Làm cơm dâng cụ rùa
Cụ Gái khẳng định: Hồi Pháp còn bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai nhân vật ai cũng biết. Đầu tiên là một người đầu trọc lông lốc, suốt ngày cầm con dao bổ cau sắc lẻm cạo móng tay. Nhân vật này chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ. Không xin xỏ, mắt trắng dã cứ gườm gườm, dao cạo sồn sột vào móng tay, khôn hồn thì bỏ tiền ra nộp phạt.
Nhân vật thứ hai chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, ông này tên Chuyên, nghe đâu ở trên phố Mã Mây. Chính người này hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn. Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự mình làm cái công việc ấy. Hết cá thì cụ rùa ăn bằng gì? Cụ Gái bảo “Hàng năm cá phóng sinh thả xuống hồ cũng có nhưng chắc cụ rùa ăn không quen miệng, nhỡ ốm đau thì khổ”.
Hàng sáng, nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh mì ra lò, các lò bánh cũng đã quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đã buộc các bọc vụn bánh để cụ mang cho cụ rùa. Khi tôi hỏi, sao phải nhiêu khê đi tìm vụn bánh mỳ trong khi thức ăn thừa của mấy phố bán đồ ăn đầy ở đấy (dân phố gọi là nước vo) thì cụ bảo: “Mấy thứ ấy anh có ăn được không mà bắt cụ rùa ăn?”.
Cụ cho biết: Trong các loại thức ăn chỉ có vụn bánh mỳ là sạch sẽ nhất, khan hiếm quá thì phải xin cơm về rồi phơi khô chứ không dùng nước vo, thức ăn bẩn, cá ăn vào bệnh, cụ rùa cũng khổ lây. Có lần, một anh nhân viên bảo vệ Bờ Hồ mẫn cán vì mới nhận nhiệm vụ đã ngăn cụ Gái khi cụ cho cá ăn vì sợ hồ bị ô nhiễm. Cụ Gái cười móm mém rồi cầm miếng bánh ăn ngon lành, anh chàng bảo vệ làm theo rồi cũng cười bảo “Bánh thơm quá bà nhỉ, cho cháu thêm mấy miếng, cháu quên ăn sáng”.
Suốt nửa thế kỷ, biểu tượng Hồ Gươm sống bằng tình yêu của một người Hà Nội, nhưng cụ Gái đã ở tuổi 88, tình yêu ấy liệu còn bao năm?
Theo Dân Việt
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Người già bao giờ cũng cẩn thận và có những việc làm cực hay. Già rồi có cần gì hơn ngoài chuyện làm phúc.
Đăng nhận xét