Hội họa cũng là đam mê của tôi. Cùng tranh của nhiều tác giả trong và ngoài nước, trong bộ sưu tập của mình, tôi có dăm bức tranh (sơn dầu, màu nước, mực trên giấy dó, khắc gỗ...) của thầy Phạm Lực. Cóp nhặt dần dần. Mỗi bức mỗi vẻ, khó nói cái nào hơn cái nào về màu sắc, bố cục, tiết tấu... Mỗi bức đến theo một kiểu riêng.
Xin giới thiệu bức tranh sơn dầu "Hát ả đào" của thầy.
Hôm đó, Quách Hoàn Kiếm đến trao tôi bức tranh. Hai anh em đặt lên mặt đàn piano của con gái, ngồi ngắm.
Bức tranh khổ khá lớn, 90x80, có đúng hai người. Ông lão râu đã bạc trắng, mặc áo dài đen, quần trắng, cả tấm thân như gập xuống ôm đàn đáy, còn tay bấm, tay gảy. Ngồi bên ông là một ả đào, mặc áo dài, đội khăn xếp vàng, hai chân duỗi ra, tay cầm hai thanh "phách"(?) đang "tom chát" giữ nhịp. Trên chiếu, phía trước là khay đặt mấy quả hồng chín.
Tranh dừng lại ở một thời khắc, nhưng vẫn như nghe thấy đâu đây tiếng hát ỉ on từ miệng cô nương, tiếng "tích tịch" và cả tiếng "tom tom, chát chát" phát ra từ những nhạc cụ.
Theo Trần Hậu Tuấn: "Thầy dùng nhiều màu tím đỏ, mạnh".
Còn Kiếm thì phân tích: Họa sĩ có thể dùng cọ, dùng bay để đưa màu lên toan. Sau đó tiếp tục đưa thêm màu vào để pha, nhằm tăng thêm độ đậm, hay cho nhạt bớt đi, tạo khoảng sáng, tối. Nhưng riêng với thầy Lực lại có kiểu làm khác người, ông sử dụng sức mạnh, nhẹ của cổ tay để dẫn màu. Nơi nào nhấn mạnh thì màu nhiều, còn nhẹ thì màu ít, nhìn thấy cả sợi toan. Khi tranh đã lên khuôn, tại những nơi đó như thấy có ánh sáng chiếu vào. Quả thật, trên bức tranh có không dưới chục vị trí như thế. Người xem không có cảm giác thiếu ánh sáng, cho dù đang nghe hát về đêm.
Tranh đang được Tuấn giúp lên khung. Ít ngày nữa sẽ được treo. Cũng là một tác phẩm của thầy trong bộ sưu tập của tôi. Xin cảm ơn thầy!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Đúng là thế gian mỗi người mỗi kiểu. Tôi kg thích hát ả đào, tính tôi là cứ tách bạch:
hát là hát, mà ả đào là ả đào, đâu ra đấy nó mới cảm nhận hết cái hay và cái đặc thù riêng, kg muốn lẫn lộn.
Mong thầy Lực thông cảm cho thằng trò cũng là thằng láng giềnh này.
Ơ cái nhà anh này, anh không biết xưa các cụ nhà ta rất mê hát ả đào đến thế nào à?
Các cụ hay tìm về các "lò hát" ở phố Khâm Thiên. Ít tiền thì chỉ ngồi nghe hát. Sang thì nằm trên chiếu, đầu gối lên đùi 1 ả, ngang mặt là bàn đèn, vừa hút thuốc phiện vừa lim dim nghe ả khác "tom chát" và hát.
Chơi như các cụ, sướng quá đi chứ! (Trong tranh ta mới xem ả hát và người đàn, chứ cái kia thì không). Hiiiii!
"hát ả đào" hồi đó ko bị CA bắt như Bia ôm ngày nay nhỉ?
Các cụ sướng hơn AE mình!
HMK6
Đăng nhận xét