Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Thiền và sức mạnh tiềm ẩn với doanh nhân

Nếu bạn nghĩ Thiền chỉ là việc ngồi yên và nhắm mắt lại thì quả là một sai lầm. Thiền có thể thay đổi cuộc sống và tương lai của một con người, đặc biệt đối với giới doanh nhân.
Inline image 1
6 giờ chiều thứ Ba hằng tuần, tại một spa nằm lặng lẽ trong con hẻm nhỏ của Sài Gòn, lớp Thiền của Robert Bridgeman lại bắt đầu. Một thầy giáo người Hà Lan, gần 30 học viên người Việt Nam lẫn nước ngoài, nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, trong một không khí hoàn toàn tĩnh lặng. Đa phần học viên là doanh nhân hoặc giới văn phòng.

Sưu tầm

Inline image 1
Câu nói đáng nhớ của Cựu Đô đốc William H. McRaven (Mỹ) tại lễ tốt nghiệp sinh viên ở Đại học Texas. 
Ông chính là người lập kế hoạch và điều phối chiến dịch lùng sục, tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Vài hình ảnh về thăm Y Trung

Ngày 28/12/2015, đoàn đại của Trường NVT về thăm Trường Y Trung. Cục trưởng Giáo dục Quế Lâm đã có mặt tiếp đoàn. Đoàn vào thăm Nhà truyền thống và có buổi tọa đàm thân mật.
Mời xem vài hình ảnh trong bog của Cao Cẩm Quỳ!

Mỹ - Trung và thỏa thuận cho cuộc chiến 1979 (ST: Quang Vinh)

Mời đọc!

Phuợng-Vũ: Thăm thế-giới nguời điên! Gặp “Bill Gate” Việt-Nam!!! (ST: Đạt Bột)


                                              thamnguoidien-3

    Đây là lần thứ nhì, tôi đến thăm mái ấm Martino – Đồng Nai, mái ấm là nơi tá túc của bệnh nhân tâm thần (bị gia đình bỏ rơi, lang thang hay không có khả năng điều trị bệnh), trẻ mồ côi, các cô gái rất trẻ lỡ có thai ngoài ý muốn họặc người già bơ vơ không nơi nương tựa… Tôi nhớ có 1 lời bài hát nào đó nói rằng “Nguời điên không biết nhớ, nguời say không biết buồn”,nhưng lúc họ tỉnh lại thì nỗi buồn, nỗi nhớ đó lại gia tăng gấp bội phần. Tôi có chị bạn thân làm ở bịnh viện tâm thần (Mỹ) cho biết mỗi lần sắp tới mùa lễ là chị và các đồng nghiệp lại khốn đốn, khổ sở vì bệnh nhân nhớ nhà đòi về không đuợc nên “quậy” tưng bừng luôn.Ở đời bệnh nào cũng khổ, nhưng bệnh gây hao tốn tiền bạc và cả tinh thần cho nguời thân lẫn ngừoi bệnh chính là bệnh tâm thần.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Lời chúc mừng đầu năm Bính Thân từ thầy Hồng Tuyến

Xin gửi lời chúc mừng năm mới Bính Thân tới thầy cô và các em học sinh Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Chúc thầy cô và các em học sinh cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
Cùng lời chúc này, thầy còn gửi 1 clip với ca khúc về Thơ do chính thầy hát. (Để thưởng thức, xin mời nhấn vào tựa đề của bài viết).

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Nhớ các bạn Trỗi đã hy sinh trong Chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Nam

Họ là Nguyễn Đức Thảo k7 (hy sinh: 28/4/1978 ở biên giới Tây Ninh), Ngô Tất Thắng k7 (hy sinh: 1/01/1979 ở Congpong Chàm), Nguyễn Tiến Quân k6 (hy sinh: 29/2/1979 ở Lạng Sơn), Ngô Ngời k3 (hy sinh: 1/7/1979 biên giới Tây Nam).
Chúng tôi luôn nhớ các bạn!
Ls Nguyễn Tiến Quân.

Ls Nguyễn Đức Thảo.

Ls Ngô Ngời.

Ls Ngô Tất Thắng.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Bài viết về cụ Lê Trọng Nghĩa của 1 nhà báo Việt kiều

Anh ta là Phạm Cao Phong, Việt kiều Pháp, từng vào Việt Xô thăm cụ những ngày cuối. Đứng góc độ người ngoài cuộc, có trong tay cuốn hồi kí "Từ Hỏa Lò đến Phủ Khâm sai" của cụ, anh đã có cái nhìn của riêng mình.
Mời cùng đọc để tham khảo!

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Kỉ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc

Ngày mai, 17/2/2016. Vậy là tròn 37 năm xảy ra Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Nhớ lại ngày ấy, cả nước sục sôi với hành khúc "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới...". Trên đường quốc lộ 1, quốc lộ 2, từng đoàn xe chạy ngược chở lính từ miền Nam ra. Những đoàn tầu hối hả chạy qua ga Vĩnh Yên chở xe, pháo, bộ đội lên QK2...
Nhiều giáo viên của bộ môn được bổ sung ngay cho các quân khu phía Bắc. Bộ môn tôi có anh Bình (Phó chủ nhiệm bộ môn), anh Nguyễn Ngọc Lân, Phong k6, sau đó anh Trần Bá Báu, Nguyễn Quốc Bình lên QK2... 

Vui, buồn đầu năm

Chiều, có việc, gọi cho ông Tạ Vinh mới hay, đầu năm, bạn mình đã đi làm xa. Tuổi đã 65 rồi mà qua máy vẫn nghe thấy rất nhiệt tình: "Mình đang ở Mỏ than Cọc 6. Già rồi mới đi làm than". "Chắc toàn chỉ tay 5 ngón, phải không? Ừ, nhớ bảo trọng!". "Châu, vợ mình, giờ lại sang Đức chăm cháu. Mỗi người mỗi việc, ông ạ".
Tôi và anh thân nhau khi cùng là giáo viên trên trường Quân sự, cùng 'nhóm ăn uống' với Thanh Hải, Bình Dị, Chí Hòa. Sau này, anh chuyển về Ban Cơ yếu rồi cuối những năm 80 chuyển ngành ra làm cùng Quang Thắng. Ngày sang Ba-lan có gặp vợ chồng anh. Tạ Vinh hiền lành, giản dị, sống chân thành được bạn bè quý. Vợ chồng anh cũng lênh đênh 1 thời bên Đức rồi trở về nhà.

Không thể lãng quên! (Trần Đình Ngân - Berlin)

                                        
Ls Thượng sĩ Trần Đình Tuấn.
“Bây giờ khi đất nước đã hòa bình, tại sao ta lại không tri ân, tôn vinh họ như những người anh hùng từ các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc trước đây. Có những cuộc chiến thậm chí đã diễn ra hàng nghìn năm về trước vẫn được dân tộc ca tụng. Có những con người đã hi sinh từ hàng nghìn năm trước nhưng vẫn được tưởng nhớ. Vậy cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc năm 1979 vì lí do gì bị lãng quên?”.
“Việc lãng quên họ chính là một sự thiếu sót lớn và rất đáng trách. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến biên giới năm xưa. Họ nằm dưới mộ sâu có yên không? Gia đình, vợ con, bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng, nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc nhưng tôi khẳng định, nói như vậy là ngụy biện”  “Nếu chúng ta không tôn vinh, không tri ân những người đã tự giác đi theo lời kêu gọi tổng động viên như vậy thì khi đất nước lâm nguy ai sẽ là người đứng lên cầm súng bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa, nhìn lại tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có thể thấy: Có những cuộc chiến tranh diễn ra hàng nghìn năm về trước vẫn còn được nhắc đến, tôn vinh, vậy thì tại sao cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 bị quên lãng? Vậy là có tội với họ”. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng muộn còn hơn không”   ( Ghi theo lời Tướng Nguyễn quốc Thước).

Không!  
Gia đình, Bè bạn, Quê hương, Làng xóm - 37 năm qua, chưa một giây phút nào quên, chưa một giây phút nào ngừng thương nhớ về Con Em của mình, về chàng trai Anh hùng Trần Đình Tuấn. Gia Đình, Bố Mẹ, các anh chị, các con, các cháu luôn tự hào vì Em.


Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nhớ Đoàn Mạnh Tuyên

Vũ Trung cùng Tuyên (phải) chụp 2011.
Đại gia đình Phạm Trần chúng tôi có mối thân tình với anh em nhà họ Đoàn. Anh em 2 nhà chơi chéo nhau, có gì vui buồn cũng sẻ chia. Nhớ ngày mẹ tôi mất, bác Sa cứ buồn: "Mẹ cháu đi mà bác ngồi xe lăn nên chả sang 99 chia tay mẹ cháu được... Bác cứ nhớ mãi những lần cùng mẹ cháu đi xe Văn phòng TW lên Đại Từ thăm con".
... Chiều 28 tết, gọi tới nhà anh Ba Hưng thăm hỏi chuyện tết nhất thì chị Liễu báo tin: anh đã bay ra HN, Tuyên tai biến nặng, lụt não, hôn mê sâu.
Sáng 1 tết, nhắn tin chúc mừng năm mới cho Đoàn Khánh. Hỏi thăm tình hình Tuyên thì hay vẫn nguy kịch.
Sáng mùng 4, đang cùng Đức Dũng xuống đón vợ chồng Tuấn Sơn thì có 
điện thoại anh Đoàn Mạnh Thanh: Tuyên đi lúc 10.35 sáng nay. Vậy là tin buồn đầu năm. 

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Hôm nay, 4 tết, giỗ đầu cụ Lê Trọng Nghĩa


Nhanh quá, vậy đã tròn 1 năm, cụ đi xa. Trong tôi vẫn đầy ắp những kỉ niệm với cụ - 1 con người trí tuệ, hóm hỉnh, quảng giao, 1 nhà tình báo có tầm chiến lược nhưng rất cẩn trọng...
Đại tá Lê Trọng Nghĩa,
(ảnh chụp 1955 khi vừa phong quân hàm).

Tháng 8/2005, nhận nhiệm vụ tháp tùng cụ bay từ TPHCM ra HN, tham gia cầu truyền hình giao lưu trực tuyến của VTV "Thông điệp từ quá khứ" do nhà báo Trần Uy dẫn cùng sự  có mặt của nhà sử học Dương Trung Quốc và chánh văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng.

Cụ đã 83, đưa cụ đi xa nên trách nhiệm rất nặng nề. Lần ấy, cụ về nghỉ ở nhà chú em (Đại tá Đoàn Sự, nguyên giám đốc Nxb QĐ) ở khu Nam Đồng. Trần Uy còn hẹn cụ đến khớp chương trình lần chót. Đi đâu, tôi cũng lấy xe Matiz của cô em dâu chở vì cụ dặn, phải cẩn thận đề phòng 'tai nạn không đáng có' xảy ra(!).
Đúng 8g đêm ấy, sau chương trình Thời sự là cầu truyền hình.Lần đầu tiên, dân chúng được thấy ảnh của các vị trong UBKNHN và cũng lần đầu tiên họ được nhìn thấy 1 trong 2 ủy viên UBKNHN còn sống: Đại tá Lê Trọng Nghĩa - người trực tiếp được giao nhiệm vụ đi đám phán với chỉ huy tối cao của quân đội Nhật đêm 19/8/1945, tránh được đổ máu cho Tổng khởi nghĩa ở HN.
Ngồi cùng nhà báo Thanh Lâm ở bên ngoài mà tôi nóng ruột, sợ cụ già 83 tuổi ấy có lỡ nói điều gì không nên không phải trên sóng truyền hình đang phát toàn quốc? Vậy mà không. Thật cảm phục về lòng nhân hậu và độ lượng của cụ.
Kết thúc buổi phát sóng, tôi, Việt Trung cùng Hữu Việt và cả nhóm kéo ra sân vườn Ks Hà Nội bên hồ Giảng Võ, uống rượu vang mừng thắng lợi.
Lúc đó mới hay, tối hôm ấy, có đến hàng nghìn tin nhắn, cuộc gọi về cho ban thư kí: Tại sao lâu nay không thấy nói tới các cụ này? Ông Nghĩa là ai? Tại sao sự kiện kì tình thế mà nay dân chúng nay mới biết?...
Chuyện của 11 năm trước, xin ghi lại để tưởng nhớ cụ Lê Trọng Nghĩa - 1 con người đáng kính!

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Tết về, nhớ cha tôi và cụ Lê Trọng Nghĩa

Ngày 4 tết năm ngoái, chú Lê Trọng Nghĩa ra đi ở tuổi 93. Mùng 4 Tết này là giỗ đầu. 
Đại tá Lê Trộng Nghĩa (1922-2015).

Còn cha tôi, ngày 3 tết này là giỗ lần thứ 49. Vậy là cụ đi xa gần nửa thế kỉ.
Cha tôi và chú Nghĩa có cái duyên. Gặp nhau ở Hỏa Lò thời gian (1943-45), cùng là dân Công giáo, cùng có chân trong Ban sinh hoạt của nhà tù (mà cha tôi được anh em tù chính trị bầu là Trưởng ban) nên 2 anh em đã kết thân. Ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, 9/3/1945, anh em tù chính trị Hỏa Lò quyết định tranh thủ thời cơ tổ chức vượt ngục. Chú Nghĩa được cha tôi giao nhiệm vụ bảo vệ 'thượng cấp, tử tù' Trần Đăng Ninh, thoát ra theo đường vượt tường rào an toàn cùng khoảng chục cụ.



Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Những ngày cuối năm, bận rộn đi xa. Nay mới trở về, chả kịp bài vở, chỉ kịp gửi thầy cô, anh chị và các bạn thiếp chúc mừng này.
Chúc cho năm mới Bính Thân mọi người dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

26 tết rồi, nhớ lại chuyện của gần 20 năm trước

Những ngày cuối năm, mang 'Quyền Sư' của Trần Việt Trung ra đọc. Vì là người 'kết' cho Trung, Nghị nhà tôi tiếp xúc được với học phái này từ đầu những năm 80 nên từng nhân vật trong cuốn truyện tôi thuộc nằm lòng. Hơn nữa, đã từng đọc vài lần nên lần này thích đọc lướt, chọn từng phần, từng chương đề đọc.
Đến phần bác Quý... Tháng Chạp năm nay chỉ có 29 ngày. Giống y như cái năm 1997, bác Quý, thầy Ngô Sỹ Quý - võ sư Vĩnh Xuân - mất. Tuấn Khàn chỉ kịp nhắn cho tôi, vừa được tin bác mất, em phải bay ra HN ngay. Hôm đó đã là 28 tết.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

KẾ HOẠCH TANG LỄ BẠN TRẦN VINH QUANG K5

- Lễ viếng: từ 16.00 ngày 3/2/2016 đến 7.00 sáng 5/2/2016.
Địa điểm: 149/16A Lê Thị Riêng, P Bến Thành, Q1, TPHCM.
- Lễ động quan: 7.00 sáng 5/2/2016. 
Sau đó, đưa đi hóa thân hoàn vũ tại Q9.
- Các bạn k5 TPHCM tập trung viếng 9.30 sáng mai, 4/2/2016.
BLL k5 kính báo!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Mời đọc!

TIN BUỒN

Chúng tôi vừa nhận được tin báo của gia đình: Bạn Trần Vinh Quang k5 (tự Quang Bành - SN: 1952, tuổi Mão) vừa từ trần sáng nay, 3/2/2016, tại Bv Nguyễn Trãi, thọ 65 tuổi.
Quang bị tim, sức khỏe yếu từ mấy năm nay. Sáng thứ hai, 1/2/2016, phải cấp cứu. Do bệnh nặng, sức yếu; mặc dù đã được gia đình và tập thể y bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã vĩnh biệt chúng ta.
Kế hoạch tang lễ sẽ tiếp tục được thông báo trên Fb và tin nhắn.
Xin chia buồn cùng vợ con Trần Vinh Quang và đại gia đình!
BLL phía Nam
----------------