Cái gì là cơ sở để Trung Quốc đang
hành động hung
hăng tại Biển Đông? Họ hành động như
Biển Đông là ao nhà của họ, gần như không để ý luật pháp quốc tế là gì. Liệu có
phải đây là mánh khóe chính trị của Tập Cận Bình? Nếu một người khác làm sếp
Trung Nam Hải liệu ông ta có làm như vậy không? Có phải vì Trung Quốc giầu? Có
phải vì Trung Quốc ham vọng bá quyền hay tại vì họ muốn dân tộc Trung Hoa
trường tồn vĩnh cửu? Hay là do các yếu tố văn hóa truyền thống đã thúc đẩy họ
hành động như vậy? Nếu là yếu tố văn hóa truyền thống thì không chỉ Tập Cận
Bình mà ai làm sếp Trung Nam Hải cũng vậy thôi.
Vì vậy, cần phải tìm hiểu yếu tố căn
cốt cơ bản nhất của
nền văn hóa Trung Hoa để xem có phải
đó là cơ sở thúc đẩy hành động hiện nay của họ hay chỉ là hứng khởi mang tính nhiệm
kỳ của một nhà cầm quyền nào đó. Nếu thực có một yếu tố như vậy thì nó phải tồn tại một cách
phổ quát đối với mọi người Trung Hoa. Dù là ai, cương vị nào, cũng đều mang trong
máu cái yếu tố ấy. Và ở địa vị càng cao thì yếu tố ấy càng bộc lộ mạnh mẽ và
càng chi phối toàn diện từ tư duy chiến lược đến hành vi hàng ngày của họ. Tức
là yếu tố ấy có tầm phổ quát vừa ở mức vĩ mô và vửa ở mức vi mô nữa. Nó tác
động lên không chỉ một người mà cả hàng tỉ người Trung Quốc. Nếu quả thực có
một yếu tố văn hóa như vậy thì chúng ta phải tìm ra nó để xây dựng nên phương
cách ứng xử khôn khéo với Trung Quốc, để trở thành hàng xóm vĩnh viễn với họ
một cách hòa bình và lịch sự, theo tư thế bình đẳng.
· Cách đây đã
lâu lắm tôi được đọc Sử ký Tư Mã Thiên do Nhữ Thành dịch (Nhữ Thành chính là Cụ
Phan Ngọc một nhà Hán Học lừng danh đời nay). Trong lời giới thiệu cuốn ấy, Ông
bảo văn của Tư Mã Thiên trùng trùng điệp điệp như núi, trèo lên một đỉnh núi
lại nhìn thấy nhiều đỉnh núi cao to hùng vĩ hơn, đấy chính là chất văn của Tư Mã Thiên.
Rồi ông kết luận nền văn hóa Trung Hoa cực kỳ vĩ đại, ta chỉ có thể biết được phần
nào mà không thể biết hết. Tôi hoảng quá, hỏi cha mình. Cụ bảo thằng Tàu chỉ
thâm, chứ có quái gì. Hai thái độ đó làm tôi bỏ luôn ý định nghiên cứu văn hóa
Trung Quốc, mà đi nghiên cứu Vật Lý.
Bây giờ trước những sự kiện thời sự
của năm 2016 này
tôi lại nghĩ về cái sự vĩ đại của nền
văn hóa Trung Quốc. Nó là cái gì nhỉ. Là
sự vĩ đại của đa dạng và phong phú hay là sự vĩ đại của thâm sâu và cao cả.
Trước khi thống nhất thành một đế chế
vào thời nhà
Tần, Trung Quốc gồm nhiều quốc gia.
Mỗi quốc gia là một gia tộc theo nghĩa đen. Thời kỳ tiên Tần là thời kỳ kéo dài
vài trăm năm, là thời kỳ của sự tiêu diệt các quốc gia nhỏ để hình thành các
quốc gia lớn hơn. Quốc gia mới hình thành rộng hơn về đất, đông hơn về dân,
mạnh hơn về quân bị.
Quá trình ấy cứ dần dần tiêu diệt hết
cả thất hùng trong thời chiến quốc, rồi chỉ còn lại một đế chế thống nhất toàn
cõi Trung Hoa gọi là nhà Tần. Các quốc gia bị tiêu diệt chỉ còn lại trong ký
ức. Ví dụ Trương Phi ra trận thường hét to
lên rằng “Ta là Trương Dực Đức người nước Yên đây”. Câu ấy nghĩa thế nào.
Nước Yên đã bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt hơn 400 năm rồi cơ mà. Hồi Trương Phi
sống là thời tan rã của nhà Hán. Mà nhà Hán đã tồn tại hơn 400 năm rồi. Lẽ ra
Trương Phi phải nói ”Ta là Trương Dực Đức người nhà Hán đây” mới đúng chứ.
Vì Trương Phi đang phò Lưu Bị khôi
phục nhà Hán cơ mà.
Thực ra, trong sâu thẳm cõi lòng,
trong mỗi dòng chảy nơi huyết quản, đối với Trương Phi chỉ có nước Yên, không
có nhà Hán. Chính Ông cũng không ý thức điều ấy, vì nó ăn sâu vào tiềm thức
từ mấy trăm năm rồi. Mối thù mất nước mà
cha ông cụ kỵ nhà Trương Phi truyền lại cho ông vẫn hàng ngày thôi thúc mọi
hành động của ông. Trong Sử Ký còn có chuyện Kinh Kha mưu giết Tần Vương.
Chuyện rất hay, đọc mãi không chán. Nhưng hay nhất và cảm khái nhất vẫn là lời
thơ đưa tiễn:
Gió vi vút chừ, sông Dịch lạnh tê
Tráng sỹ một đi chừ không trở về
Mở rộng ra, lịch sử Trung Quốc là
lịch sử của mất nước, sợ sệt, căm hờn và âm mưu trả thù. Tam Quốc diễn nghĩa
được dân Tàu xem là một áng văn chương bậc nhất thì cũng là tổ hợp của những
chuyện mất nước và trả thù. Trong mấy ngàn năm của lịch sử nước Tàu, có những
đoạn thịnh trị và tao loạn. Thịnh trị là sự thành công của trả thù, tao loạn là
sự khởi phát một quá trình trả thù mới. Trị loạn ở nước Tàu không phải là do sự
phát triển của lực lượng sản xuất vượt quá khuôn khổ của quan hệ sản xuất. Trị
loạn ở Tàu là do thành công hay thất bại của các kế hoạch trả thù. Nhà Minh là
một đại đế chế cũng hình thành nên từ sự thành công của việc trả thù người
Nguyên. Chu Nguyên Chương là Minh Thái Tổ. Lẽ ra khi thành công thì ông phải
giải hết oán thù thì ông lại giết thêm người. Ông sợ những người có tử vi giống
mình
có thể cướp ngôi, nên ra lệnh giết
hết những người cùng
ngày tháng năm sinh với ông.
Những người Minh Hương đến miền Nam
nước ta sinh
sống cũng là dòng di dân của những
người sợ sệt và mang
mộng trả thù theo phong trào “Phản
Thanh phục Minh”.
Trong văn học hiện đại Tiếng Trung,
thì chưởng Kim Dung là hay nhất. Nhưng đọc kỹ thì đây chính là các câu chuyện
về sự trả thù. Người Tàu xem Vạn lý Trường Thành là một công trình văn hóa vĩ
đại nhất của họ thì chính công trình ấy được xây nên vì Tần Thủy Hoàng lo
sợ kẻ thù phương Bắc.
Thơ ca, văn học, hội họa, nghệ thuật
của Tàu được sinh
ra bởi rất nhiều các bậc tài hoa. Xét
kỹ thì thấy họ tìm đến
những lãnh vực tinh thần đó như một
lối giải thoát khỏi lòng thù hận. Chính Tư Mã Thiên là một ví dụ sinh động nhất
cho nhận định này. Ông tự biết không thể trả mối hận lớn của mình, nên ông bèn
gửi căm thù vào tác phẩm. Thậm chí, ông còn sợ tác phẩm ấy không thể chào đời
được nên lại chôn nó vào tường. Cho nên có thể nói các bộ môn văn hóa Trung Hoa
là nơi trú ngụ và nơi xả thoát của lòng thù hận. Lão Trang là một trường phái
tư tưởng quan trọng của văn hóa Trung Hoa. Lão Trang đề cao vô vi. Vô vi là
quay về với hư vô.
Nhưng quay về từ đâu? Chắc là quay về từ thù hận, bỏ thù hận để quay
về vô vi. Theo Lão Trang tức là bỏ thù hận mà về với hư vô. Tất nhiên nếu được
như vậy, về với vô vi, thì thật vô cùng vĩ đại. Nhưng ở tuổi nào thì con người
có thể bỏ thù hận mà về với hư vô?
Văn hóa Tàu không có một giai đoạn
Phục Hưng. Thực
vậy, sau thời kỳ trung cổ, sau giai
đoạn đè nén của Nhà thờ Thiên Chúa giáo, châu Âu được giải thoát. Con người có
tự do. Chính giai đoạn tự do ấy được gọi
là thời kỳ Văn Hóa Phục Hưng. Các giá trị văn hóa của thời Phục Hưng là kết quả
của sự tìm tòi và sáng tạo trong tự do. Lịch sử nước Trung Quốc chưa từng có
giai đoạn ấy. Cho đến tận thời điểm hiện tại cũng vẫn vậy. Nhân dân Trung Hoa
vẫn chưa thể bước vào một thời kỳ mà ở đó con người được tự do, được hân hoan sáng
tạo ra các giá trị văn hóa.
Nước Tàu là một nền văn minh lớn,
nhưng lại không sản sinh ra một tôn giáo lớn, cũng không là bệ đỡ cho một tôn
giáo lớn nào. Tại sao vậy, vì lòng thù hận không thể sản sinh ra tôn giáo. Mọi
tôn giáo lớn đều xuất phát từ tình thương. Khổng tử chỉ là một nhà tư tưởng chứ
không phải là một giáo chủ. Học thuyết tư tưởng của ông đề cao chữ nhân.
Nhưng lại là chữ nhân một chiều. Tức
là thương người một chiều. Người dưới chỉ có quyền yêu thương người trên theo một
chiều. Nên con phải tuyệt đối phục tùng cha. Sinh thời Khổng Tử đi khắp các
nước trong lục địa Trung Hoa giảng thuyết của ông mà không một vị vua nào dùng
thuyết ấy.
Ông chết mấy trăm năm sau, vua nhà
Hán mới thấy cái hay của lòng nhân một chiều, bèn biến hóa nó thành học thuyết thống
trị: Vua bảo chết phải chết. Mấy ngàn
năm sau học thuyết của Khổng tử vẫn là công cụ thống trị hay nhất mà các bậc
Hoàng đế Trung Hoa luôn luôn cổ súy. Bởi vì, nếu người dân chấp nhận thuyết ấy
thì xã hội rất dễ bảo, rất ổn định. Đến nay, nước Tàu hiện đại đã xây dựng mấy
trăm Viện Khổng tử khắp thế giới. Chắc họ muốn truyền bá chữ nhân một chiều để
cai trị thế giới chăng.
· Tóm lại cái
"vĩ đại" nhất trong văn hóa Trung Hoa là sự
sợ sệt và lòng thù hận. Khổng Minh
trước khi chết ngửa cổ lên trời mà than rằng: “Từ nay ta
không được ra trận đánh giặc nữa,
trời xanh thăm thẳm, thù này biết bao giờ nguôi”.
Lòng thù hận sản sinh ra các giá trị
tiêu cực gọi là “Thâm
như Tàu”. Sự thù hận cũng sinh ra các
giá trị tích cực như xả bỏ về với vô vi.
Vậy sống cạnh một hàng xóm khổng lồ,
lúc nào cũng
đầy thù hận, thì người Việt phải hành
xử thế nào? Chúng ta sẽ đào mả kẻ thù giã nát nhồi thành thuốc súng mà bắn, hay
chúng ta sẽ như Nguyễn Trãi lấy đại nghĩa mà đối địch với hung tàn. Cả hai cách
trên đều là không thích hợp vói thời đại hiện nay. Bởi vì người Trung Quốc chưa thể hiểu được đại nghĩa, ít nhất là
trong vòng vài trăm năm nữa. Bởi vì, lịch sử mấy ngàn năm của các quá trình
tiêu diệt các quốc gia và các âm mưu trả thù khôi phục không dễ gì một sớm một chiều
có thể đổi dòng.
Hãy lấy chính một hạt nhân văn hóa
Trung Quốc làm
điểm tựa cho suy luận sau đây. Hạt
nhân ấy là thuyết Thiên-Địa-Nhân. Theo đó, người Trung Hoa cho rằng con người
là một trong ba lực lượng lớn nhất của tự nhiên. Con người theo nghĩa chung
nhất có thể sánh ngang với trời và đất. Thuyết này đề cao năng lực của con
người: Mối hận thù, lòng trung thành, sự chân thật,… có thể làm cảm động trời
đất. Nhưng trong khắp các văn bản của văn hóa Trung Hoa không thấy đề cập một
năng lực khác của con người: Lòng yêu mến tự do có thể làm cảm thông trời đất.
Trái lại, người Việt chúng ta có một đặc
điểm là yêu tự do. Hồ Chủ tịch biết sức mạnh của tự do, cho nên ông nói “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
Nếu có một cách nào đó biến mỗi con
người Việt Nam
thành một vị vua của tình yêu tự do,
thì mảnh đất hình chữ S của chúng ta sẽ là nơi đáng sống nhất trên hành tinh
này.
Nước Việt Nam sẽ là nơi chung sống
bình đẳng và hòa bình của 90 triệu vị vua yêu tự do, không thù hận. Khi đó không còn đất sống cho sự sợ hãi và
mối thù hận. Họ có thể tự do sáng tạo, tự do nói cái mà họ nghĩ, tự do lập hội
đoàn để khỏi bị bắt nạt,…Trong khi đó nước Tàu vẫn là mảnh đất của một thiên
tử, hoặc một tập thể thống trị, đứng bên trên hơn một tỉ sinh linh, một tỉ lò
than thù hận âm ỉ. Lúc đó nước Việt là một nước bé nhưng mạnh mẽ bên cạnh một
nước Tàu to lớn nhưng đầy bất trắc. Và chúng ta không sợ gì một nước Tàu giàu
có về tiền bạc, tham lam về lãnh thổ, bất trắc về lòng người nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét