Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Trưa mùng 2, dân Quế Lâm gặp nhau

Trưa, anh Ngân (dân Lư Sơn, Quế Lâm 53-57) tạt qua rủ đi ăn cơm. Chọn quán Amy của Cường, bạn chú Thái (Học viện), ngay ngã tư Trần Bình Trọng-Nguyễn Du. Thắng (có nick-name T5) nhà gần đấy cũng đuợc gọi ra bốc phét. Nhiều chuyện hay ghi đuợc.

  1. Phụ hoạ với bài về người bắn rơi B52 đầu tiên (của Hà Chí Quang)
Ai là phi công bắn rơi chiếc B52 đầu tiên phải nhiều năm sau mới đuợc công bố. Nhưng ngày ấy, phi công Mig-21 Phạm Văn Rạng, sau cú bấm nút cho tên lửa bắn vào chiếc B52 ở miền tây Quảng Bình, trên đuờng về căn cứ, anh bị cả chục chiếc F4H vây chặt. Luồn lách, hạ độ cao, cho máy bay về tới sân bay Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá). Hạ cánh an toàn.

Cả sân bay ùa ra đón. Anh em trực chiến chạy lại cởi bộ quần áo kháng áp, lập tức đưa anh chạy xa sân bay. Cả ruộng mía cạnh sân bay bị đốn hạ, lấy màu xanh che kín máy bay, sợ không quân Mỹ trả thù.
Các đài radar báo về: mục tiêu bị biến mất trên màn hình. Vậy là việc bắn hạ B52 đuợc xác nhận.
Chuyện không dừng ở đó. Cán bộ chính trị ra đón Rạng chứng kiến: dưới đũng quần của anh ướt đầm. Lập tức có báo cáo lên trên, phi công Rạng có biểu hiện hèn nhát, run sợ truớc máy bay Mỹ, đã đái dầm cả ra quần.
Ngay sau đó, Rạng đuợc đưa ra HN và có mặt ở quân chủng. Chả biết “trên” xét xử ra sao,  nhưng anh không đựoc trở về đơn vị chiến đấu mà tiếp tục “sống” ở cơ quan. Ngày ngày ra sân chơi bóng chuyền và trở thành cầu thủ xuất sắc của đội tuyển.
(Đúng thời gian này, anh Ngân về công tác ở quân chủng, gặp anh Rạng mới hay).

  1. Thuợng sĩ Tính – “sĩ quan” tên lửa đầu tiên bấm nút, bắn rơi máy bay???
Thấy ông anh biết nhiều chuyện của lính PKKQ, Thắng (từng ở đơn vị tên lửa) có nhắc đến thuợng sĩ Tính đuợc tuyên duơng AHQĐ - sĩ quan điều khiển bấm nút bắn rơi B52 đầu tiên. (Chỉ là “thuợng sĩ” mà đuợc tuyên duơng “sĩ quan” là chuyện không có trong QĐNDVN. Nhưng lại là “có”. Vì sao?).
Từng là học viên D1 “Tiểu đoàn con em” truờng VHQĐ Lạng Sơn 1960. Đuợc đi học sĩ quan điều khiển đến năm thứ 2 thì phải về nuớc vì năm  1964 có “Xét lại”. Không như 1 số người đuợc về nuớc và sang Trung Quốc học tiếp, anh trở về đơn vị chiến đấu.
Với tri thức trong đầu của 1 sĩ quan điều khiển, tuy mới chỉ đeo lon “thuợng sĩ”, (có lẽ còn nhờ Trời phù hộ) mà  anh đã chọn thời cơ bấm nút. Tên lửa vút lên, hạ ngay 1 máy bay Mỹ. Sau, trở thành AHQĐ.
Cũng nhờ ông anh xác định “chéo” mà biết, anh cùng là lính học viên Lạng Sơn lứa anh Xuân Anh, Mạnh Giao, Trần Đình Ngân... Tên anh là Lại Văn Chính, con liệt sĩ, quê Thanh Liêm, Hà Nam.

  1. Anh Chuơng “bột” - người tử tế
Thắng cùng Viện Vũ khí với anh Chương nhận xét vậy.
Chuyện anh bị tai nạn cũng rất nghề nghiệp. Sau bữa cơm trưa vừa ăn với nhau, anh về phòng. Kẹp viên đạn CKC lên ê-tô rồi tí toáy thế nào mà “đoành!”. Anh em chạy vào thấy 2 tay anh đang ôm mặt. Đầy máu. Gọi xe cấp cứu về Viện 108.
Viên đạn bất ngờ bị kích nổ. Chuyện không đâu vào đâu. Trong nghề rầm rì, có lẽ do tai nạn nghề nghiệp?
Riêng bác Ngân có chuyện hay hơn: Vì là học viên học giỏi của C113, Khoa Cơ điện nên phóng viên báo QĐND đã có bài viết về tấm guơng chăm chỉ của học viên này. Trong bài có đoạn “Học viên Phạm Ngọc Chuơng do yêu nghề mà trăn trở với bài học về kết cấu của bộ phận chống giật pháo 122mm. Cả đêm trằn trọc không ngủ đuợc, anh bật dậy, mò ra khu khí tài. Quanh quẩn bên khẩu pháo…”.
Bài báo đến tay phụ huynh - bác sĩ Phạm Ngọc Doãn, phó giám đốc Viện 108. Đọc xong, ông phi ngay lên truờng gặp Chuơng. Hai cha con ngồi ở chiêu đãi sở, ông trách cứ: “Nửa đêm việc của anh là phải ngủ, sao lại thơ thẩn bên khẩu pháo làm gì? Việc ấy vừa phản khoa học, vừa vi phạm kỉ luật…”.
Chuyện này thiếu tuớng Ngọc Chương, nguyên Phó chủ nhiệm TCCNQP, có còn nhớ???

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Trong Tên lửa, trước đây, có rất nhiều trường hợp (gần như phổ biến) chỉ là thượng sỹ nhưng ngồi ghế "sỹ quan điều khiển". Bởi vì SQDK thực chất cũng như 3 trắc thủ khác duy chỉ có động tác phức tạp hơn.

Nặc danh nói...

Cảm ơn ND vì đã nhận xét đúng.
T5