Ít ai biết rằng, ông Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp sở hữu những bức ảnh xưa về Việt Nam và Hà Nội vô cùng quý hiếm...
Năm 1909, ông Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu về (và cho) tất cả các dân tộc trên thế giới nhờ kỹ thuật chụp ảnh màu tiên tiến nhất thời đó do hai anh em Auguste và Louis Lumière phát minh năm 1907.
Đó là quy trình xử lý bằng kính ảnh màu (autochrome) giúp dễ dàng chụp được những bức ảnh với màu sắc trung thực. Là một người lý tưởng và theo chủ nghĩa quốc tế, Albert Kahn tin rằng ông có thể dùng tài sản khổng lồ của mình tạo ra một “kho tư liệu hành tinh” nhằm cổ vũ hòa bình và góp phần vào sự hiểu biết giữa các nền văn hóa.Cho tới nay, 72.000 bức ảnh màu trong dự án của Albert Kahn được thực hiện hơn một thế kỷ trước vẫn là bộ sưu tập quan trọng nhất về thời kỳ nhiếp ảnh màu đầu tiên trên thế giới. Dù vậy còn rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này chưa từng được ấn hành và xuất bản như những bức ảnh xưa về Việt Nam và Hà Nội, được chụp vào khoảng những năm 1910-1920.Để có “kho tư liệu hành tinh”, Albert Kahn thuê các nhà nhiếp ảnh gan dạ và dũng cảm đi tới hơn 50 nước trên thế giới - thường là những điểm nóng và đầy bất ổn thời bấy giờ, nơi các nền văn hóa cổ kính đang ở bên bờ vực của những đổi thay chưa từng thấy bởi chiến tranh gây nên cũng như bởi sự vận động theo hướng toàn cầu hóa từ đầu thế kỷ 20.Ống kính của họ đã ghi lại sự sụp đổ của đế chế Áo - Hung và Ottoman cùng sự ra đời của một số quốc gia mới tại châu Âu và Trung Đông; cuộc sống trong chiến hào của những người lính tham gia Thế chiến I trước các trận đánh ác liệt mà họ sẽ mãi mãi không trở về. Họ cũng chụp được nhiều hình ảnh ở nhiều vùng đất xa xôi mà thế giới ngày đó chưa từng biết tới như tại Việt Nam, Nhật Bản, Brazil, Mông Cổ, Benin...
Bảo tàng Albert Kahn ở ngoại vi Paris
Cho tới đầu năm 1929, Albert Kahn vẫn còn là một trong những người giàu nhất châu Âu nhưng đến cuối năm đó, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall, thì tài sản của ông cũng mất dần và Albert Kahn buộc phải ngừng dự án “kho tư liệu hành tinh” vào năm 1931.Albert Kahn qua đời năm 1940. Di sản ông để lại hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Albert Kahn, cũng là ngôi nhà ông sinh sống nhiều năm tại Boulogne-Billancourt ở ngoại vi phía tây Paris. Nơi đây là một khu vườn tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách bốn phương.Bạn có thể xem thêm ảnh tại đây(Theo Tuổi trẻ)
Hà Nội và Việt Nam trong số 1382 bức ảnh mầu autochromes của Albert Kahn
Làng Na Sầm, vùng cao biên giới giáp Trung Quốc
Mỏ đồng, 1915
Chợ Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) 1915
Bến sông Lô Việt Trì
Hòn Gai, 1915
Mỏ than Hòn Gai, 1918 - 1921
Vịnh Hạ Long, 1915
Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long
Sông Tam Bạc, Hải Phòng
Một ngôi chùa trên đường lên Tam Đảo, tháng 6 năm 1916
Bán gạo, 1914-1915
Quán nước và hàng quà rong
Quán ăn trên đường quê
Quay tơ
Bật bông
Phường nhạc
Mấy mẹ con người hành khuất mù
Lão mù vái khách xin độ nhật
Những người phu bốc mộ
Cấy lúa
Cấy lúa
Cô bé chăn trâu
Phơi thóc sau vụ gặt
Hái rau
Đánh dậm
Quan huyện và các chức sắc tập trung tại huyện đường, 1915
Quan huyện đọc chiếu vua, 1915
Một ông quan huyện Bắc Kì, 1915
Một vị quan địa phương trong triều phục thường, 1916
Một viên đội
Ông lý trưởng hút điếu bát
Hai người hút thuốc phiện, 1915
Têm trầu, 1916
Cơi trầu
Trang phục đi hội
Các cô gái đóng vai con Tốt trong một ván cờ người, 1920
Mấy bé gái Bắc kỳ, 1916
Phụ nữ miền Bắc nhuộm răng đen, 1915
Một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916
Một bà đồng, 1916
Một bà đồng ở quê
Một bà đồng, 1915Cậu bé với chú gà chọi
2 nhận xét:
Kiến Quốc xem lại tên gọi một ảnh " đánh dậm " . dụng cụ bắt cá, tôm, tép... Này miền Bắc ko gọi là dậm , gọi là cái " te " , dậm có hình thức khác gồm hai bộ phận riêng biệt .
Khi đánh dậm hai bộ phận này kết hợp với nhau , tay trái cầm cán dậm, tay phải + chân phải kết hợp dậm ( bộ phận thứ hai ) đuổi tất cả vào dậm . Khi hai bộ phận tiến sát tới nhau chân phải đạp ( giữ ) bộ phận thứ hai , hai tay cầm cán dậm kéo lên khỏi mặt nước rồi nhặt ( bắt) những thứ ăn đc cho vào giỏ .
Đăng nhận xét