Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
TÔI VÀ NHÀ SƯ TRỤ TRÌ CHÙA BỒ ĐỀ (Đào Duy)
Tôi và nhà sư có họ hàng gần với nhau, ngoài đời tôi phải gọi nhà sư bằng
chị. Khi còn nhỏ, năm 1964–65 sơ tán về quê, quãng thời gian trước khi lên
trường Trỗi, thỉnh thoảng tôi có tới nhà chị chơi. Gia đình chị là một gia đình
đặc biệt. Bố mẹ chị là Việt kiều Tân Đảo về nước đầu những năm 60, là gia đình
duy nhất trong làng, trong tổng không vào hợp tác xã. Bố mẹ chị làm thợ may tại
nhà. Hồi đó không vào hợp tác xã mà trong nhà có mấy chiếc xe đạp Pơ-giô và máy
may cùng vài ba con trâu là “to” chuyện lắm. Nhưng sao tôi thấy chính quyền chả
đả động gì tới gia đình chị, hay là họ không thèm chấp với lũ theo đuôi “tư bản
giãy chết” ở nước ngoài về nước tìm đất sống?
Nhà chị ở rìa làng, mọi thứ đều tự cung tự cấp. Vì làm ăn cá thể nên gia đình chị chả có tiêu chuẩn gì. Chẳng
biết ruộng đất bố mẹ chị mua hay do địa phương cấp ngày đầu mới về nước, khi
chính quyền còn mặn nồng với “kiều bào trở về quê hương xây dựng đất nước” mà
tôi thấy nhà chị là cả một khu vườn đất rộng, cây trái sum suê, nuôi nhiều lợn,
gà, vịt. Nhà chị kinh tế khá, con cái được học hành đến nơi đến chốn chỉ tội
chả ai đoàn, đảng, tổ chức gì cả, như nhóm người thừa ngoài xã hội. Gia đình
chị ít có quan hệ với chính quyền nhưng bà con trong làng, trong xóm ai cũng
quý mến.
Quãng năm 1970–71, trước khi đi lính, tôi theo mẹ về quê thăm bà nội. Mẹ có
dẫn tới nhà chị chơi. Lúc đó chị đã là thiếu nữ. Chúng tôi cùng lứa với nhau,
tôi chỉ hơn chị quãng hai ba tuổi, khi gặp lại tôi không nhận ra chị. Chị cao, da
trắng, khuôn mặt thanh tú, môi phơn phớt hồng, đôi mắt long lanh nhìn tôi, ngỡ
ngàng. Tóm lại chị là một cô gái đẹp, một vẻ đẹp khoẻ mạnh, tinh khiết. Cho tới
sau này nghe mẹ kể, cả nhà chị đều đi tu, ngoại trừ một người con trai bố mẹ
bắt ở lại để nối dõi tông đường. Chả biết vì sao? Tôi chỉ thấy tiếc cho nhan
sắc của chị.
Bố mẹ chị sinh được mấy người con thì hiện nay họ đều chủ trì các chùa lớn
ở Hà Nội, Hải Phòng và có chức sắc trong Giáo hội. Em ruột chị là nhà sư Thích
Thiện Huân thông thạo năm thứ tiếng, đi học và truyền đạo trên ba mươi nước,
hiện trụ trì một chùa nổi tiếng ở Hà Đông. Một người trụ trì chùa Nghi Tàm. Hai
người em gái - một người ở Mỹ, một người ở Úc - cũng trụ trì những chùa lớn của
cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Năm 1985, khi ra Hà nội chuẩn bị đi “Tây”, tôi có tới thăm chị. Lúc đó, chị
đang ở chùa Quán Sứ. Chuyện trò, tôi hỏi chị về
bản năng con người, chị nói: “Tất cả là do cái đầu mình mà ra, đầu u mê thì con người u mê, đầu “thoát” thì con người thấy nhẹ nhàng, thanh thoát”. Năm ấy, chị gần ba mươi nhưng chị vẫn đẹp, không còn
rực rỡ như ngày xưa nhưng quyến rũ hơn, đằm thắm hơn. Chẳng trách thằng bạn
giám đốc khi theo tôi tới chùa thăm chị, vừa nhìn thấy chị mồm hắn cứ há hốc
ra, mắt thì trợn ngược lên, hai con ngươi đảo như “bi”. Để ý thấy cái cục lồi
lồi dưới yết hầu của hắn chạy lên, chạy xuống như thoi đưa, nước bọt nuốt từng chập như người già ăn phải
miếng cơm to chẳng may bị nghẹn. Khi ra về, hắn nhìn tôi với đôi mắt “dài dại”
như chỉ chực muốn thoát tục, rồi ngập ngừng hỏi: “Bằng tuổi tôi bây giờ đi tu
liệu còn kịp không ông?”. Tôi chửi hắn: “Đồ mắc dịch! Ông mà đi tu thì tụi đàn
bà con gái ông đang “quản lý” ông để lại cho ai? Chúng nó mà phát rồ lên, dắt
díu nhau tới bao vây chùa, có mà cảnh sát của cả cái Hà Thành này huy động tới
giải toả cũng không xong. Chúng nó mà tóm được ông thì chỉ có nước chúng nó
“cắt”, mà cắt còn là may, tôi sợ lúc đó ông chỉ còn là món thịt xé phay trong
đĩa gỏi ngó sen trên bàn nhậu”. Rồi tôi chê hắn: “Vẫn biết ông là người có “bản
lĩnh”, nhưng trong trường hợp này, hay nói rộng ra trước đám đàn bà con gái tôi
chả phục. Ông kém bình tĩnh, phải biết chế ngự ham muốn của mình đừng quá xốc
nổi, nhất là cách nhìn, cách cảm của ông
như ban nãy ở trong chùa đối với kẻ tu hành, theo tôi, là hơi bị thiếu “thẩm mỹ”. Ông nên rút kinh nghiệm. Tôi
phê bình hắn kịch liệt. Phê thì phê thế thôi chứ tôi lạ gì hắn, cái “nết” ấy có
mà đánh chết cũng chả chừa.
Tôi có tò mò hỏi chị: “Thế trước khi thoát tục, chị đã yêu ai chưa?”. Không
trả lời, tôi thấy chị buồn buồn, đôi mắt đẹp của chị nhìn ra xa xôi rồi bất
giác quay lại nhìn lên cõi niết bàn nghi ngút khói hương.
Lúc ra về, thấy tôi ở Hà Nội không có xe đi, chị cho tôi mượn chiếc xe đạp.
Trước khi đi “Tây”, vội quá tôi không đem trả xe cho chị được. Thằng bạn giám
đốc của tôi hứa sống hứa chết: “Ông cứ yên tâm, để tôi lo vụ xe này cho”. Rồi
thiếu trách nhiệm và biết cũng chả “xơ múi” được gì, thế là hắn quên. Sau này,
mẹ tôi phải mua đền, trả chị chiếc xe khác.
Hiện nay chùa Bồ Đề của chị nuôi dưỡng nhiều trẻ bất hạnh vô thừa nhận. Chị
làm từ thiện, đem tâm linh nơi cửa Phật cứu rỗi con người cõi trần. Nhìn tấm
hình chị trên báo, thấy chị già đi vì cũng hơn hai mươi năm rồi không gặp lại.
Vẫn đôi mắt ấy, vẫn dáng hình ấy nhưng giờ trĩu nặng nỗi lo. Như bài báo viết: Tìm
đâu ra kinh phí để lo cho đám trẻ mà danh sách ngày càng dài thêm nơi cổng
chùa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Mình đã có viết một bài thơ về sư thầy Đàm Lan sau khi TV đưa tin và hình ảnh về việc làm đầy tính nhân văn của thầy. Rồi năm ngoái lại thấy rộ lên việc thanh tra thanh mẹ gì đó sau vụ có bé bị mang bán. Cái xã hội này lắm điều buồn cười: khi thì ca ngợi hết lời, lúc lại soi mói, hoạnh họe nọ kia. Như vụ báo "Người cao tuổi" và TBT Kim Quốc Hoa cũng vậy. Nếu không có sự dũng cảm dấn thân của ông TBT Kim, lấy đâu ra hàng ngàn vụ tham nhũng được phanh phui, xử lý?
Riêng mình thì rất tin rằng cái tâm của sư thầy rất sáng và vẫn vô cùng kính nể tấm gương đó.
Duy Đảo viết thật hay, cứ như lời tỷ tê tâm sự, vô cùng dung dị, tự nhiên.
một câu chuyện đầy tính nhân ai và tình thương giữa con người vs con người
Hãy thư giãn cùng Game tien len mien bac hay thả ga với Tien len mien nam và trở thành vua bài với Binh xap xam.
Đăng nhận xét