Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ghi chép sau 1 chuyến đi (KQ)

Trước Ks Salana sáng 13/9.
2. Có 1 gia đình như thế ở Lào
Đó là gia đình cụ Souphanouvong, 1 ông Hoàng yêu nước. Cụ từng được sang VN học trường Albert Sarraut rồi sang học Xây dựng ở Pháp. Cụ có nhiều công trình ở VN: Đập Bái Thượng (Thanh Hóa), cầu Vinh... 
Tháng 8/1945, khi đang xây dựng công trình ở miền Trung thì CMT8 ở ta thành công, Bác cử ông Lê Văn Hiến vào đón Vua Bảo Đại và gia đình Hoàng thân ra HN. (Hôm rồi trên báo có ảnh Bác chụp cùng Bảo Đại và Hoàng thân).

Thắp hương cho các cụ.

Bạn đã 60 năm.

Thăm Nhà tưởng niệm Hoàng thân.

Các con của cụ đều được Bác đặt tên Việt là: Quang, Minh, Chính, Đại... Nga, Trung, Thắng... 
Năm 1954, anh Chính cùng 15 học sinh Lào mới từ Lào sang Quế Lâm và kết thân với các anh Kháng Chiến, Vũ Minh Trực, Hoàng Quốc Chinh, Bùi Chiến Thắng... (học vỡ lòng). Anh Chiến còn nhớ, anh Chính mang sang mấy cuốn sách in li-tô về bộ đội Lào và dạy anh em hát "Vì nhân dân quên mình" bằng tiếng Lào.
Những năm 60, gia đình anh về sống ở khu CP38 Văn phòng Chính phủ (phụ trách công tác với Lào). Đi học trường Thanh Quan nhưng anh vẫn chơi với cánh Quế Lâm và từng đến chơi với anh Chiến ở 38 Trần Phú. 



Chuyện anh Chính đi học Bulgari cũng thú vị. Năm 1961, mấy ông TBT 3 đảng Bregenjev, Todo Gipcov và Hoàng thân Souphanouvong gặp nhau, hỏi thăm chuyện con cái rồi ông Todo Gipcov bảo: "Vậy thì cho thằng Chính sang Bul học". Thế là anh Chính xách va-ly ra sân bay, sang Xofia.
Đang học năm cuối, nghe tin phỉ Vàng Pao giết anh trai mình là anh Quang, Bí thư TW Đoàn TNCM Lào, anh Chính xin về nước chiến đấu. Năm 1975, anh là Chủ tịch Ủy ban tiếp quảng cố đô Luang Prabang. Sau này, anh từng làm đến Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Có lẽ ông anh là người giống Hoàng thân nhất trong gia đình.
Năm 2003, tôi ra dự 50 năm Trường Thiếu như VN Lưu Sơn Quế Lâm tổ chức ở Đại học Bách khoa HN, có gặp anh. Những năm sau này, nghe tn anh về sống ở TPHCM nhưng không gặp. Tối qua, vừa kéo va-ly khỏi sân bay là nhận ra anh ngay.
Tình cảm anh em xưa thật đáng quý!

Không có nhận xét nào: