"Hồ thiên nga" là một vở nhạc kịch ballet mà mình yêu thích, nó là một tác phẩm tuyệt đối lãng mạn, chứa đựng triết lý về lời thề và sự phản bội, cuộc xung đột giữa cái đen tối ác độc và cái trong trắng thánh thiện, những cảnh hội hè luân phiên xen kẽ những cảnh bi kịch.
Trên thế giới, vở “Hồ thiên nga” có hai trường phái dàn dựng khác nhau, nhưng cũng đều rất được hâm mộ bởi mỗi vở thể hiện câu chuyện“Hồ thiên Nga” theo một khía cạnh.
Các nhà hát của Saint Petersburg thể hiện vở balê này theo sự dàn dựng của nhà soạn nhạc Rikardo Drigo với sự biên đạo múa của hai nhà đạo diễn nổi tiếng là Petin- người Đức, và Ivanov- người Nga. Còn Nhà hát Lớn với trường phái của Moskva thì thể hiện vở diễn này theo đúng cái hồn nhạc của Tchaikovsky qua sự biên đạo múa của Grigorovich.
Xin giới thiệu với các bạn vở “ Hồ thiên nga” qua sự dàn dựng của nhà soạn nhạc Rikardo Drigo.
Vở “Hồ thiên nga”của Drigo ra đời lần đầu tiên vào năm 1895. Nhạc sỹ Rikardo Drigo đã không lấy toàn bộ nhạc của Tchaikovsky sáng tác cho “Hồ thiên nga”. Ông lấy những trích đoạn từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào “Hồ thiên nga”, có cả những đoạn Drigo tự viết nhạc. “Hồ thiên nga” trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn. Và“Hồ thiên nga” trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tìnhyêu.
“Hoàng tử xứ Đức Digfrid vừa tròn 18 tuổi. Cha mẹ tổ chức chúc mừng chàng thật linh đình, những vũ điệu vui nhộn của khắp xứ Âu châu được mang ra trình diễn trong Hoàng cung, từ những vũ điệu vui nhộn của xứ Tây Ban Nha tới những điệu valse lôi cuốn của Hung gari và Ba lan. Buổi chiều, bạn bè rủ hoàng tử vào rừng đi săn và dừng chân nghỉ lại bên bề hồ yên tĩnh.
Trong ánh trăng bàng bạc hoàng tử được chứng kiến một quanh cảnh thật kỳ lạ. Những con chim thiên nga mềm mại, trắng muốt từ từ thoát khỏi lốt thiên nga, biến thành những cô gái thật yêu kiều. Odetta, bà chúa của bầy thiên Nga đã làm hòang tử Digfrid choáng ngợp bởi vẻ đẹp yêu kiều của mình. Odetta kể cho hoàng tử nghe về số phận của mình và các nàng thiên nga khác. Các nàng bị lão phù thủy độc ác Rotbart phù phép, biến thành những con thiên nga. Chỉ đến đêm, họ mới được trở lại làm người. Ma thuật của lão phù thủy chỉ biến mất nếu nàng Odetta gặp được một người hết lòng yêu thương và chung thủy với nàng. Bên bề hồ thiên nga, Hoàng tử Digfrid thề sẽ mãi mãi yêu nàng Odetta.
Khi hoàng tử Digfrid trở về hoàng cung, thì cha mẹ của chàng lại tổ chức yến tiệc linh đình để kén vợ cho chàng. Tất cả các tiểu thư không làm chàng mềm lòng. Nhưng phù thủy Rotbart vô cùng thâm độc. Hắn cải trang cho cô con gái Odillia của mình mang dáng vẻ của bà hoàng thiên Nga Odetta và làm hoàng tử tưởng nhầm. Chàng vui mừng định công bố Odillia là vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi chàng chợt thấy hình bóng của Odetta hiện về. Hoàng tử chợt bừng tỉnh và hiểu rằng chàng đã bị phủ thủy Rotbart đánh lừa.
Bên bờ hồ thiên nga, các nàng thiên nga hồi hộp chờ đợi bà chúa Odetta của mình được giải thoát. Nhưng nàng Odetta buồn bã cho biết hoàng tử đã phụ bạc lại lời thề thủy chung của mình. Hoàng tử cũng chạy đến xin tha thứ vì sự nhầm lẫn. Nhưng lời thề của hoàng tử đã không còn linh nghiệm. Để cứu người yêu và bầy thiên nga, hoàng tử đã quyết định tìm đến cái chết. Nàng Odetta và hoàng tử đã cùng chết bên nhau trong lòng hồ thiên nga, nhưng tình yêu của họ thì trở thành bất tử".
Mời các bạn cùng thưởng thức:
Phần biểu diễn của hồi I được bắt đầu rất ngắn bằng hình ảnh công chúa thiên nga Odetta bị phù phép bởi tên pháp sư quái quỷ Von Rothbart biến thành một con thiên nga. Tiếp theo là hình ảnh Hoàng tử Siergfried tham dự lễ mừng sinh nhật cùng mọi người trong khu vườn lâu đài hoàng gia trong không khí tưng bừng vui nhộn. Còn các cô gái trẻ thì tung tăng nhảy múa, phô diễn sắc đẹp, e lệ trông đợi được hoàng tử để mắt.
http://www.youtube.com/watch?v=QbPAw1Bzja0
http://www.youtube.com/watch?v=WG1xl2aaRgY
Trong lễ mừng sinh nhật, hoàng tử được Đức vua và Hoàng hậu yêu cầu phải sớm tìm được một vị hôn thê và trao tặng cho chàng một cây cung nỏ. Bối rối và quá bất ngờ với yêu cầu của vua cha và Hoàng hậu, lo lắng cho trách nhiệm lớn lao trong tương lai, chàng xin phép được đi tìm một nơi yên tĩnh nghĩ ngợi...
Khi xem mọi người sẽ thấy rõ sự thay đổi tâm trạng của hoàng tử trước lúc khép màn của hồi I.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011
Vở nhạc kịch ballet " Hồ Thiên Nga" (Thủy k42)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
"Lebedinnoe Ozero" là tên vở ballet này mà nhạc của nó đã được nghe bằng những đĩa than (quay bằng đầu tuốc-lô-đít) những năm 60, 70. Traicopxly thật kì tài!
Đăng nhận xét