Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Biến sắt vụn thành vàng (ST: Đạt)

Lịch sử và lý do họ thu hồi số đầu máy đã bán cho Đường sắt Đông Dương.

Hãng Association Ligne Sommitale de la Furka - ALSF được thành lập vào năm 1983 với mục đích bảo vệ tuyến đường sắt Oberwald-Realp ở Thụy Sĩ, sau khi tuyến đường này bị Công Ty FO – Furka Oberwald ngưng khai thác vì tuyến đường hầm mặt bằng Glacier Express được đưa vào sử dụng kể từ năm 1982.

Năm 1985, với sự bảo trợ của ALSF, một Công Ty được thành lập nhằm đưa lại việc tái xử dụng và khai thác tuyến đường sắt răng cưa miền núi Furka, Công Ty lấy tên là DFB – Dampfbahn Furka Bergstrecke.

Năm 1987, Công Ty DFB được giao quyền khai thác lại tuyến đường Furka và được giử quyền sở hửu từ chặng đường từ Realp đến Gletsch ngoại trừ chặng đường Gletsch-Oberwald vẫn còn thuộc quyền sở hửu của Công Ty FO – Furka Oberwald.

Khởi đầu, Công Ty DFB không có được đến 1 đầu kéo để sử dụng ngoại trừ những cỗ máy và toa chở vật liệu do các hội viên của hội ALSF tình nguyện đến tân trang các loại xe tự hành để tu sửa tuyến đường Realp-Gletsch. Về tuyến đường sắt răng cưa ở đây cũng như các cầu cống đều cần phải bảo quản thường xuyên vì các trận mưa tuyết, các vụ băng sập lở từng tảng khổng lồ trôi xuống núi thường gây hư hại hằng năm.

Những toa chở hàng và hành khách được các hội viên tình nguyện của ALSF và Công Ty DFB thu lượm và tân trang lại trong những xưởng nằm rải rác trên tuyến đường. Vì với chiều hướng duy trì tuyến đường và giử gìn dịch vụ của Glacier Express xưa cũ, họ cần có những đầu kéo hơi nước chạy đường sắt răng cưa. Họ truy lục trong các tài liệu của Công Ty FO và tìm thấy trong một số tài liệu có nói về việc Công Ty FO đã bán lại cho Công Ty CFI - Đường Sắt Đông Dương 4 đầu kéo hơi nước HG 3/4 được chế tạo bởi SLM Winterthur khi Công Ty FO chuyển sang sử dụng các đầu kéo chạy điện, được biết tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt đã bị tháo gở và các đầu kéo hơi nước bị bỏ hoang, họ hướng cái nhìn về Việt Nam để truy tầm những đầu kéo HG này. Đây chính là lý do lớn nhất để từng đoàn khảo sát của hãng Furka và họ đã tìm mọi cách "vận động hành lang" để có được thương vụ như bài trên mình đã đăng.

Ngày 19 tháng mười 1989, Công Ty DFB nhận và sửa chữa, sau đó đem vào sử dụng trên tuyến đường Realp-Furka chiếc đầu kéo hơi nước đầu tiên HG 2/3 mang số 6 “Weisshorn” bỏ hoang phế trong sân của một trường học tại Coire, đầu máy này được các tình nguyện viên của Hội ALSF tân trang lại toàn bộ và đem vào sử dụng. (hình ảnh và tư liệu về đầu máy này mình sẽ tìm sau và bổ sung thêm)

Cuộc săn tìm trong rừng của những người đến từ Châu Âu
Năm 1987, Công Ty DFB gửi 2 người đến Việt Nam với tư cách du lịch, họ nhanh chóng lên Đà Lạt để truy lùng tông tích những đầu kéo hơi nước HG ¾ mà trước đó đã được sử dụng trên tuyến dường Realp-Oberwald – Như một phép lạ, họ tìm được 3 đầu kéo HG ¾ cũ và một phần còn lại của chiếc HG ¾ thứ tư bị trúng mìn của quân Giải phóng (hehe.. mình chưa tìm được từ nào hợp lý hơn vì bài viết nguyên bản ghi là CS).

Không những thế, họ còn tìm ra được những đầu kéo HG 4/4 mà Công Ty chế tạo đầu kéo SLM Winterthur đã sản xuất một cách đặc biệt với khả năng leo độ dốc trên 120‰ cho Công Ty CFI và một đầu kéo HG 4/4 khác sản xuất nhượng quyền bởi Công Ty Maschinenfabrik Esslingen.

Năm 1988, họ trở lại Việt Nam, liên lạc với chính quyền và đề nghị mua lại các đầu kéo, một số toa tầu đem về tân trang với mục đích duy trì di sản của Đường sắt Thụy Sỹ.

Hình ảnh những đầu máy cổ tớ đã up ở trên kia, những hình ảnh này trên website của họ



Người của hãng Furka hoan hỷ bên những đầu máy cũ, vớ được món hời này mà không cười mới lạ.Chiến dịch Back To Switzerland
Năm 1990, Công Ty DFB cử 12 nhân viên qua Việt Nam thực hiện chiến dịch “Back To Switzerland”, họ huy động một số phương tiện, máy móc, xe tải với một số nhân viên Việt Nam Hoả Xa cũ, một số công nhân Đường sắt Việt nam được tuyển dụng tại chổ.

Hầu như không có bài báo nào được viết trừ bài của Bangkok Post mà mình đã up ở trên, báo chí Việt nam hồi đó cũng lặng thinh. Tôi cũng không lạ vì ngay đến gần đây khi Công ty xe lửa Gia Lâm bán thanh lý sắt vụn toàn bộ số đầu máy hơi nước 141 cũ (tớ up ảnh ở một topic khác) thì báo chí hiện nay cũng chẳng đưa tí tin nào chứ đừng nói là báo chí những năm 1990.

Trên ga Đà lạt có 5 đầu kéo HG ¾ và 4/4, trong đó có 2 đầu kéo HG 4/4 mang số hiệu VHX 40-304 và VHX 40-308 còn ở trong tình trạng tốt, 2 đầu kéo HG ¾ còn trong tình trạng khá tốt mà nhân viên DFB nhận diện được là VHX 31-201 (trước kia là FO-1) và VHX 31-204 (FO-9) còn đầu kéo HG ¾ mang số VHX 31-203 (FO-8) bị hư hỏng nặng và đầu kéo HG ¾ mang số VHX 31-202 (FO-2) thì chỉ còn bộ sườn và bộ cơ khí răng cưa do bị trúng mìn của Việt Cộng trong lúc chiến tranh Việt Nam.

Ngoài ra nhân viên DFB còn thu hồi ở Ga Cầu Đất một đầu kéo HG 4/4 không rỏ số hiệu, tại Ga Đơn Dương một đầu kéo HG 4/4 VHX 40-306 cùng với một sườn xe và bộ răng cưa HG 4/4 VHX 40-302 tại Sông Pha bị trúng mìn của quân Giải phóng.


Vận chuyển lên xe và đưa "về nhà"


Trên chặng đường đèo.


Qua khu vực Tháp Chàm, bây giờ nếu bác nào đi tuyến từ Nha Trang lên Đà Lạt cũng nghỉ chân ở đây, tôi quên tên tháp rồi. Các bác để ý băng vải căng trên phía đầu máy ấy, ghi rõ tên chiến dịch “Back To Switzerland”.


Tất cả các đầu máy đều được cẩu gom góp lại và vận chuyển bằng các xe sàn thấp, các đầu kéo được tập trung tại Ga Tháp Chàm, chuyển lên xe hoả về, được bốc dở bằng xe tải tại trạm Sóng Thần đến Cảng Sài Gòn.




Ngay đến cả các khung sườn bị nổ mìn trước đây cũng bị thu hồi, họ dường như quyết tâm không để lại bất cứ dấu vết gì của đầu máy răng cưa tại Việt nam thì phải. Hình ảnh tại cảng Sài gòn, dường như các hình ảnh chụp tại Việt nam rất ít được họ đăng tải, đây là hầu hết những gì tớ tìm được trên mạng.

Do thiếu hụt khoang chứa hàng, một đầu kéo HG 4/4 VHX 40-306 được để lại và đem về Thụy Sĩ vào năm 1997.

Tất cả được chuyển lên tầu thủy chở về Thụy Sĩ qua Cảng Hamburg ở Đức Quốc.

Nhìn lại hình ảnh đầu máy cũ trước khi được tân trang mới tinh chút


Vì không có tầm nhìn xa...", người ta đã bán đi một phần hiện vật rỉ sét trên tuyến đường Tháp Chàm - Đà lạt, ĐSVN nghỉ rằng đó chỉ là những phế liệu không còn giá trị gì nữa, thật ra ĐS VN đã đánh mất những gì có giá trị trong lịch sử của Việt Nam. Riêng về phần Công Ty DFB, họ đã tìm ra một kho tàng ngoài dự kiến, không những tìm lại được một vài đầu máy HG 3/4 như họ đã hy vọng, mà còn thêm được những đầu máy HG 4/4 không tìm đâu ra được trên thế giới. Hết phần trên đất Việt nam, không biết phải vui hay buồn đây. Buồn vì các đầu máy cũ đã bị bán hết, vui vì về cố quốc nó mới lấy lại được hình dáng và công dụng của nó chứ ở Việt nam rồi cứ phơi mưa phơi nắng thì nó cũng trở thành đống sắt vụn thật sự, bỏ vào nồi nấu thép hết là mất sạch luôn. Âu cũng là cái số của nó. Trước đó, DFB chỉ có 01 đầu máy hơi nước tên là HG 2/3 Weisshorn vừa được sửa chữa và đem vào sử dụng trên tuyến đường khai thác từ năm 1989 với một đoạn từ Realp đến Furka. Việc phục hồi các đầu máy mới mua từ Việt nam là rất cấp bách.

Sau khi rời cảng Sài gòn, Việt Nam, các đầu máy hơi nước này được chuyển về cảng Hamburg, Đức, trong quá trình vận chuyển các đầu máy được ràng buộc rất cẩn thận. Vào mùa hè năm 1990, 2 đầu kéo SLM Winterthur HG ¾ mang số VHX 31-201 và 31-204 còn ở trong tình trạng rất tốt được chở về xưởng Dampflokwerk Meiningen ở Thuringen, Đức để kiểm tra và tân trang với sự tham dự của xưởng Coire thuộc quyền quản trị của Công Ty DFB chuyên về việc tái tạo các bộ phận hư hỏng.


Đầu máy HG 4/4 được cẩu lên xe tải



















Sử dụng xe tải chuyên dụng để vận chuyễn đầu máy HG 4/4 về xưởng Coire (thuộc quyền quản trị của Công Ty DFB) để kiểm tra và thay thế những gì hỏng hóc. Các bác để ý thấy phía đầu mũi vẫn có một lá cờ Việt nam (để khẳng định với hành khách sau này là mẫu máy nguyên bản mua về từ VN)

Sau đó các đầu máy được trưng bày tạm thời để cho khách tham quan xem, đúng với nguyên văn "lý do" đã trình với Đường sắt VN: " mua về để sửa chữa và cho vào bảo tàng đường sắt"... cho vào bảo tàng rồi sau đó lấy ra làm gì lại là việc khác.


BẮT TAY VÀO SỬA CHỮA CÁC ĐẦU MÁY - BIẾN SẮT VỤN THÀNH VÀNG

Công việc phục hồi bắt đầu nhờ vào các tình nguyện viên không ăn lương của Hội ALSF và số tiền thu được từ du khách trên tuyến đường răng cưa, Công Ty DFB trang trải món tiền phải chi cho việc tu bổ 2 đầu kéo SLM Winterthur HG ¾ vừa mới đem về từ Việt Nam. Tuyến đường sắt răng cưa Abt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng cùng một kích cở với tuyến đường Realp-Oberwald tại Thụy Sỹ nên việc đem vào sử dụng những đầu kéo hơi nước HG từ Krong Pha – Đà Lạt hoàn toàn tốt đẹp, không gặp trở ngại gì.


Các đầu máy được cẩu vào trong xưởng và được các tình nguyện viên (trước đây là công nhân thuộc các xưởng Đường sắt) tháo tung từng mảnh, mỗi mảnh được đánh số, đánh giá hỏng hóc và lên phương án phục hồi.



Đầu máy được tháo dỡ cẩn thận, ngay từ khi mua về từ Việt nam, các nhân viên của hãng đã không bỏ sót bất cứ chi tiết máy nào, họ lục tìm trong xưởng tại Đà Lạt từng chi tiết một.

Các chi tiết được tái tạo lại, họ làm lại từng bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết một để đảm bảo đúng nguyên mẫu




Làm mới và so sánh với chi tiết cũ, chắc chắn chất lượng của chi tiết mới sẽ tốt hơn rất nhiều vì chất liệu làm chi tiết mới bây giờ tốt hơn ngày xưa rất nhiều




Từng chi tiết được chăm chút cẩn thận

Khoang lái cũng được làm lại và sơn mới





Các chi tiết cũng được làm mới và còn thêm đồ dự phòng


Các tình nguyện viên già nhưng dẻo dai, thực hiện thật chính xác và nhanh chóng để sớm đưa máy vào sử dụng


Một tình nguyện viên đang tham gia hoàn thành các công đoạn sửa chữa


Các công việc đòi hỏi chính xác và tay nghề cao nhưng lại hoàn toàn miễn phí vì các tình nguyện viên luôn sẵn sàng.

Từng chi tiết một được đánh giá hư hỏng




Các tình nguyện viên đa phần là kỹ sư đường sắt đã nghỉ hưu nhưng tinh thần và thái độ làm việc cực kỳ nhanh nhẹn và cẩn trọng.


Họ tháo rã từng mảnh một


Công việc dần dần hoàn thành

Bộ pít tông không đơn giản như bề ngoài của nó, việc tân trang lại đòi hỏi kỹ thuật cao










Gầm, bệ máy và các bánh xe đang "mới toe" trở lại






Và đầu máy đã dần dần hoàn thiện, DFB-9 Gletschhorn (VHX 31-204 cũ)
Và đây, sản phẩm ra lò.

Buồng máy mới


Biển tên mới (có ghi lịch sử đã từng ở Krongpha - Đà Lạt)













Nguồn tài liệu và hình
DFB, Association Ligne Sommitale de la Furka, DFB Dieselcrew, Patrick Morandi, Andrews/Fotopic.net, Jakob Knöpfel, Markus Staubli, Francois B.

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Mình biết chuyện này vì chú em Công là ở Mashino SG trực tiếp làm thủ tục XK cho Hãng hoả xa nuớc ngoài chiếc đầu máy trên Đà Lạt.
Tiếc! Nhất lá với các nuớc chậm phát triển như VN ta.