Tôi và Trần Duy Hậu ( gọi là „Hậu bỉn“ sau này là TGĐ các công trình ngầm của thủy điện sông Đà ) học cùng lớp ở Quế Lâm, về Hà nội lại học chung lớp do cô Thái ( day sử) làm chủ nhiệm . Hậu nghịch ngầm nên với bạn bè, nó có nhiều trò rất tai quái.
Biết trong cặp tôi hôm ấy được mẹ cho một hào, Hậu rủ tôi : Hôm nay tan học, tao dẫn mày đi mua một thứ bán rất rẻ ở ga . Một hào thời đó to lắm nên nó bảo rẻ làm tôi thật sự hồi hộp. Thằng Hậu bí mật món hàng đến phút cuối . Lang thang, chờ đợi…cho đến lúc nó bảo : Kia rồi !
Một ông ăn mặc rất bảnh bao ( tuy bộ comple đã sờn!) đầu đội mũ phớt, giầy da bong, nhưng đi xe đạp cà tàng đằng sau xe, trên „gacbaga“ cắm cái gậy, đầu gậy treo tua tủa những quả bóng giấy sơn đủ màu xanh đỏ. Quả bóng giấy là bóng kiều trẻ con khi chơi gập giấy, không gập con chim , máy bay mà gập tròn lại, thổi hơi vào để giấy phùng ra như quả bóng ! Cái lỗ thủng của quả bóng được dán kín, dính một sợi chỉ buộc vào đầu gậy. Sự hấp dẫn của món hàng là ở bên trong quả bóng . Những tiếng động vo vo, ù ù , vi vu …phát ra từ hàng mấy chục quả bóng làm năm bẩy đứa trẻ háo hức chạy theo.
Sự hấp dẫn đến cao độ, khi ông mặc comple cất tiếng rao hàng. Mặt tỉnh bơ nhưng cái mồm lại như cười : Bán cái nực cười, bán cái nực cười…Ai mua !
Tiếng rao trầm bổng, nhát ngừng. Cái xe đạp lắc lư, mấy quả bóng động đậy , đu đưa… người rao hàng lại quá lịch lãm, tin cậy … Bọn trẻ con ( từ quê ra !) há mồm nghe, vểnh tai nhìn ! Tiếng o o, vu vu, bầy đàn rất kỳ lạ.
Tôi xúm vào đám đông. Hậu lững thững sát tôi thủ thỉ : Mày đã thấy cái này bao giờ chưa ? Cái nực cười đấy ! 5 xu* nó mới bán cho một quả !
-Mua đi !, tao chưa biết cái này bao giờ ! chọn quả màu đỏ !
Nâng niu quả bóng, ghé tai nghe tiếng vi vu khó hiểu…tò mò bóc miếng giấy dán, tiếng vi vu chững lại rồi : Vù ! Một con ruồi xanh bay vụt ra ! Mất tăm !.
Ừ ! Đúng là nực cười! Tiền mua con ruồi bằng tiến mua một ổ bánh mì có kẹp bate …tôi sững người tiếc, nhìn thằng bạn: Cười !
Ông bán hàng nhìn bọn tôi: Nghiêng đầu, nhún vai, ngả mũ như lịch sự xin lỗi !
( Berlin 3-2011)
*
(Tôi nhớ, hồi những năm 50-60, 100xu mới được một hào, nên hồi đó có tờ 2chục ! nói 5xu như trên, phải hiểu là 50xu!)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Chuyện HN: Và „ Bán cái nực cười ! Ai mua !!!“ (Trần Ngân, BRD)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Ngày xưa lắm trò!!!
bantroik5 là nơi anh em quen biết gặp nhau .Lâu quá trên K5 không gặp Duy-Đảo? nhớ và chờ tin bài của Đảo để đọc cho vui ! Lạm phép BĐH comment cho Đảo một tin tìm bạn trên mạng.Chúc mọi sự tốt lành .(Tác giả)
bantroik5 là nơi anh em quen biết gặp nhau. Lâu quá trên k5 không gặp Duy Đảo? nhớ và chớ tin bài của Đảo để đọc cho vui ! Lạm phép BĐH comment cho Đảo một tin tìm bạn trên mạng. Chúc mọi sự tốt lành.(Tác giả)
Không có gì, bạn có thể gửi mọi nhắn tin cho bạn Trỗi và bạn của bạn Trỗi qua đây. Ấy cũng là gặp nhau.
Có thể liên hệ anh Đảo họ Duy: 0938311789.
Xin góp chuyện. Tôi còn nhớ tháng 6-1958 từ Nam Ninh về Hà Nội ,chúng tôi lơ ngơ ,được gọi là một lũ ngố Tầu. Tôi thấy người lớn đang tiêu tiền Vạn,Tiền Nghìn .Đánh đùng một cái ông Nhà Nước đổi tiền .Một nghìn được đổi thành Một đồng,một đồng có 10 hào,một hào có 10 xu.Một bát phở gà ngon tại chợ Cửa Nam ,nhớ đâu như hai hào.Bác Ngân có một hào mẹ dúi cho lúc đó thì củng không lo chết đói.Nhưng 5 xu mua con ruồi thì củ khí đắt. K.Chiến
Những năm bao cấp, một ông comple sờn, kính cận rất dầy, ôm một chồng sách xuất hiện rất nhiều. Cơ quan trả lương bằng sách xuất bản, bạn hãy giúp tôi.
Có chuyện mang lốp (láp xe độp), xích xe đạp về nhà cho vợ (thay lương). Lại có những chị công nhân phải mang cả bù loong, ecru về.
Đăng nhận xét