Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Ghi chép... đi Lào

Thăm Nhà tưởng niệm cụ Souphanouvong
Sáng đó, ngồi cà phê với vợ chồng anh Chính xong, 2 anh em mới đạp xe đi. Tới nơi, được cháu HDV xinh đẹp tên Kíp, nói tiếng Anh, ra đón. Lát sau, Kíp mời thêm bạn Lệ Hằng (học tiếng Việt tại Lào và từng sang thực tập 6 tháng ở HN). Chủ, khách trò chuyện vui vẻ, nhất là khi biết anh em chúng tôi là bạn thân trong gia đình. (Vậy mà vẫn phải mua vé: 5k với khách quốc tế, 1k với khách Lào!).
Bên ngoài Nhà tưởng niệm.


Hình ảnh gia đình.

Ngày cụ học ở Pháp.

Vợ chồng cụ.

Với Bác Hồ 9/1945.

Trong hội nghị Chính phủ lâm thời VNDCCH.

Kỉ vật, thư từ còn giữ.

hia tay 2 bạn HDV trẻ.

Cả tầng dưới trưng bày nhiều ảnh tư liệu của cụ thời trẻ, đi học, rồi thiết kế xây dựng các công trình cầu đường, thủy lợi ở VN, sau đó là thời kì hoạt động cách mạng ở Lào. Đặc biệt có nhiều hình ảnh, tư liệu với Bác Hồ và các vị lãnh đạo ta trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ...



Trên tầng 2 là nơi trưng bày các kỉ vật của cụ. Ở đây cấm quay phim, chụp ảnh. Nhưng khi chúng tôi đề nghị xin được chụp ảnh ở nơi cụ tiếp khách, trên tủ có ảnh Bác Hồ thì 2 bạn trẻ phá lệ, OK liền. Các bạn trẻ Lào rất tự hào vể cụ Souphanouvong.
Sau đó, bác Chiến còn lưu bút vào sổ lưu niệm và chụp ảnh chung với 2 em. Khen thủ đô Vientiane đẹp, người Lào hiền lành, thân thiện thì Hằng bảo: "Đất nước VN đẹp hơn nhiều nhưng mà người đông quá!!!".
Anh Chính có kể chuyện khi Chủ tịch Trương Tấn Sang tới thăm Nhà tưởng niệm, có nói: "Cụ tầm cỡ như thế, phải làm nhà tưởng niệm lớn như của cụ Kaysone". Nhưng anh em chúng tôi chia sẻ với anh Chính: vào thăm cụ tại ngôi nhà cụ từng sống thấy ấm áp hơn nhiều, như thấy bóng dáng 2 cụ đâu đây. Nên chăng chả nên đưa về nới mới.
Hiện nay, con út của cụ sống tại ngôi nhà phía sau. Còn Nhà lưu niệm được sự quản lí của Bộ Văn hóa.
Đến Vientiane nên đến thăm nơi này.


Liên lạc với Xu Đại và Xu Thắng chưa được


Anh Chính cho tôi số điện thoại của cả 2 mà gọi mãi không được. Tiếc quá. Hỏi Đại, Thắng sống thế nào? Vợ con ra sao? thì anh nói: Thằng Đại con còn nhỏ; còn Thắng có đến vài vợ rồi...
Anh Chính bảo, ở Lào, anh em chủ yếu gặp nhau ngày giỗ cha, giỗ mẹ; còn quanh năm, ai việc nấy, có việc thì đến nhau, không việc thì thôi chứ không nhất thiết phải đi lại, thăm hỏi thường xuyên như ở ta.
Căn nguyên của vấn đề là: ở Lào từ lâu đời đã tôn trọng sự độc lập và tôn trọng cuộc sống riêng tư của mỗi người. Ai cũng có thể tự quyết định hành vi của mình cũng như cách ứng xử trong xã hội, cách sống trong gia đình và quan hệ trong họ hàng. Hàng xóm láng giềng chả bao giờ nhóm ngó đến nhau, cho dù cùng rào dậu.
Theo tôi, đó là cách sống hay!

Không có nhận xét nào: