Suy từ chuyện ông đảng viên ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình xin giữ danh hiệu đảng viên đến chuyện ông đảng viên ĐCSVN Trịnh Xuân Thanh, xin ra khỏi Đảng rồi bỏ trốn.
Nhắc đến tên Trịnh Xuân Thanh, ở VN chắc ai cũng biết vì cái ông Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang này đi lên „ Cốp“ từ cái vụ thất thoát 3-4 nghìn tỷ, đi xuống từ cái vụ xe tư mang biển số công màu xanh.
Hai hôm nay đọc trên đài báo thấy râm ran chuyện ông Thanh viết đơn xin ra Đảng, rồi bỏ trốn! Chưa biết thực hư thế nào thì lại có tin nhiều đảng viên yêu cầu các cấp tổ chức đảng phải nhanh chóng làm thủ tục khai trừ ông Thanh ra khỏi Đảng!
Hai hôm nay đọc trên đài báo thấy râm ran chuyện ông Thanh viết đơn xin ra Đảng, rồi bỏ trốn! Chưa biết thực hư thế nào thì lại có tin nhiều đảng viên yêu cầu các cấp tổ chức đảng phải nhanh chóng làm thủ tục khai trừ ông Thanh ra khỏi Đảng!
Mang chuyện ông Thanh so với chuyện ông Tiểu Bình là chuyện so con cá kình ngoài biển với con nèm nẹp trong vũng bùn. Nhưng nhân có chuyện ông Thanh, xin mượn dịp để kể lại chuyện ông Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc (có thể nhiều người chưa biết) thời những năm đầu 1970. Biết đâu, câu chuyện khập khễnh, cao mưu này lại có người sau khi nghe xong chả rút ra được một bài học nào đó hoặc đập tay mà than „ Tầu thâm thật!“
Giai đoạn đấu đá quyết liệt nhất của cuộc CMVH ở Trung Quốc thời 65-70 là đấu cho đổ, đấu cho thối nhóm chóp bu "Lưu-Đặng-Đào".
Lưu thiếu Kỳ và Đào Chú kiên định khí phách CS không nhận "tội" nên bị biệt giam, đấu tố, đày ải cho đến chết.
Đặng tiểu Bình ngậm ngùi thừa nhận có tội, nhận khuyết điềm, xin chịu kỷ luật tước hết mọi chức vụ, quyền lợi nhưng viết thư riêng cho Mao Trạch Đông chỉ xin giữ lại danh hiệu "Đảng viên ĐCSTQ".
Mao Trạch Đông cảm kích sự hối cải của Đặng, thấy ông ta tỏ ra không tiếc quyền, tiếc lợi mà vẫn chỉ một lòng muốn giữ danh hiệu Đảng viên nên có văn bản viết tay gửi lại cho Đặng: "Không cần khai trừ Đảng tịch, tốt nhất có thể xếp cho chút việc làm" ...Vậy là với tờ chỉ thần thánh này, Đặng Tiểu Bình dù có tới ba bốn lần từ về "mo“,“lên voi xuống chó“ nhưng không một đối thủ chính trị nào dám đông đến danh hiệu „Đảng viên ĐCSTQ“ của ông. Sau khi Mao chết, „bè lũ bốn tên“ bị đập tan, ông Đặng vươn lên tới vị trí tối cao!
Lý giải chuyện này, người ta xác nhận rằng, trăm triệu ĐVCSTQ, trong tình thế ngàn cân chỉ có một ông Đặng hiểu ra cái lý lẽ:
„Trong chế độ một Đảng lãnh đạo, một Đảng cầm quyền ở Trung Quốc, chỉ kẻ nào có được danh hiệu „Đảng viên“ thì mới là người có cơ hội đoạt quyền và nắm giữ quyền lực".
Vậy nên kẻ tham quyền cố vị, phải bám giữ lấy cơ hội dù nhỏ nhất. Thử hỏi, nếu ngay từ đâu, ông Đặng bị khai trừ, không còn là đảng viên ĐCSTQ nữa thì ông ta còn có cơ hội mon men đến chức trưởng thôn không? ( Sau này khi Mao chết rồi, các phe phái chống Đặng ân hận tiếc nuối nhất là họ đã không ngăn được tờ thánh chỉ do Mao viết. Vì đã bỏ sót một việc nhỏ mà hậu quả là phải trả giá cho sinh mệnh của cả một bè lũ!)
(Lời dịch thánh chỉ của Mao trong ảnh đăng kèm do TĐ dịch để làm chứng cho câu chuyện.)
Đặng tiểu Bình ngậm ngùi thừa nhận có tội, nhận khuyết điềm, xin chịu kỷ luật tước hết mọi chức vụ, quyền lợi nhưng viết thư riêng cho Mao Trạch Đông chỉ xin giữ lại danh hiệu "Đảng viên ĐCSTQ".
Mao Trạch Đông cảm kích sự hối cải của Đặng, thấy ông ta tỏ ra không tiếc quyền, tiếc lợi mà vẫn chỉ một lòng muốn giữ danh hiệu Đảng viên nên có văn bản viết tay gửi lại cho Đặng: "Không cần khai trừ Đảng tịch, tốt nhất có thể xếp cho chút việc làm" ...Vậy là với tờ chỉ thần thánh này, Đặng Tiểu Bình dù có tới ba bốn lần từ về "mo“,“lên voi xuống chó“ nhưng không một đối thủ chính trị nào dám đông đến danh hiệu „Đảng viên ĐCSTQ“ của ông. Sau khi Mao chết, „bè lũ bốn tên“ bị đập tan, ông Đặng vươn lên tới vị trí tối cao!
Lý giải chuyện này, người ta xác nhận rằng, trăm triệu ĐVCSTQ, trong tình thế ngàn cân chỉ có một ông Đặng hiểu ra cái lý lẽ:
„Trong chế độ một Đảng lãnh đạo, một Đảng cầm quyền ở Trung Quốc, chỉ kẻ nào có được danh hiệu „Đảng viên“ thì mới là người có cơ hội đoạt quyền và nắm giữ quyền lực".
Vậy nên kẻ tham quyền cố vị, phải bám giữ lấy cơ hội dù nhỏ nhất. Thử hỏi, nếu ngay từ đâu, ông Đặng bị khai trừ, không còn là đảng viên ĐCSTQ nữa thì ông ta còn có cơ hội mon men đến chức trưởng thôn không? ( Sau này khi Mao chết rồi, các phe phái chống Đặng ân hận tiếc nuối nhất là họ đã không ngăn được tờ thánh chỉ do Mao viết. Vì đã bỏ sót một việc nhỏ mà hậu quả là phải trả giá cho sinh mệnh của cả một bè lũ!)
(Lời dịch thánh chỉ của Mao trong ảnh đăng kèm do TĐ dịch để làm chứng cho câu chuyện.)
Nhàm đàm, người viết chỉ muốn nhân chuyện ở Việt nam mà kể một chuyện đã xưa ở Tầu. Còn như phán xét con tép, con nẹp Trịnh xuân Thanh thế nào thì xin hoàn toàn lắng nghe , tin tưởng vào Quốc hội, Đảng và nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét