Những ngày cuối tháng 7, anh em k5 Trường Trỗi cố gắng làm được những việc tốt, để tri ân các AHLS và thương binh, người có công. Chả ầm ỹ nhưng thật ý nghĩa.
Phía Bắc thì các bạn tới thắp hương cho các Ls Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, thăm anh Phạm Văn Hiển (anh trai Ls Phạm Văn Hạo) và gặp gỡ các thương binh của khóa.
Còn ở phía Nam có chuyến đi Vũng Tàu sáng 19/7, thắp hương cho thầy Hồng Tuyến - tác giả của Hiệu ca Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, hành khúc đã đồng hành cùng lứa TSQ chống Mỹ suốt nửa thế kỉ qua. Đó cũng là hành trang tinh thần của lính Trỗi vào đời và để sau này, khi đã bạc đầu răng long chỉ cần cất giọng là nhận biết ra "lính Trường Trỗi". Cùng với huy hiệu Trường Trỗi, cùng với huy hiệu Đại tướng thì đây là "dấu hiệu nhân biết" nhau.
Còn ở phía Nam có chuyến đi Vũng Tàu sáng 19/7, thắp hương cho thầy Hồng Tuyến - tác giả của Hiệu ca Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, hành khúc đã đồng hành cùng lứa TSQ chống Mỹ suốt nửa thế kỉ qua. Đó cũng là hành trang tinh thần của lính Trỗi vào đời và để sau này, khi đã bạc đầu răng long chỉ cần cất giọng là nhận biết ra "lính Trường Trỗi". Cùng với huy hiệu Trường Trỗi, cùng với huy hiệu Đại tướng thì đây là "dấu hiệu nhân biết" nhau.
Chiều 19/7, chúng tôi đến thăm cô Phạm Thị Thục - vợ Ls phi công Mig-17. Chú Long chồng cô đã anh dũng hy sinh trong đợt không chiến đầu tiên của Không quân VN bảo vệ vùng trời thủ đô.
Sáng 20/7, chúng tôi đã đến nghĩa trang Văn Giáp, Q2, thắp hương cho AHLS Nguyễn Văn Trỗi - người mà tên Anh được vinh dự đặt tên cho mái trường của chúng tôi. Mái trường đó đã sản sinh ra những công dân, nhưng cán bộ tốt cho QĐ, cho nhân dân. Hai thầy giáo và 28 học sinh là Ls đã tô thắm cho truyền thống của nhà trường.
Sau đó, chúng tôi tới thăm chị Phan Thị Quyên - bà chị cả của nhà trường. Trong lúc QPVN phỏng vấn chị thì anh Tư Dũng mời chúng tôi uống li rượu nhạt để tưởng nhớ Anh Trỗi và người em trai của anh Tư hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ngày 21/7, chúng tôi đến thăm Nguyễn Nam Tiến - 1 bạn học cùng khóa. Trong chuyến về thăm lại trường cũ ở Quế Lâm tháng 10/2007, đã đột ngột bị nhồi máu cơ tim, Tiến được bạn bè kịp thời đưa vào Bv Nhân dân Quế Lâm cấp cứu, tạm qua cơn hiểm. Sau đó nhờ sự đóng góp của 100 thầy bạn cùng chuyến đi, của các bạn TQ (gia đình chị Lư Mỹ Niệm, Cao Tư lệnh và bạn bè Phật Sơn, của chị em họ Mã, họ Thịnh...), của học sinh Y Trung do bà Tiêu Hiêu trưởng phát động (được 500 tệ), của sinh viên Đại học SPQT do cô Niêm vận động, của tập thể y bác sĩ Bv Nhân dân số 1 Quế Lâm... rồi sau đó là gần 80 triệu của thầy bạn trong nước ủng hộ để Tiến được phẫu thuật, đặt 3 sten cho động mạch vành và sống tiếp 10 năm nay.
Thật vô tình mà tại nhà Nam Tiến, chúng tôi gặp được cả chị Niệm - ân nhân của Tiến cách đây 10 năm, cùng ông Nguyễn Trung Nguyên (giám đốc Nhà kỉ niệm các trường học VN ở Quế Lâm) cũng đến thăm. Hạnh Nguyên, BTV của QPVN, xúc động ghi được những hình ảnh vô giá này. Đúng là chỉ có tình bạn, tình đoàn kết nhân dân là tồn tại mãi mãi, không có thế lực nào có thể chia cắt nổi!
Sau đó, chúng tôi đến thăm Nguyễn Chỉnh Huấn - tấm gương Paven Corsaghin của lớp. Bạn đã chiến đấu với bệnh tật, vượt qua sự khó khăn (tưởng như không thể qua được) của bản thân để tồn tại, để sống có ích, để làm cái cầu nối giữa thầy, bạn Trỗi suốt nửa thế kỉ qua.
Không những thế, bạn còn cùng chúng tôi tham gia chuyến hành hương về Miền Tây viếng thăm 2 Ls Huỳnh Kim Trung và Võ Dũng. Là người có mặt trong chuyến đi này mới hiểu bạn lại lần nữa vượt lên số phận, chiến thắng khó khăn như thế nào!
Thầy trò chúng tôi vừa có 2 ngày (22 và 23/7) cùng sống, cùng hành quân, cùng trải nghiệm trong chuyến đi về Miền Tây, đến thăm 2 bạn học Huỳnh Kim Trung và Võ Dũng.
Hai bạn của chúng tôi đều hy sinh năm 1972, khi vừa tròn 20 tuổi. Hai đứa mãi mãi tuổi 20 đến hôm nay tròn 45 năm. Chúng tôi tự hào vì các bạn.
Huỳnh Kim Trung hiện an nghỉ ở NTLS Tiền Giang, ngay bên quốc lộ 1. Chúng tôi đến với bạn khi mặt trời đã đứng bóng vì chiếc xe County chở đoàn bị nổ lốp trên đường cao tốc HCM - Trung Lương. Phải mất 3 tiếng gọi cứu hộ thay lốp. Nhưng Huỳnh Kim Trung đã gặp được 2 thầy và gần 30 bạn cũ.
Dọc đường đón thêm Hà Văn Công, Nguyễn Bình bạn cùng k5 và anh Nguyễn Nam Khánh k2 Trỗi.
Võ Dũng cùng má Trần Kim Anh và 2 em Phan Thị Ánh Hồng, Phan Chí Tâm, năm 2005 được chú Sáu Dân đưa từ NTLS TPHCM về Sóc Trăng, quê cô Kim Anh. Võ Hiếu Dân, em gái Võ Dũng, vì bận việc không đi cùng đã cử Quý (tài xế của Cty), giỏi nghề (tay lái lụa), thông thạo địa bàn, dẫn đường rồi gia đình ra đón tận ngoài lộ. Đường vào nhà không thể đi bằng ô tô nên chúng tôi được gia đình đón bằng xuồng (lãi) theo 5km đường kênh rạch vào nhà.
Chúng tôi đã được thắp hương tại Trần Lăng Chi Mộ - khu mộ của các cụ ngoại Võ Dũng tới đây khai khẩn hơn 150 năm qua, xây dựng thành 1 khu trù phú, có thương cảng, có nhà máy xay xát gạo đầu tiên của Miền Tây.
Bốn má con Võ Dũng được cải trong cùng 1 nơi với 1 bức phù điêu bằng đá, có mặt cả 4 người. Nhìn Võ Dũng rất giống ngày còn sống với chúng tôi.
Sau khi thắp hương, ghi hình, chúng tôi trở về nhà và được chiêu đãi 1 bữa cháo vịt siêm ngon như chưa bao giờ được ăn (nhất là bữa trưa chưa được dùng). Dưới trời đêm mát lạnh, chúng tôi cùng thân nhân của Võ Dũng trò chuyện. Thật cảm động khi nghe người nhà tâm sự, đây là lần đầu tiên sau giải phóng có các bạn của Võ Dũng về thăm quê.
Trò chuyện mới hay, lúc 1g chiều có cơn mưa lớn lắm. À, vậy ra cô Kim Anh và Võ Dũng cố tình đánh "pan" cho nổ lốp trước của xe (mà là lốp bên phải, để xe an toàn dạt vào lề đường) và tránh được cơn mưa. Vì theo kế hoạch thì 1g chiều, chúng tôi sẽ đi xuồng từ bến ở lộ vào nhà. Nếu vào lúc đó thì ướt mem cả đoàn.
Tối 23/7, về tới Đoàn an dưỡng 30 Cần Thơ đã rất muộn (21.30) nhưng cả đoàn vẫn ra bờ sông ăn bữa cơm bộ đội. Trò chuyện tới gần 24.00 mới giải tán về ngủ.
Sáng 23/7, dù ngủ ít nhưng hơn 20 thầy bạn cũng có chuyến du lịch trên sông, thăm Chợ nổi Cái Răng - di sản văn hóa phi vật thể của vùng sông nước miền Tây. Không gì vui hơn khi cùng được sống với thầy, bạn cũ.
Sau khi rời nhà nghỉ, chúng tôi đến thăm nhà thầy Trần Sinh.- thầy giáo TDTT, tác giả bài thể dục "36 động tác võ tay không", nguyên Trưởng ban Võ toàn quân. Thầy dạy chúng tôi cả bài Đâm lê Quyết thắng... Nhờ thầy mà chúng tôi có sức khỏe vào đời.
Thầy mất cách đậy dăm năm. Trong đám tang, thật buồn vì người lính già của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp lại không được phủ quân kì trên linh cữu. Và, thầy trò Trường Trỗi đã "xử lí kịp thời" để điều đó không xảy ra. Ngày đưa thầy đi, mọi thủ tục đầy đủ. Ấy cùng là tình cảm, là cư xử trọng nghĩa với đồng nghiệp, với thầy giáo!
Sau khi thăm gia đình thầy Trần Sinh, chúng tôi xin phép ra về. Dù chân yếu lắm, cô vẫn ra tận nơi xe dừng, tiễn chúng tôi. Thật cảm động!
Em Hiếu Dân mời đoàn tới thăm Khu tưởng niệm chú Sáu Dân ở Vũng Liêm nên chúng tôi phải tách đoàn: Thầy Vọng, thầy Trinh cùng Khánh Hòa, Kiến Quốc đi Vũng Liêm; xe County chở Thế Thịnh cùng anh em tới thăm Nhà máy bia của Hà Văn Công. Cuộc đón tiếp và giao lưu với cán bộ, CNV Bia Vĩnh Long đã được các bạn tường thuật.
Riêng đoàn đi Vũng Liêm được tài Quý chở, đã tới lúc 10.30. Anh Nghiêm, Phó chủ tịch Vĩnh Long, được báo đã chờ đón tiếp đoàn. Quả thật làm chúng tôi ái ngại quá. Nhưng ngay từ phút đầu, khách, chủ trở nên thân thiết.
Sau khi trò chuyện ở phòng khách, chúng tôi cùng anh Nghiêm vào thắp hương tưởng niệm chú Sáu. Thầy Vọng thay mặt thầy trò nhà trường có mấy dòng lưu bút vào sổ lưu niệm.
Sau đó, vào thăm ngôi nhà chú hay về nghỉ mỗi chuyến đi về. Nhìn gian phòng ngủ giản dị, được trang bị cái TV Sony cũ mà cảm phục 1 con người. Phú quý, sang trọng chả nghĩa gì!
Trước phòng ngủ là nơi hội họp với bộ bàn ghế gỗ được giữ gìn từ ngày chú còn sống. Ngay bên phòng ngủ của chú là phòng nghỉ của bác sĩ và bảo vệ. Rất mộc mạc, gần gũi và bình dị.
Ngay cạnh phòng ngủ là cái ao chú hay ra câu cá giải trí.
Cách 1 con đường là công viên NKKN. Chú từng tham gia NKKN. Sinh thời chú có ý tưởng xây dựng công viên này ngay trung tâm huyện Vũng Liêm. Theo nguyện vọng của chú, năm 2010, đã khởi công xây dựng công viên. Nơi cao nhất Vũng Liêm là ngọn đồi nhân tạo với tượng bán thân của bà Hồng - đàn chị của chú Sáu trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, người chỉ huy trực tiếp chiếm và làm chủ huyện lỵ Vũng Liêm trong 3 ngày.
Trưa, đoàn được anh Nghiêm mời bữa cơm với đặc sản Vũng Liêm: trạch om nghệ, tôm hùm...
Anh Nghiêm cảm động khi được đón thầy trò Trường NVT - những thầy, bạn của anh Võ Dũng, con chú Sáu. Anh cũng cảm đông khi được nghe chúng tôi kể lại những kỉ niệm đẹp với Võ Dũng. Anh có lời mời anh chị em trường ta về Vũng Liêm thăm khu tưởng niệm chú Sáu.
Thầy Vọng, thầy Trinh đã tặng anh Nghiêm huy hiệu trường Trỗi và huy hiệu Đại tướng và anh xin phép được công nhận là lính Trỗi k9. Tôi chia sẻ với anh Nghiêm: "Sau Cụ Hồ thì Đại tướng và chú Sáu Dân là những người được dân quý, dân yêu. Đó cũng là vinh dự cho Vũng Liêm quê anh!".
Em Hiếu Dân mời đoàn tới thăm Khu tưởng niệm chú Sáu Dân ở Vũng Liêm nên chúng tôi phải tách đoàn: Thầy Vọng, thầy Trinh cùng Khánh Hòa, Kiến Quốc đi Vũng Liêm; xe County chở Thế Thịnh cùng anh em tới thăm Nhà máy bia của Hà Văn Công. Cuộc đón tiếp và giao lưu với cán bộ, CNV Bia Vĩnh Long đã được các bạn tường thuật.
Riêng đoàn đi Vũng Liêm được tài Quý chở, đã tới lúc 10.30. Anh Nghiêm, Phó chủ tịch Vĩnh Long, được báo đã chờ đón tiếp đoàn. Quả thật làm chúng tôi ái ngại quá. Nhưng ngay từ phút đầu, khách, chủ trở nên thân thiết.
Sau khi trò chuyện ở phòng khách, chúng tôi cùng anh Nghiêm vào thắp hương tưởng niệm chú Sáu. Thầy Vọng thay mặt thầy trò nhà trường có mấy dòng lưu bút vào sổ lưu niệm.
Sau đó, vào thăm ngôi nhà chú hay về nghỉ mỗi chuyến đi về. Nhìn gian phòng ngủ giản dị, được trang bị cái TV Sony cũ mà cảm phục 1 con người. Phú quý, sang trọng chả nghĩa gì!
Trước phòng ngủ là nơi hội họp với bộ bàn ghế gỗ được giữ gìn từ ngày chú còn sống. Ngay bên phòng ngủ của chú là phòng nghỉ của bác sĩ và bảo vệ. Rất mộc mạc, gần gũi và bình dị.
Ngay cạnh phòng ngủ là cái ao chú hay ra câu cá giải trí.
Cách 1 con đường là công viên NKKN. Chú từng tham gia NKKN. Sinh thời chú có ý tưởng xây dựng công viên này ngay trung tâm huyện Vũng Liêm. Theo nguyện vọng của chú, năm 2010, đã khởi công xây dựng công viên. Nơi cao nhất Vũng Liêm là ngọn đồi nhân tạo với tượng bán thân của bà Hồng - đàn chị của chú Sáu trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, người chỉ huy trực tiếp chiếm và làm chủ huyện lỵ Vũng Liêm trong 3 ngày.
Trưa, đoàn được anh Nghiêm mời bữa cơm với đặc sản Vũng Liêm: trạch om nghệ, tôm hùm...
Anh Nghiêm cảm động khi được đón thầy trò Trường NVT - những thầy, bạn của anh Võ Dũng, con chú Sáu. Anh cũng cảm đông khi được nghe chúng tôi kể lại những kỉ niệm đẹp với Võ Dũng. Anh có lời mời anh chị em trường ta về Vũng Liêm thăm khu tưởng niệm chú Sáu.
Thầy Vọng, thầy Trinh đã tặng anh Nghiêm huy hiệu trường Trỗi và huy hiệu Đại tướng và anh xin phép được công nhận là lính Trỗi k9. Tôi chia sẻ với anh Nghiêm: "Sau Cụ Hồ thì Đại tướng và chú Sáu Dân là những người được dân quý, dân yêu. Đó cũng là vinh dự cho Vũng Liêm quê anh!".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét