Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015
NGÀY ĐẦU TÔI NGHỈ HƯU (Đào Duy)
-
Thế là sáng nay lại không có gì cho thằng bé ăn sáng, chỉ tại cái bếp
chết tiệt, tự dưng lại dở chứng hết ga.
Lục đục một hồi
rồi vợ đi làm. Gần bảy giờ tôi mới dậy, nhìn trên bàn thấy mảnh giấy của vợ để
lại: "Anh ra quán ăn sáng rồi mua về cho con, gọi con dậy sớm, vì 8 giờ 30
nó có giờ học đàn, đừng để cô giáo đến phải chờ. Anh gọi đại lý thay cho em
bình ga mới, tiền em để ở ngăn kéo bàn phấn, trong phòng ngủ".
Nhà tôi ít khi
ăn uống ngoài quán, vợ tôi nói: "Ăn ở nhà vừa rẻ, vừa hợp khẩu vị lại vệ
sinh, nhất là trong thời buổi an toàn vệ sinh thực phẩm bát nháo như hiện
nay".
Nghĩ cũng lạ,
chả hiểu sao bao nhiêu năm nay sống ở đất Sài Gòn mà bà vợ tôi vẫn không sao
quen được khẩu vị của người phương Nam- món ăn nào cũng phải cho đường.
Gần 11 giờ,
thằng con nhảy xe bus lên nhà cô của nó ăn trưa rồi đi học. Còn lại một mình
tôi tha thẩn với lũ chó và dăm ba chậu cây cảnh. Buổi chiều ngồi đọc nốt cuốn
sách, cuốn sách có tựa đề "Yêu thương và chết" mà thằng con nhặt được
chiều qua trên đường đi học về, của thằng cha chết tiệt nào đó vô ý đánh rơi.
Cuốn sách thế lại hóa hay, nó triết lý về sự sống và cái chết. Càng đọc tôi
càng ngộ ra nhiều điều. Tôi nhớ nhất câu: "Mọi ngả đường đều trở về La Mã".
Trong chúng ta,
ai cũng biết điều đó, nó là quy luật. Đã chấp nhận cuộc sống phải biết chấp
nhận cái chết. Biết là thế mà không hiểu vì sao khi còn tồn tại trên cõi đời
này người ta vẫn không chịu thương yêu lấy nhau. Quỹ thời gian mà tạo hoá ban tặng
cho mỗi con người chỉ có bấy nhiêu. Chiến tranh, rồi những rủi ro trong hành
trình sử dụng quỹ thời gian ấy, nhiều người trong bạn bè chúng ta không có “điều
kiện” để sử dụng hết.
Đứa thì hy sinh
trên chiến trường khi chưa biết thế nào là vị ngọt ngào nụ hôn người bạn gái,
đứa thì bệnh tật bỏ lại quỹ thời gian còn lại của mình, mà “muốn tặng, muốn cho”
bạn bè người thân mà chẳng được...
Mải mê đọc và
suy ngẫm sự đời, tôi bỗng nghe thấy tiếng chuông đồng hồ. Nhìn lên, thôi chết!
Đã 4 giờ rồi, sực nhớ tới lời vợ dặn. Chiều nay đi làm về mà không có ga cho vợ
nấu cơm thì bà ấy lại càu nhàu, điều mà trong nhà hai bố con tôi rất ngại và cố
né tránh.
Tôi vội vàng gọi
điện thoại cho đại lý ga. Nhanh thật , đúng là kinh tế thị trường, chỉ loáng một
cái đã thấy nhân viên của đại lý chở ga tới. Nhân viên chở ga là một thanh
niên, da trắng, cao, nét mặt thư sinh và đặc biệt có đôi mắt rất sáng, nói
giọng xứ Nghệ. Nghĩ bụng, chắc cậu này là sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền
trang trải học hành. Sau khi thay ga xong tôi cẩn thận hỏi lại:
Cậu nhân viên đi
được một lúc, tự nhiên tôi thấy chột dạ, có điều gì đó bất an. Tôi vội vàng tìm
mục kỉnh và mở ví tiền ra đếm lại. Tôi bỗng lặng đi, người lạnh ngắt, mồ hôi vã
ra như phải cảm. Chết rồi! Thế là mình đưa nhầm cho tay nhân viên tờ 500.000
đồng, mắt mũi kèm nhèm thế nào lại tưởng là tờ 20.000 đồng. Chẳng trách lúc về,
thấy cậu thanh niên vội vã thế.
Tôi còn nhầm
kiểu thế này đã vài bận. Bực mình mà đã có lần tôi nổi “máu liều”, chầu chực ở
văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố mấy ngày giời mới gặp được tay tiếp
nhận ý kiến cử tri. Tôi to mồm nói với các vị ấy là phải có chính kiến, có tiếng
nói trên diễn đàn Quốc hội, đề nghị Ngân hàng nhà nước phải thay đổi mẫu mã của
đồng tiền hai mệnh giá này, chứ không thì chết tụi mắt mũi kèm nhèm như bọn về
hưu chúng tôi.
Mất cả nửa tháng
lương chứ chẳng chơi, tôi bức xúc lầu bầu tự trách mình. Thế là tôi vội vàng xách xe máy lao vút đi.
Tôi thề với các bạn rằng, từ lúc chắt bóp tập toẹ sắm được "con cá
ươn", cho tới bây giờ lên đời được con “cánh én", chưa bao giờ tôi chạy xe nhanh đến thế, mặc dù
trước đó ít phút tôi đã chửi thầm cậu nhân viên vì tội chạy ẩu.
Tìm mãi mới thấy
đại lý ga. Cửa hàng lèo tèo, ọp ẹp, kiểu này không lừa đảo thì chắc cũng chẳng
đứng đắn gì, tôi nghĩ bụng. Dừng xe trước cửa hang, tôi hỏi một cô gái còn khá
trẻ (nhưng sao cặp ngực đã “sổ” sớm thế, cái áo ngắn hở cả một mảng bụng trắng
phớ, chiếc quần gin chỉ chực tuột khỏi cặp mông, đuôi tóc hoe hoe), đang đứng
soi gương tỉa lông mày phía trước quầy:
Tôi chớp mắt đến
mấy lần và giương mục kỉnh lên. Giọng nói này dáng hình kia thì đúng là cậu ta
rồi, mình không thể nhầm được. Tôi phủ đầu ngay, nhưng vẫn cố giữ được vẻ bình
tĩnh:
- Tờ 500.000
đồng em để trên bàn phấn trong phòng ngủ có đúng không?
- Chẳng có 500.000 đồng nào cả! - vợ tôi trả lời, rồi tiếp - Tiền trả ga
245.000 đồng em đã để sẵn ở ngăn kéo bàn phấn trong phòng ngủ.
- Thế 500.000 đồng trên bàn là của ai? - tôi lớn giọng.
- Em không biết.
Quái nhỉ? Không lẽ "giời"
cho? Định thần một lúc tôi mới chột dạ. Thôi chết rồi bây giờ tôi mới nhớ. Vợ
tôi để tiền học phí trả cô giáo dạy đàn Piano cho thằng con tôi trong phong bì
kẹp ở cuốn sổ đầu bài. Hết giờ học thằng con tôi nó đưa cho cô giáo. Vì không
có tiền lẻ nên vợ tôi để cả năm tờ 100.000 đồng trong phong bì. Sau khi kiểm
lại cô giáo thối lại cho thằng con tôi tờ 20.000 đồng. (Mỗi tuần, cô giáo dạy
một giờ, thì một tháng bốn giờ. Tiền học một giờ là 120.000 đồng. Vị chi có
phải là 480.000 đồng không, tôi nhẩm tính). Tờ 20.000 đồng thằng con đem vào
phòng ngủ vứt trên bàn phấn, nó đã nói lại với tôi mà tôi quên béng mất. Cho
nên lúc vào phòng lấy tiền trả, thấy tờ giấy xanh xanh trên bàn tôi lại cứ
tưởng tiền vợ để lại trả tiền ga. Hèn chi lúc đầu tôi đưa trả tiền, cậu nhân
viên lưỡng lự mãi, rồi tôi lại còn mắng vốn cậu ta nữa chứ: "Đi giao hàng
mà không chuẩn bị sẵn tiền lẻ để thối lại cho khách, bất tiện quá".
Tôi đặt ống nghe
xuống, đi ra. Lúc này, trước mặt tôi vẫn cậu nhân viên ấy, vẫn dáng cao cao,
trắng trẻo nét mặt thư sinh, nhanh nhẹn và vui tính, vẫn giọng Nghệ Tĩnh ấm áp,
khác hẳn hình hài "méo mó"qua cái nhìn của tôi lúc trước. Tôi nói khẽ
đủ để cậu ta nghe:
- Chú xin lỗi
cháu, mắt mũi chú kèm nhèm quá nên chú nhầm. Mong cháu thông cảm bỏ qua.
Cậu nhân viên
bình thản: “Không sao chú ạ, nhầm lẫn là chuyện bình thường mà”.
Tôi vội vàng nổ
máy, vào số, tăng ga vọt xe đi như trốn chạy. Cũng vội vàng và nhanh như lúc
tôi xuất phát từ nhà, chẳng còn thiết gì đến luật lệ giao thông.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét