ nhà văn ví von: “Đàn ông về nhà chỉ có tắm, ăn, ngủ khác gì con lợn”.
    Và đã có người đàn ông “con lợn” gửi ngay bức thư cho nữ nhà văn Trang Hạ - tên tuổi vốn chỉ gắn nhiều với truyện ngắn trên mạng mà cô nhà văn này là dịch giả với tựa “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ”.
    Người đàn ông “con lợn” đó đã có lời “tự thú”: “…Chắc cô cũng biết lợn có năm bảy loại lợn. Và chẳng có con lợn nào ngay khi sinh ra chỉ muốn sau này đời mình chỉ quanh quẩn ăn, tắm và ngủ. Tổ tiên chúng tôi cũng sục sạo khắp nơi, cũng đào bờ, đào bụi, cũng sẵn sàng nhe nanh chiến đấu với kẻ thù rình rập để bảo vệ bầy đàn, cũng tung tăng trên bờ, dưới bãi, và cũng yêu… nữa, đúng không cô?


    Nhưng số phận đã sắp đặt loài lợn ngày nay phải ăn – ngủ - tắm để phù hợp với tiêu chí tăng trọng nhanh... và siêu nạc nữa. Dần dần, loài lợn chúng tôi trở nên bị động và chỉ còn biết ăn, ngủ cô ạ. Chúng tôi đâu muốn thế. Là nhà văn hẳn cô hiểu điều tôi muốn nói. Bản chất chúng tôi không hẳn như thế, nhưng xã hội này, với nền văn hóa lúa nước, mang nặng tính nông nghiệp này nó đã như thế rồi. Chỉ ăn, ngủ, tắm cũng không hẳn là không biết thương vợ, thương con đâu, cô ạ…”.
    Và đây, một lời “tự thú” của người vợ có chồng là “lợn”: “Tôi theo chồng về thành phố để gia đình đoàn tụ. Chồng tôi tốt nghiệp đại học, nhưng đồng lương của anh cán bộ công chức buộc anh phải nhận thêm việc kế toán mà anh bạn đồng hương, vì thương hoàn cảnh đã giúp đỡ để có thêm “đồng ra đồng vào” mới đủ để cho gia đình bốn miệng ăn khỏi bữa đói, bữa no. Tôi bị bệnh tim nên bỏ nghề dạy học, chồng tôi quyết không cho tôi đi làm, sợ làm cố, ốm đau lại thêm tiền thuốc men thì cũng… quá tội. Thế là mọi việc gia đình tôi không cho anh “động chân, động tay”, vì anh về đến nhà là đã 8 giờ tối. Thế là chồng tôi cũng chỉ “ăn, ngủ và tắm”, nhưng anh không là con lợn vì anh đã gánh vác công việc nặng nhất cho vợ, cho con đến trường bằng bạn bằng bè. Chồng tôi không thể là con lợn”.
    Đòi hỏi bình đẳng giới trong xã hội thời @ quả là phức tạp thật. 
    Trong khi nhiều chị em quyết không cho chồng làm "lợn' - như quan điểm của nữ nhà văn Trang Hạ, thì xin thưa với nữ nhà văn rằng, vẫn còn nhiều chị em đang có những ông chồng là “lợn” mà họ rất yêu thương, kính nể. Nhưng cũng có những bà vợ kiên quyết bắt chồng không thể là “lợn”, phải chung tay làm cùng vợ việc nhà mới không là “lợn”. Và cũng vì quan điểm “tân tiến” ấy mà nhiều chị đã phải chấp nhận để “lợn” ra khỏi nhà. Những đứa con đã phải “cha một nơi, mẹ một nẻo”.
    Chồng, ai là “lợn”, ai không là “lợn”? Xin thưa, mỗi gia đình một hoàn cảnh, mỗi người có quan điểm để giữ gìn hạnh phúc của gia đình nhỏ của mình mà người ngoài không thể nói thay.
    LINH TRẦN 


    1 nhận xét:

    V.D nói...

    Không biết ông Bố của TRANG HẠ và những ông Thầy giáo suốt tuổi học trò của Cô ta có cảm giác thế nào nếu biết "Nhà văn" này gọi ĐÀN ÔNG là... LỢN nhỉ. Vậy mẹ "Nhà Văn" Trang Hạ có ngủ với...LỢN ko để đẻ ra CÔ TA? Và ko biết trong những lúc giới tính của TRANG HẠ đòi "giải quyết" thì CÔ TA có thèm...MỘT CON LỢN ko nhỉ?