Sáng nay, thực hiện ý tưởng tìm một địa chỉ để khép dần cu
Việt vào nếp sống có lao động có giờ giấc, tôi đã đi gặp một ông chủ
cơ sở sửa chữa xe máy. Sau khi nghe tôi trình bầy hoàn cảnh của cháu
và ý tưởng tìm cho cháu một công việc tạm để khỏi lông bông trong khi
chờ đợi đi học nghề, ông chủ đồng ý nhận cháu như một thợ học việc.
Học việc ở đấy thì phải đóng phí, nhưng với sự đồng thương cảm hoàn
cảnh của cháu,, ông chủ không lấy học phí, hứa sẽ hướng dẫn cháu những
điều cơ bản về xe máy và cho ăn cùng tốp thợ ở đó bữa trưa. Tất nhiên
ông chủ cũng nói trước, sẽ cho đến làm thử 1 tuần xem thái độ, tính
cách cu cậu thế nào đã. Sau một tuần mới xem xét có cho tiếp tục hay
không. Và cu cậu cũng sẽ phải ký vào một bản cam kết để ràng buộc
trách nhiệm về kỷ luật giờ giấc, thái độ học việc.
Khoảng 3 giờ chiều, tôi gọi cho cu Việt, định gặp cháu để
trao đổi về chuyện này. Cháu bảo đang ở trong BV. Tôi bảo cứ ở đấy
đừng về vội, đợi bác vào rồi về cùng.
Đến cổng viện ghé hàng hoa quả mua cân cam. Tôi hay thúc Sơn uống nước
cam để tăng sức đề kháng, nhưng anh chàng lười uống lắm. Cứ kêu là
uống sữa được rồi. Cam hết mấy hôm rồi cũng không bảo con mua.
Vào đến BV, thấy cu Việt đứng dưới sân. Nó dợi bác để cùng
lên chỗ bố. Hôm nay Sơn mệt. Không còn đau bụng đi ngoài nhưng
cổ họng bị đau đến mức không nuốt nổi cả nước. Buổi trưa chỉ húp được mấy thìa súp, Sơn bảo nuốt gì nó cũng đau chói lên tận óc. Tôi không chắc là họng bị viêm do nhiễm lạnh hay
vì lý do nào khác. Nếu chỉ vì nhiễm lạnh thì còn may. Trao đổi với Sơn
về việc thằng cu, Sơn nhất trí. Sơn đưa trả bản lý lịch nháp đã được
sửa chữa hiệu chỉnh để chép vào bản chính thức.
Hôm nay có Hoàng Minh Sơn vào viện thăm bạn.
Ngồi với Sơn một lúc rồi hai bác cháu xuống vườn hoa dưới sân
BV nói chuyện. Cháu bảo hôm qua vừa đi uống trà chanh với anh Tuấn Anh
(nhân viên công tác ở phường mới làm quen hôm trước). Tôi hỏi nói những
chuyện gì? Cu cậu bảo nói nhiều chuyện, anh ấy bảo cháu nếu đi làm thì
đừng có nghĩ đến lương đầu tiên, mà trước tiên phải cố gắng làm việc.
Hỏi anh ấy thế nào? "Cũng được". "Thế cháu rủ anh ấy đi uống nước hay
anh ấy rủ?", "Anh ấy rủ". Rồi cu cậu thỏ thẻ: "Nhưng cháu nói chuyện
vụng lắm". "Ừ thì rèn luyện dần. Cháu chơi được với Tuấn Anh là tốt
đấy. Anh ấy ngoan và nhiệt tình".
Chở cháu về nhà A5, trước khi chia tay, tôi dặn cháu chuẩn bị
ảnh, CMND và các giấy tờ khác để làm hồ sơ cho xong. Tôi hẹn thứ 2
sẽ đưa cháu đến nơi học việc.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Trong lúc khó khăn mà được anh QV giúp đỡ là rất quý.Nếu thuận lợi thì thằng cháu học được một nghề để sau này tự lập.Chủ yếu thằng cháu phải xác định được việc học nghề là rất quan trọng.
Chúc Sơn mau khỏi bệnh và thằng cháu học nghề tiến bộ!
Đăng nhận xét