Thời gian ra sống ở HN, sáng nào ngồi uống cà phê với anh em ở quán Hiến Xèo 93 đều thấy Vân đi bộ qua. Chào nhau, rủ ở lại uống nước. Cũng chỉ 1 lát là xin phép đi: "Tao ra sàn". Đều đều như công chức tới cơ quan mỗi ngày, chả kể nắng mưa. Lắm hôm đi tập ở công viên Thống Nhất về, ngang qua Sàn chứng khoán ACB ở Trần Quốc Toản đã thấy Vân đang chờ mở cửa.
Đầu năm nay khi ra HN cũng vậy, vẫn thấy Vân lặng lẽ đi qua... Hắn gìa hơn, đầu đội cái mũ vải có lưỡi trai kiểu Trê-ca, mặt suy tư, không hề biểu cảm.
Nhớ ngày xưa, hắn trắng trẻo, thư sinh, có cái răng khểnh nên là con trai mà có tên Hồng Vân cũng hợp! Vân cùng học với tôi, Quang Bắc, Chỉnh Huấn từ lớp 1 trường Lý Thường Kiệt. Nhà Vân ở Cao Bá Quát. "Ông bà nội là tư sản yêu nước đã hiến cả cái villa cho nhà nước; sau 1954, Bác Tôn về đó ở", Vân nói thế. (Sau này nghĩ bụng mà thương hắn khi phải tá túc ở góc nhà chật chội đầu đường Trần Phú, gần chắn tầu).
Hơn chúng tôi 2-3 tuổi, ngày đó Vân đã được bố mẹ cho đi học bốc-xơ. Vân chơi thân với Thái Dũng, Mạnh Hiển. Nhớ khi lên lớp 5, cô chủ nhiệm lớp 5I của chúng tôi là cô Nga, xinh xinh, trắng trẻo, có mái đầu phi dê mà không hơn cánh lớp 7 mấy tuổi. Vậy là mấy tay ở lớp 7 của Hùng (anh trai Dũng) trêu cô. Tức lắm, Dũng, Vân đã rủ nhau tẩn bọn này. Chiều ấy, sau giờ tan học, Dũng, Vân đã chặn nhóm kia ở cuối đường Hoàng Diệu, chả nói năng Vân đấm cho 1 cậu chảy máu mũi: "Tao cảnh cáo chúng mày vì trêu cô chủ nhiệm tao".
Hè 1965, bọn tôi lên Trỗi, thỉnh thoảng về lại rủ Dũng, Vân đi chơi.
Những năm 1970, chúg tôi lên học Quân sự; còn Dũng sau khi học Cơ khí trên Hà Bắc thì về Xí nghiệp Y cụ rồi bỏ ra làm khuôn mẫu đúc dép nhựa. (Thời bao cấp mà "phục vụ nhân dân" thế là ghê. Hắn làm ra tiền sớm, mỗi lần tôi và Chí Hòa trên Vĩnh Yên về hay được rủ đi ăn lòng lợn, tiết canh.
Còn An Hồng Vân thì chuyển nhà về Trần Phú, gần Xí nghiệp Phim hoạt hình. Hắn chẳng học hành gì, (không biết có phải vì con tư sản?). Lại chơi, ngồi ngay cửa, hắn khoe: "Tao đang làm lốp xe đạp. Cả gian nhà trong là lò đun cao su non, máy ép khuôn... Mày có thấy cái thuỷ săm này, bơm khí vào, thổi phồng ra để cao su nóng ăn theo hình khuôn, vậy là ra lốp... Cả xã hội này cái lốp xe đạp cũng không có mà đi, cứ phải đi "xe cố vấn" nên nghĩ cách mà làm, mà cung cấp. Sống cũng được. Có thời tao còn liều mạng kí hợp đồng làm cả lốp ô tô, máy bay...". Nghĩ bụng, anh chàng này thật năng động trong thời kì bao cấp nhưng "làm lốp máy bay" không biết là có quá?
Rồi khi chứng khoán bắt đầu vào ta, Vân "chơi" liền. Đánh và vào liên tục, giá chứng khoán lên như diều. Hắn không mua bất động sản mà đầu tư tiếp. Vân còn vận động tôi "đầu tư" vào chứng khoán: "Cứ qua 1 ngày là lãi kinh khủng, hôm trứơc hôm sau lãi vài chục "tê", khi cả trăm...". Nhưng tôi lắc đầu: "Thằng nông dân Nga chỉ ăn cái gì nó đã ăn. Tôi cũng vậy, chưa biết là nhịn".
Đến thời kì chứng khoán xuống, hắn mất cũng nhiều. Nhưng sáng nào vẫn thấy "ra sàn". Lúc đầu nghĩ hay bị thần kinh vì mất nhiều quá? Nói chuyện với Vân thấy vẫn tỉnh khô. Hay hắn đã nghiện? Sau mới hay Vân coi đó như 1 "nghề chơi" và đã chơi là say mê đến cùng. Không hiểu bao giờ thị trường chứng khoán mới tươi lại? Vẫn chờ thời ư?
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Chơi cũng là 1 nghề. Khó phết, nhất là niềm đam mê.
Nếu bạn ở một nước khác, bạn có tiền gửi ngân hàng, tiền của bạn cũng cũng sẽ quay lại thị trường chứng khoán.
Trong đầu tư có yếu tố "gamble", nhưng không có điều ngược lại, "gamble" không phải là đầu tư!!!!!
Đăng nhận xét