Ngày 4 tết năm ngoái, chú Lê Trọng Nghĩa ra đi ở tuổi 93. Mùng 4 Tết này là giỗ đầu.
Đại tá Lê Trộng Nghĩa (1922-2015). |
Còn cha tôi, ngày 3 tết này là giỗ lần thứ 49. Vậy là cụ đi xa gần nửa thế kỉ.
Cha tôi và chú Nghĩa có cái duyên. Gặp nhau ở Hỏa Lò thời gian (1943-45), cùng là dân Công giáo, cùng có chân trong Ban sinh hoạt của nhà tù (mà cha tôi được anh em tù chính trị bầu là Trưởng ban) nên 2 anh em đã kết thân. Ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, 9/3/1945, anh em tù chính trị Hỏa Lò quyết định tranh thủ thời cơ tổ chức vượt ngục. Chú Nghĩa được cha tôi giao nhiệm vụ bảo vệ 'thượng cấp, tử tù' Trần Đăng Ninh, thoát ra theo đường vượt tường rào an toàn cùng khoảng chục cụ.
Cha tôi và chú Nghĩa có cái duyên. Gặp nhau ở Hỏa Lò thời gian (1943-45), cùng là dân Công giáo, cùng có chân trong Ban sinh hoạt của nhà tù (mà cha tôi được anh em tù chính trị bầu là Trưởng ban) nên 2 anh em đã kết thân. Ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, 9/3/1945, anh em tù chính trị Hỏa Lò quyết định tranh thủ thời cơ tổ chức vượt ngục. Chú Nghĩa được cha tôi giao nhiệm vụ bảo vệ 'thượng cấp, tử tù' Trần Đăng Ninh, thoát ra theo đường vượt tường rào an toàn cùng khoảng chục cụ.
UBKNHN chụp 1960: Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Lê Trọng Nghĩa. |
Chúng tôi đang được nghe cụ kể lại kỉ niệm 70 năm trước. |
Rồi ngày 17/8/1945, trong quyết định của Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ: chú có chân trong UBKN HN (cùng Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết, Nguyễn Duy Thân, Trần Quang Huy và cố vấn Trần Đình Long) - đại diện cho giới nhân sĩ, trí thức (Dân chủ Đảng). Chú lại cùng cha tôi tham gia lãnh đạo khởi nghĩa HN trong ngày 19/8/1945. HN về tay nhân dân mà không hề đổ 1 giọt máu, khi chưa hề nhận được lệnh của TW.
Rồi sau 19/12/1946, chú lại cùng cha tôi công tác ở Bộ Tổng Tư lệnh.
Hai cụ có nhiều kỉ niệm ân tình. Sau ngày hòa bình 1954, gia đình tôi và nhà chú ở gần nhau (khu tập thể Trần Phú và Lý Nam Đế). Chú thường tháp tùng Đại tướng qua lại Bắc Kinh và thường gặp cha tôi.
Và 20 năm trước ngày chú mất, anh em tôi thường xuyên đến thăm cô chú trong TPHCM. Chú còn tin tưởng giao cho tôi chếp bút những bài báo về MT8 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi từng được anh Chiến và anh Dương Trung Quốc giao nhiệm vụ tháp tùng chú bay ra HN, dự kỉ niệm 60 năm CMT8, vào 19/8/2005.
Cuối năm 2014, khi anh em tôi bắt tay vào làm bộ phim nhiều tập "Những người làm CMT8 ở HN". Giữa ngày đông giá lạnh của năm ấy, đoàn làm phim chúng tôi đã được cụ đồng ý và quay được những thước phim tư liệu cực kì quý báu từ cụ già 92 tuổi - nhân vật lịch sử, nhân chứng lịch sử của CMT8 - dù bị bệnh phổi rất nặng, ngứa khắp người. Cụ nhớ rành mạch những kỉ niệm của những ngày sôi động ấy cách nay 70 năm và hào sảng kể lại như chàng trai 23 tuổi thuở nào đi tiếp xúc cụ Phan Kế Toại và Thủ tướng Trần Trọng Kim (bằng tuổi cha mẹ mình) và tham gia trong UBKNHN, được Thường vụ cử đi thương thuyết với đại diện tối cao của quân đội Nhật mà trong tay không 1 tấc vũ khí.
Trước tết Ất Mùi, anh em chúng tôi lại cùng QPVN làm bộ phim "70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử". Đến thăm cụ, mời được phép phỏng vấn cụ. Nhưng cụ từ chối vì mấy ngày ấy lạnh quá và yếu quá, hẹn nếu tốt lên thì sẽ báo.
... Không ngờ, trước tết 6 ngày, cụ phải cấp cứu vào Bv Việt Xô và đúng 10 ngày sau, cụ ngừng hơi thở cuối cùng vào ngày 4 tết.
Ngay chiều hôm ấy, khi đang chúc tết ở nhà anh Đoàn Mạnh Hưng, tôi nhận được cú điện thoại từ hải ngoại của 1 phóng viên BBC. Anh nhờ tôi xác nhận tin này. Quả thật quá bất ngờ, hẹn anh trả lời trong 5' sau. Gọi ra HN mới hay tin này.
Ngày 6 tết, tang lễ được cử hành ở NTL Bv 354. Anh em nhà 99 (Lợi, Quốc, Phúc, Trung) cùng đoàn làm phim (Tuấn Hiệp, Mỹ Vân, Cường) đã đến vĩnh biệt cụ.
Cùng người thân trong gia đình, các bạn Trỗi, còn thấy gia đình Võ Đại tướng đến viếng. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh (100 tuổi) đến từ sớm. Cụ Vũ Oanh cùng các cụ ở BLL Chiến sĩ Việt Minh Hoàng Diệu trước CMT8 đến viếng và ở lại tới cùng dự truy điệu.
Trân trọng tưởng nhớ tới người đã dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét