Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Ghi chép sau 1 chuyến đi (KQ)

3. Tư liệu về đế quốc Lào
Biểu tượng Triệu Voi.
Lào từng có lãnh thổ phổ trùm lên sang đất Thái bây giờ (cả Chiang Mai cũng thuộc Lào). Cho đến nay, ở Thái có 60 tỉnh thành thì đến 27 tỉnh có dân Lào sinh sống. Phía bắc, lãnh thổ Lào từng kéo lên tận Xi-xoan-ban-na (thuộc tỉnh Vân Nam, TQ). 

Vua Fạ Ngum.

Cách đây 458 năm, Vua Fạ Ngum có công vận động các bộ tộc trong 5 năm liền, thống nhất thành nước Triệu Voi. Ngày nay, giữa trung tâm Vientiane có công viên lớn mang tên ông. Ông cũng ra quyết định rời kinh đô từ Luang Prabang từ phía bắc về Vienttiane ngay trung tâm Lào, bên bờ sông Mekong.
Lào giành độc lập từ sự đô hộ của Pháp ngày 12/10/1945. Trước 1975, Lào có tên là Đất nước Triệu Voi và quốc kì có hình 3 con voi màu trắng chung lưng vào nhau. Còn sau ngày thành lập nước CHDCND Lào 1975 thì quốc kì có 3 dải màu: đỏ, xanh, đỏ. Màu xanh ở giữa minh chứng rằng: dòng sông Mekong chảy qua giữa nước Lào. Ở giữa có hình tròn trắng - hình ảnh trăng rằm tròn vành vạnh, thể hiện cho tính cách sống thủy chung. Đó chính là niềm tự hào của nhân dân Lào!



Cho đến năm 1904, khi Pháp (đang đô hộ Lào) tuyên chiến với Vua Thái và thua trận thì mới phải cắt 1 phần lãnh thổ của Lào cho Thái. Và sông Mekong trở thành biên giới tự nhiên giữa lãnh thổ 2 nước và việc đi lại trên sông Mekong từ đó cũng có thông lệ: người Lào có quyền sử dụng toàn bộ phần mặt nước của sông, trừ việc không được lên bờ sông; còn người Thái chỉ được phép chạy xuồng, tầu đến phạm vi giữa dòng sông.
Công viên Fạ Ngum sáng chủ nhật.

Dân Thái Tậy Bắc ta cũng nói tiếng như tiếng Lào.


4. Dân Lào rất tự hào về Chao Anouvong.
Anouvong, sinh năm 1767 tại kinh đô Viêng Chăn, là con trai thứ tư của vua Bunsan (Ong Bun), và là em trai của các vua Viêng Chăn khác là: Nanthasen và Intharavong Setthathirath III. 
Khi vua cha bị người Xiêm lật đổ năm 1779, ông bị bắt làm tù binh của Xiêm. Giai đoạn 1780-1795, Anouvong sống lưu vong ở Bangkok như một con tin. Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1795, Anouvong được vua Xiêm bổ nhiệm làm Phó vương của vương quốc Viêng Chăn với tước hiệu là Somdetch Brhat Chao Maha Uparaja, trợ giúp cho vua anh là Intharavong Setthathirath III.
Vua Anouvong chỉ tay sang đất Thái.


Tiếp nhận thông tin mới rất vui.

Nhìn thẳng vào Dinh Chủ tịch.

Năm 1805, Anouvong lên ngôi sau khi Intharavong Setthathirath III băng hà. Là quốc vương Vạn Tượng, ông chọn làm đồng minh của người Thái trong cuộc chiến tranh chống lại Miến Điện. Tuy nhiên, vì cho là Thái triều không tuyên dương những võ công của ông, vào giai đoạn 1826-1828, Anouvong nổi dậy chống lại Xiêm, giành độc lập hoàn toàn.
Tháng 2 năm 1827, ông dấy binh kéo sang đánh Korat (Nakhon Ratchasima tỉnh Nakhon Ratchasima Thái Lan), vì cho rằng người Anh ở Miến Điện cũng sẽ mở cuộc tấn công xâm chiếm Thái Lan. Thái triều cho rằng Anouvong phản trắc, bội bạc nên vua Thái Rama III đã ra lệnh vây hãm thành Viêng Chăn của Anouvong. Viêng Chăn sau đó thất thủ. Quân Xiêm do Chao Phraya Bodin Decha chỉ huy triệt hạ và phá hủy hoàn toàn Viêng Chăn và chỉ còn sót lại mỗi ngôi chùa Wat Si Saket. Thị dân Vạn Tượng thì bị bắt di chuyển sang hữu ngạn sông Mê Kông, tức là vùng Đông Bắc Thái Lan ngày nay.
Anouvong thua phải rút khỏi Viêng Chăn chạy đến trú ẩn ở Lakhon (nay là Nakhon Phanom Thái Lan), sau đó chạy sang Mahaxay-Koongkeo (nay là Mahaxay tỉnh Khăm Muộn Lào) vào tháng 6 năm 1827. 
Sau đó với sự giúp đỡ của triều đình Huế (Việt Nam), Anouvong mở cuộc phản công đánh quân Xiêm ở Lakhon nhưng cũng lại thua. Ngày 29 tháng tháng 9 năm 1827, Anouvong phải đưa vương tôn quốc thích chạy sang lưu vong ở Vinh, Nghệ An bên Việt Nam. Quyết phục thù Anouvong lại mộ binh về đánh quân Xiêm lần nữa. Ngày 19 tháng 12 năm 1828, khi qua đất Muang Phuan (tức Trấn Ninh, nay là Xiêng Khoảng), thì Anouvong bị Chao Noi (Chiêu Nội), tù trưởng Trấn Ninh, bắt và giao nộp cho quân Xiêm. Anouvong bị giải đến Bangkok. Rama III ra lệnh nhốt ông trong cũi sắt được một năm thì chết, hưởng dương 61 tuổi.
Ngày nay người Lào xem ông là anh hùng dân tộc bất chấp thực tế lỗi lầm của chiến lược và chiến thuật kết hợp với tính khí nóng nảy của ông đã dẫn đến sự hủy diệt của Viêng Chăn và Lào đã mất lãnh thổ ngày nay là Đông Bắc Thái Lan.

Ngày nay, tại thủ đô Vientiane, bên bờ sông Mekong có tượng đồng của Chaao Anouvong đang đứng chỉ tay về phía đất Thái.
(Các bạn có thấy, công viên nào cũng rất giản dị (không hoành tráng, lãng phí như ở ta) nhưng đều rất ấn tượng!???).





Không có nhận xét nào: